NGƯỜI THỰC
HIỆN
NỘI DUNG CÔNG VIỆC Dẫn
chương trình
* Khởi động: hát vui bài lớp chúng ta đoàn kết
* Tuyên bố lý do:
Kính thưa quý đại biểu và thầy chủ nhiệm cùng các bạn thân mến. Để ghi nhớ khắc sâu hơn nữa về tình cảm lòng biết ơn, kính trọng những anh hùng đã mất và những người có công trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Hôm nay chúng ta thi “TRẢ LỜI CÂU HỎI”
Hoạt động chính:
Hoạt động 1: TRẢ LỜI CÂU HỎI.
Cách tiến hành:
- Trả lời đúng 10 điểm, sai 0 điểm.
- Câu hỏi:
1/ QĐNDVN được thành lập vào ngày tháng năm nào? (22-12-1944) 2/ 22-12-1989 còn là ngày gì? (Ngày hội Quốc phòng Toàn dân)
3/ Chúng ta cần phải làm gì để thể hiện lòng biết ơn, kính trọng những anh hùng đã mất và những người có công trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc? (HS nêu)
4/ Anh Kim Đồng tên thật là gì? (Nông Văn Dền)
5/ Bức mật thư anh Kim Đồng dấu ở đâu? (Trong cần câu)
6/ Anh Kim Đồng hi sinh năm Anh bao nhiêu tuổi? (Anh tròn 15 tuổi) 7/ Lê Văn Tám tự thiêu mình để làm gì? (Đốt kho đạn của giặc)
8/ Quê hương chị Võ Thị Sáu ở đâu? (xã Phước Thọ, quận Long Đất - Đất Đỏ, nay là xã Phước Long Thọ, huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu)
9/ Chị Sứ quê ở đâu? (Hòn Đất - Kiên Giang) - Các đội tiến hành chơi:
+ BGK tính điểm, trong khi chờ đợi chúng ta cùng hát bài yêu thích.
+ BGK công bố điểm –thư ký ghi vào biên bản.
VI. TỔNG KẾT HOẠT ĐỘNG: (2- 3 phút).
- Người điều khiển nhận xét kết quả hoạt động của lớp.
- GVCN nhận xét, khen HS, khen tổ hoạt động tích cực.
- Dặn dò: Tiết sau chơi trò chơi “HÁI HOA DÂN CHỦ” bắt thăm trả lời câu hỏi.
Tập làm văn
LUYỆN TẬP TẢ NGƯỜI (Tả ngoại hình)
I. MỤC TIÊU:
Viết được một đoạn văn tả ngoại hình của một người em thường gặp dựa vào dàn ý và kết quả quan sát đã có.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Học sinh: chuẩn bị dàn ý tả một người mà em thường gặp 2. Giáo viên: Đề bài trong SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Ổn định tổ chức Hát
2. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra đoạn văn người mà em yêu mến.
- 3 HS mang vở lên kiểm tra
-GV nhận xét.` -HS lắng nghe.
3. Dạy học bài mới:
a. Giới thiệu bài:
Hôm nay các em học bài: “Luyện tập tả người”
- HS lắng nghe nhắc lại tên bài.
b. Dạy học bài mới:
* Hướng dẫn học sinh luyện tập:
- Gọi HS đọc yêu cầu bài - Gọi HS đọc gợi ý
- 1HS đọc yêu cầu bài, lớp theo dõi - 2, 3 HS đọc gợi ý SGK
- Yêu cầu HS đọc phần tả ngoại hình trong dàn ý
- 3, 4 HS đọc - Yêu cầu HS tự làm bài
- Gọi HS đọc đoạn văn mình viết GV chú ý sửa lỗi diễn đạt, dùng từ - Nhận xét
- HS tự làm bài
- 1 số HS đọc bài mình viết.Lớp nhận xét
4. Củng cố:
+ KHi tả ngoại hình của người cần lưu ý gì?
- Tổng kết tiết học (nêu ND bài).
- Chú ý đến các chi tiết, hoạt động của người đó, ...
5. Dặn dò:
- Dặn HS về nhà viết lại đoạn văn chưa đạt và xem lại hình thức trình bày một lá đơn.
- Nhận xét tiết học.
- HS lắng nghe, ghi nhớ.
Toán
CHIA MỘT SỐ THẬP PHÂN CHO 10, 100, 1000... (64) I. MỤC TIÊU:
Biết chia một số thập phân cho 10, 100, 1000, … và vận dụng để giải bài toán có lời văn.
* Bài 1, bài 2 (a, b), bài 3 II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Học sinh: Vở bài tập, SGK, bảng con, băng giấy.
2. Giáo viên: Phấn màu, bìa, băng giấy.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Ổn đinh tổ chức: -HS hát.
2. Kiểm tra bài cũ
- Yêu cầu HS đặt tính rồi tính. 1HS lên bảng, lớp làm vào bảng con.
655, 8 25 153 26, 152
038
130
050
0
Giáo viên nhận xét. 3. Dạy học bài mới: a. Giới thiệu bài: Hôm nay các em học bài: “Giải toán về tỉ số phần trăm” -HS lắng nghe, nhắc lại tên bài nối tiếp. b. Dạy học nội dung: (*)Hướng dẫn thực hiện chia một số thập phân cho 10, 100, 1000, ... Ví dụ 1 - GV yêu cầu HS đặt tính và thực hiện tính 213, 8: 10. - 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào giấy nháp. 213, 8 10
13
38 21, 38 80
0 - GV nhận xét phép tính của HS, sau
đó hướng dẫn HS nhận xét
- HS nhận xét theo hướng dẫn của GV.
+ Em hãy nêu rõ số bị chia, số chia, trong phép chia 213, 8: 10 = 21, 38.
* Số bị chia là 213, 8
* Số chia là 10
* Thương là 21, 38 + Em có nhận xét gì về số chia 213,
38 và thương 21, 38.
+ Nếu chuyển dấu phẩy của 213, 8 sang bên trái một chữ số thì ta được số 21, 38.
+ Như vậy khi cần tìm thương 213, 8:
10 không cần thực hiện phép tính ta có thể viết ngay thương như thế nào?
+ Chuyển dấu phẩy của 21,38 sang bên trái một chữ số thì ta được số thương của 213, 8: 10 = 21, 38
* Ví dụ 2
- GV yêu cầu HS đặt tính và thực hiện phép tính 89, 13: 100.
- 1 HS lên bảng thực hiện, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
89, 13 100 9 13 0, 8913 130
300
0 + Em hãy nêu rõ số bị chia, số chia,
thương của phép chia 89, 13: 100 = 0, 8913.
- HS nhận xét theo hướng dẫn của GV.
* Số bị chia là 89, 13
* Số chia là 100
* Thương là 0, 8913 + Em có nhận xét gì về số bị chia 89,
13 và thương 0, 8913?
+ Nếu chuyển dấu phẩy của 89, 13 sang bên trái hai chữ số thì ta được số 0, 8913.
+ Như vậy khi cần tìm thương 89, 13 không cần thực hiện phép chia ta có thể viết ngay thương như thế nào?
+ Chuyển dấu phẩy của 89, 13 sang bên trái hai chữ số thì ta được số thương của 89, 13: 100 = 0, 8913.
* Quy tắc chia một số thập phân với 10, 100, 1000...
+ Khi muốn chia một số thập phân cho 10 ta có thể làm như thế nào?
+ Khi muốn chia một số thập phân cho 10 ta chỉ việc chuyển dấu phẩy của số đó sang bên trái một chữ số.
+ Khi muốn chia số thập phân cho 100 ta làm như thế nào?
+ Khi muốn chia một số thập phân cho 100 ta chỉ việc chuyển dấu phẩy của số đó sang bên trái hai chữ số.
- GV yêu cầu HS nêu quy tắc chia một số thập phân cho 10, 100, 1000, ....
- 3 đến 4 HS nêu trước lớp, HS cả lớp học thuộc quy tắc ngay tại lớp.
*Luyện tập Bài 1:
-Cho HS làm phần a vào bảng con - GV theo dõi và nhận xét bài làm của HS.
- 4HS làm bài trên bảng lớp, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
a) 43, 2:10 = 4, 32 0, 65:10 = 0, 65 432, 9:100 = 4, 329 13, 96: 100 = 0, 1396 b) 23, 7:10 = 2, 37 2, 07:10 = 0, 207 2, 23:100 = 0, 023 999, 8: 100 = 9, 998 - Nhận xét sau mỗi lần HS giơ bảng.
- Nhận xét.
- Tiểu kết bài 1.
- HS lắng nghe.
Bài 2:
- GV yêu cầu HS đọc đề bài và tự làm bài.
-1 HS đọc yêu cầu.
-4 HS lên bảng, lớp làm bài theo cặp vào vở.
a) 12, 9: 10 và 12, 9 0, 1
1, 29 = 1, 29
b) 123, 4: 100 và 123, 4 0, 01
1, 234 = 1, 234 - GV gọi HS nhận xét - HS nhận xét bài làm của bạn, - Em có nhận xét gì về cách làm khi
chia một số thập phân cho 10 và nhân một số thập phân với 0, 1?
- Khi thực hiện chia một số thập phân cho 10 hay nhân một số thập phân với 0, 1 ta đều chuyển dấu phẩy của số thập phân đó sang bên trái một chữ số.
- Em có nhận xét gì về cách làm khi chia một số thập phân cho 100 và nhân một số thập phân với 0, 01?
- Khi thực hiện chia một số thập phân cho 100 hay nhân một số thập phân với 0, 01 ta đều chuyển dấu phẩy của số thập phân đó sang bên trái hai chữ số.
Bài 3:
- GV yêu cầu HS làm bài theo nhóm. - Lớp làm bài theo nhóm, 1 HS lên bảng làm bài.
Bài giải
Số tấn gạo đã lấy đi là:
537, 25: 10 = 53, 725 (tấn) Số tấn gạo còn lại trong kho là:
537, 25 – 53, 725 = 483, 525 (tấn) Đáp số: 483, 525 (tấn)
- Gv nhận xét. - HS lắng nghe.
4. Củng cố:
-Muốn chia một số thập phân cho 10, 100, 1000, ... ta làm như thế nào?
+ Khi muốn chia một số thập phân cho 10, 100, 100,... ta chỉ việc chuyển dấu phẩy của số đó sang bên trái một, hai, ba ...chữ số.
5. Dặn dò:
- GV tổng kết tiết học (k/q nội dung bài).
-Dặn dò HS về nhà làm BT2c, d các bài tập trong VBTT.
- Chuẩn bị bài sau: Chia một STN cho một STN mà thương tìm được là STP.
- Nhận xét tiết học.
- HS lắng nghe, ghi nhớ.
Địa lý
CÔNG NGHIỆP (tiếp theo) I. MỤC TIÊU:
- Nêu được tình hình phân bố của một số ngành công nghiệp:
+ Công nghiệp phân bố rộng khắp đất nước nhưng tập trung nhiều ở đồng bằng và ven biển.
+ Công nghiệp khai thác khoáng sản phân bố ở những nơi có mỏ, các ngành công nghiệp khác phân bố chủ yếu ở các vùng đồng bằng và ven biển.
+ Hai trung tâm công nghiệp lớn nhất nước ta là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.
- Sử dụng bản đồ, lược đồ để bước đầu nhận xét phân bố của công nghiệp.
- Chỉ một số trung tâm công nghiệp lớn trên bản đồ: Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, ...
* Học sinh khá, giỏi:
- Biết một số điều kiện để hình thành trung tâm công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh.
- Giải thích vì sao các ngành công nghiệp dệt may, thực phẩm tập trung nhiều ở vùng đồng bằng và vùng ven biển: do có nhiều lao động, nguồn nguyên liệu và người tiêu thụ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Học sinh: SGK, …
2. Giáo viên: Bản đồ kinh tế Việt Nam. Tranh về một số ngành công nghiệp III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Ổn định tổ chức: -HS hát.
2. Kiểm tra bài cũ:
Kể tên một số ngành công nghiệp ở nước ta? và tên sản phẩm của ngành
-3 HS nối tiếp trả lời các câu hỏi.
đó?
-Nêu đặc điểm nghề thủ công ở nước ta - Địa phương em có những ngành công nghiệp và thủ công nghiệp nào?
-GV nhận xét. -HS lắng nghe.
3. Dạy học bài mới:
a. Giới thiệu bài Trong tiết học hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu sự phân bố của ngành công nghiệp của nước ta
- Ghi đầu bài lên bảng.
-HS nhắc nối tiếp tên bài.
b. Dạy nội dung:
* Hoạt động 1:Sự phân bố một số ngành công nghiệp.
-GV yêu cầu HS quan sát hình 3 trang 94 cho biết tên, tác dụng của lược đồ
- Lược đồ cho biết ngành công nghiệp và sự phân bố của ngành công nghiệp của nước ta.
- Y/C HS xem hình 3 và tìm những nơi có các ngành công nghiệp khai thác than, dầu mỏ, a-pa-tít, công nghiệp nhiệt điện,
- 5 HS nêu:
+Khai thác than ở Quảng Ninh
+ Khai thác dầu mỏ ở Biển đông (thèm
thuỷ điện.
- HS nêu ý kiến
lục địa)
+Khai thác a-pa-tít ở Cam Đường (Lào Cai)
+Nhà máy thuỷ điện ở vùng núi phía bắc
(Thác Bà, Hoà Bình)Vùng Tây Nguyên Đông nam bộ
+ Khu công nghiệp nhiệt điện ở Phú Mỹ, Ở Bà Rịa – vũng Tàu + Sự phân bố các ngành CN ở nước ta
như thế nào?
Công nghiệp phân bố chủ yếu tập trung ở đồng bằng, vùng ven biển.
-GV: Các ngành CN phân bố ở những nơi có nguồn nhiên liệu và khoáng sản, ...
Phân bố các ngành than ở Quảng Nin+
a-pa-tít ở Lào cai; đầu khí ở thềm lục địa phía nam nước ta;
- điện: nhiệt điện ở Phả Lại, Bà Rịa – Vũng Tàu...Thuỷ điện ở Hoà Bình. Y-a- Ly. Trị An..
- Các nhà máy ảnh hưởng đến môi trường như thế nào?
- Trả lời
*Hoạt động 2: Các trung tâm công nghiệp lớn của nước ta
(Làm việc theo cặp)
+Y/C HS xem lược đồ công nghiệp Việt Nam- bài tập của mục 4 trong SGK
- Thảo luận theo cặp.
- Trình bày kết quả, chỉ trên bản đồ các khu trung tâm công nghiệp lớn của nước ta.
- 3 em đại diện trả lời chỉ trên bản đồ.
HS khác theo dõi nhận xét.
- GV kết luận:
- các trung tâm công nghiệp lớn: TP Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải phòng, Việt Trì, Thái Nguyên, Cẩm Phả, Vũng Tàu, Biên Hoà, Đồng nai, Thủ Dầu Một
+ Nêu điều kiện để TP Hồ Chí Minh trở thành khu trung tâm công nghiệp lớn nhất nước ta?
- TP Hồ Chí Minh là Trung tâm văn hoá, khoa học kỹ thuật lớn nhất của nước ta,
- Có vị trí giao thông rất thuận lợi. Là đầu mối giao thông đi các vùng tây Nguyên, đồng bằng Nam Bộ...
-Là nơi dân cư đông đúc
-Ở gần vùng có nhiều lúa gạo., cây công nghiệp, cây ăn quả, lương thực phẩm
* Tiểu kết toàn bài: Yêu cầu HS đọc bài
học trong SGK. - 2-3 HS đọc.