3.3. ĐỀ XUẤT ỨNG DỤNG MÔ HÌNH LỌC NƯỚC NGẦM QUY MÔ HỘ
3.3.2. Tính khả thi về kinh tế
Bảng 3.8. Bảng tính chi phí lắp đặt cột lọc nước sinh hoạt TT VẬT
LIỆU
ĐƠN VỊ TÍNH
KHỐI LƯỢNG
ĐƠN GIÁ(đ)
THÀNH
TIỀN(đ) GHI CHÚ
1 Sục khí Cái 1 75.000 75.000
2 Ống PVC
∅90mm M 1,5 35.000 52.500 3 Rắc
co∅90mm Cái 6 75.000 450.000
4 Van Cái 2 25.000 50.000
5 Co
∅ 27mm Cái 2 5.000 10.000 6 Bông lọc Tấm
(2x15x50cm) ẵ 5.000 2.500
Giếng khoan/Khơi
Bể chứa nước Sục khí
Lắng
Cột lọc
Bể chứa nước sạch Bơm
TT VẬT LIỆU
ĐƠN VỊ TÍNH
KHỐI LƯỢNG
ĐƠN GIÁ(đ)
THÀNH
TIỀN(đ) GHI CHÚ
7 Cát trắng Kg 1 0 0 Tại địa phương
.
Vật liệu lọc có thể tư vấn phù hợp với chất lượng nước đầu vào của từng địa phương
8 Than hoạt
tính Kg 1 20.000 20.000
9 Cát
mangan Kg 1 20.000 20.000
10 Cát thạch
anh Kg 1 5.000 5.000
11 Sỏi đỡ Kg 1 5.000 5.000
12 Tổng cộng 690.000
b. Chi phí thay/rửa vật liệu lọc:
- Đối với bông lọc: Cứ mỗi 7 (bảy) ngày lọc nước cần phải thay hoặc rửa bông lọc. Giá thành 2.500đ/lần.
- Đối với cát trắng: Cát trắng là nguyên liệu sắc có tại địa phương, thay mới hoặc rửa đều không tốn chi phí. Tính bằng 0đ/lần.
- Đối với than hoạt tính, cát thạch anh, sỏi đỡ: Cứ mỗi 40 (bốn mươi) ngàytiến hành rửa vật liệu lọc và tái sử dụng. Tính bằng 0đ/lần.
- Đối với mangan:
+ Khu vực nước đầu vào có hàm lượng mangan cao hơn giới hạn cho phép QCVN 01:2009/BYT cần phải xử lý, cột lọc nhất định phải sử dụng cát mangan.
Như vậy, cứ 40 (bốn mươi) ngày phải thay 01kg cát mangan. Tính bằng 20.000đ/lần
+ Khu vực nước đầu vào có hàm lượng mangan nằm trong mức cho phép QCVN 01:2009/BYT, cột lọc không nhất thiết sử dụng cát mangan. Tính bằng 0đ/lần.
Chi phí vận hành cột lọc tính trong 1 tháng:A = 30.000đ.
c. Chi phí điện năng:Tính trong 01 tháng
Điện năng tiêu tốn để bơm nước lên bể chứa là:
P1 = 0,5kwh×30 = 15kwh
Điện năng tiêu tốn cho thiết bị sục khí có công suất 7wh là:
P2 = (7wh×k×6giờ)×30ngày = 1386wh~ 1,386𝑘𝑤ℎ Trong đó: k = 1,1: Hệ số tổn thất
Chi phí điện năng tiêu tốn cho hệ thống xử lý nước ngầm quy mô hộ gia đình là:
B= (P1 + P2)×1.500đ = (15 + 1,386)×1.500đ = 24.579đ~ 25.000đ Như vậy, tổng chi phí vận hành mô hình lọc nước ngầm quy mô hộ gia đình tình trong 01 tháng là:
C = A + B = 30.000đ + 25.000đ = 55.000đ
Kết luận: Qua phân tích trên, ta thấy mô hình đề xuất hoàn toàn có tính khả thi về mặt kỹ thuật và kinh tế.
3.3.3. So sánh với ưu nhược điểm của mô hình nghiên cứu với các thiết bị khác
ƯU ĐIỂM NHƯỢC ĐIỂM
Máy lọc nước (loại từ 300.000 –
1.000.000đ)
- Thiết kế nhỏ gọn, kiểu dáng hiện đại.
- Dễ dàng vệ sinh thiết bị
- Giá thành rẻ (300.000đ – 1.000.000đ).
- Mỗi lần lọc là phải tự đổ nước vào.
- Thể tích nhỏ.
- Cục lọc tinh bị ngâm trong nước sau lọc có thế làm ảnh hưởng đến chất lượng nước.
Mô hình truyền thống - Tùy theo nhu cầu sử dụng có thể xây bể lọc thể tích lớn, nhỏ khác nhau.
- Giá thành rẻ (100.000đ – 1000.000đ)
- Không xác định được lưu lượng.
- Khó khăn trong việc thay rửa các lớp vật liệu lọc.
Mô hình nghiên cứu
- Chất lượng nước đảm
bảo QCVN
02:2009/BYT; QCVN 01:2009/BYT.
- Không đảm bảo chất lượng nước uống trực tiếp, muốn sử dụng ăn uống phải qua đun nấu.
ƯU ĐIỂM NHƯỢC ĐIỂM - Thiết kế nhỏ gọn.
- Dễ dàng vệ sinh, thay/
rửa vật liệu lọc,việc thay/rửa lớp vật liệu này không ảnh hưởng đến lớp vậy liệu khác.
- Lưu lượng lớn,đảm bảo nhu cầu sử dụng của hộ gia đình.
- Giá thành rẻ (700.000đ – 1.000.000đ)
- Thiết bị đặt ngoài nhà, cần có chiều cao tối thiểu (1 tầng, > 3,8m) để có áp lực lọc nước.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận
Qua quá trình thực hiện đề tài “Nghiên cứu mô hình lọc nước ngầm quy mô hộ gia đình tại xã Tam Anh Nam, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam”, tác giả đưa ra một số kết luận như sau:
Thứ nhất, về nhu cầu sử dụng và hiện trạng nước ngầm tại xã Tam Anh Nam, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam:
- Nhu cầu sử dụng nước ngầm: Hiện tại, địa phương đã cung cấp hệ thống nước sạch đến một số thôn trên địa bàn xã, tuy nhiên, người dân vẫn còn sử dụng nước ngầm cho các hoạt động sinh hoạt và ăn uống hàng ngày một phần hoặc hoàn toàn. Một số người dân mong muốn cải thiện chất lượng nước ngầm nhằm sử dụng sinh hoạt hoàn toàn để tiết kiệm chi phí tiền nước.
- Hiện trạng chất lượng nước ngầm: Chất lượng nước ngầm tại khu vực nghiên cứu có:
+ Hàm lượng sắt vượt từ 0,8 – 2,66 lần so với QCVN 02:2009/BYT, vượt từ 2 – 5,1 lần so với QCVN 01:2009/BYT;
+ Hàm lượng mangan vượt từ 0,23 – 0,6 lần so với với QCVN 01:2009/BYT;
+ Chỉ số pecmanganat vượt từ 0,1 – 0,5 lần so với QCVN 02:2009/BYT và vượt từ 1,3 – 2,15 lần so với QCVN 01:2009/BYT.
Thứ hai, về khả năng xử lý nước của mô hình nghiên cứu. Khả năng xử lý nước của mô hình nghiên cứu được đánh giá thông qua các thông số: Chất lượng nước đầu ra, lưu lượng và thời gian sục khí tối ưu, thời gian rửa/thay mới các loại vật liệu lọc:
- Chất lượng nước đầu ra của mô hình nghiên cứu có các chỉ tiêu(màu sắc, mùi vị, độ đục, pH, chỉ số pecmanganat, sắt tổng, mangan, coliforms)đảm bảo QCVN 02:2009/BYT, QCVN 01:2009/BYT. Trong đó, hiệu suất xử lý sắt đạt 93,47%, mangan đạt 75%.
- Lưu lượng sục khí: 8lit khí/phút - Thời gian sục khí: 6 giờ/ngày
- Thời gian rửa/thay mới các loại vật liệu lọc:
+ Để đảm bảo về khối lượng nước sử dụng trong hộ gia đình, sau 7 ngày lọc (42h lọc) cần tiến hành rửa/thay lớp vật liệu đầu tiên: Bông lọc – cát trắng. Các lớp vật liệu tiếp theo vẫn giữ nguyên vì lúc này chất lượng nước vẫn đảm bảo.
+ Để đảm bảo về chất lượng nước cứ sau 19m3 nước lọc, tiến hành thay/rửa vật liệu lọc.
Thứ ba, đề tài đã thiết kế được mô hìnhlọc nước ngầm quy mô hộ gia đình phù hợp với chất lượng nước và điều kiện kinh tế tại khu vực nghiên cứu, có thể đưa vào áp dụng thực tế tại địa phương.
2. Kiến nghị
Để đề tài được hoàn chỉnh và mô hình lọc nước có thể ứng dụng rộng rãi hơn, tác giả có một số kiến nghị như sau:
- Phổ biến mô hình lọc nước ngầm tại khu vực nghiên cứu nhằm mang lại lợi ích cho người dân địa phương;
- Tiến hành nghiên cứu mô hình tại một số địa phương khác có nước ngầm bị nhiễm phèn nhằm đánh giá hiệu quả xử lý và kinh tế của mô hình trong phạm vi rộng hơn, từ đó, có thể chế tạo thiết bị lọc nước ngầm quy mô hộ gia đình phục vụ cộng đồng.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt
[1] Võ Tuấn Nhân, Hội thảo chính sách pháp luật về ô nhiễm nước năm 2015 [2] Lê Thị Sương, Lê Thị Xuân Thùy, Nghiên cứu xử lý nước ngầm nhiễm phèn
quy mô hộ gia đình tại xã Cẩm Thanh, tp. Hội An, Quảng Nam, 2015;
[3] Lê Thanh Sơn, Nguyễn Đình Cường, Nghiên cứu chế tạo và đánh giá khả năng diệt khuẩn trong không khí của tấm lọc phủ nano bạc, Tạp chí phân tích hóa, lý và sinh học, số 4, năm 2014
[4] Mai Xuân Kỳ, Đinh Thị Phương Anh, Vũ Đình Tiên, Phạm Ngọc Anh, Nghiên cứu hấp thụ SO2 trong khói thải bằng than hoạt tính gáo dừa, Tạp chí khoa học và công nghệ, số 5, năm 2009.
[5] Nguyễn Lan Phương, Bài giảng xử lý nước cấp, Trường Đại học Bách Khoa – Đại Học Đà Nẵng;
[6] Nguyễn Thị Phương Loan, Giáo trình Tài nguyên nước, Nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội, năm 2005;
[7] Nguyễn Văn Sơn, PGS.TS. Nguyễn Hoàng Hải, Nghiên cứu chế tạo hạt bạc có cấu trúc nano trên nền than hoạt tính và định hướng ứng dụng trong xử lý môi trường, Trường Đại học khoa học tự nhiên, năm 2011.
[8] Nguyễn Thị Trâm, Văn phòng Ủy ban nhân dân xã Tam Anh Nam, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam, 2017.
[9] T.S Nguyễn Ngọc Dung, Xử lý nước cấp, Trường Đại Học Kiến Trúc Hà Nội, NXB xây dựng Hà Nội, năm 2005;
[10] T.S Phạm Ngọc Dũng (chủ biên), Giáo trình Quản lý nguồn nước, Trường Đại học nông nghiệp 1 – Hà Nội, năm 2005
[11] Ts. Phạm Ngọc Hải, Giáo trình kỹ thuật khai thác nước ngầm, NXB nông nghiệp, 2004
[12] T.S Phạm Thị Mỹ và cộng sự, Nghiên cứu sản xuất chế phẩm vi sinh có hoạt tính xử lý sulfate từ chủng vi khuẩn Desulfovibriosp. được phân lập từ phân trâu, bò, 2016;
[13] T.S Trịnh Xuân Lai, Xử lý nước cấp cho sinh hoạt và công nghiệp, NXB Xây dựng, 2004;
[14] TCXDVN 33:2006 Cấp nước – Mạng lưới đường ống và công trình tiêu chuẩn thiết kế;
[15] QCVN 01:2009/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chât lượng nước ăn uống;
[16] QCVN 02: 2009/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt;.
Tiếng anh
[17] Ioannis A. Katsoyiannis, Anastasios I. Zouboulis, Use of Iron- Manganese- Oxidizing bacteria for the combined removed of iron, manganese and arsenic from contaminated groundwater, Water qual. Res. J. Canada, 2006, Volume 41, No.2, 117-129.
Website
[18] Sử dụng nước dưới đất trên thế giới và Việt Nam - http://www.vncold.vn/Web/Content.aspx?distid=1015
[19] Một số thông tin về tài nguyên nước ngầm - Các bên liên quan và tình hình quản lý tài nguyên nước ngầm ở Việt Nam,
https://cmsdata.iucn.org/downloads/mot_so_thong_tin_ve_tnnn_tai_vn.pdf [20] Báo động ô nhiễm nguồn nước ngầm - http://www.doisongphapluat.com/can-
biet/y-te-suc-khoe/bao-dong-o-nhiem-nguon-nuoc-ngam-a43595.html [21] Nước ngầm ngày càng sụt giảm – vấn đề đáng quan tâm -
http://www.moitruongdothidaklak.com.vn/t.aspx?id=403
[22] Báo động ô nhiễm nguồn nước ngầm - http://www.baomoi.com/bao-dong-o- nhiem-nguon-nuoc-ngam/c/21458725.epi
[23] Mười giải pháp lọc nước sáng tạo - http://www.cesti.gov.vn/song-voi-cong- nghe/10-giai-phap-loc-nuoc-sang-tao.html
[24] http://m.cadn.com.vn/news/thieu-nuoc-sinh-hoat-mua-kho-khat-tu-dong- ruong-kh-113704-64
[25] https://www.youtube.com/watch?v=F4-AfQ1WDUA [26] https://www.youtube.com/watch?v=gUgxKntwzrA [27] https://www.youtube.com/watch?v=-2-g8gAOa0A
[28]https://www.youtube.com/watch?v=mgQLTrAbPLI&ebc=ANyPxKq3sfiagNN D8rihrn9BlOYt8rNzJhunymRgF_XTc8nZr-
82_BibrKIfTzqa7oatJ0VRISSd0vJzEHk6Vt51C8dQk3-hxg&nohtml5=False [29] Source of groundwater pollution -
http://www.lenntech.com/groundwater/pollution-sources.htm.