Hình thức phân loại rác đầu nguồn

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch cộng Đồng Áp dụng những công nghệ và vấn Đề phát triển bền vững tại Đảo lý sơn (Trang 29 - 40)

3. Các giải pháp và đề xuất trong việc phát triển du lịch cộng đồng bền vững ở Lý Sơn

3.2. Ứng dụng công nghệ và tính phát triển bền vững của sản phẩm

3.2.6. Hình thức phân loại rác đầu nguồn

Bảo tồn và phát triển du lịch theo hướng bền vững là nhiệm vụ định hướng quan trọng, cấp thiết, là cơ sở để quản lý, thu hút đầu tư rất tiềm năng, có thể đóng góp đáng kể cho việc phát triển kinh tế xã hội bền vững cho huyện đảo - Lý Sơn. Do đó phân loại rác đầu nguồn sẽ là lựa chọn tối ưu phù hợp với định hướng chung của chính phủ về quản lý chất rắn (Quyết định số: 2149/QĐ-TTG ngày 17 tháng 12 năm 2009 của thủ tướng chính phủ phê duyệt chiến lược quốc gia về qu n lý t ng h p ch t thả ổ ợ ấ ải rắn đến năm 2025, tầm nhn đến năm 2050.)

Hiện nay, đảo Lý Sơn có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển mô hình phân loại rác đầu nguồn như: quy mô dân số ít có thể dễ dàng quản lý và quy hoạch, do đó nên thời gian phổ biến tới họ cũng tiết kiệm được khá nhiều. Để có cái nhn thực tiễn cụ thể về mô hnh này, có thể học hỏi kinh nghiệm từ mô hnh phân loại rác được Thành phố Hội An làm rất bài bản.

Các lợi ích phân loại rác mang lại:

Tiết kiệm được chi phí sản xuất nhờ phân loại đúng và tận dụng hợp lý nguyên liệu tái chế.

Giảm thiểu mức độ gây ô nhiễm môi trường.

Phân loại rác đầu nguồn thúc đẩy nhận thức cộng đồng, nâng cao ý thức mỗi người dân cùng chung tay bảo vệ môi trường nơi mnh sinh sống.

Phân loại rác đúng nơi quy định tiết kiệm thời gian thu gom, vận chuyển và xử lý. Đồng thời, giảm tỉ trọng xả thải ra môi trường. Cư dân sinh sống trên đảo nên tái sử dụng túi nilon hoặc có thể thay thế hoàn toàn bằng túi giấy, túi vải dễ phân huỷ, đảm bảo thân thiện với môi trường.

Uỷ ban địa phương phát động chiến dịch Lý Sơn Xanh, kêu gọi cư dân cùng khách du lịch chung tay thu gom, vứt rác đúng nơi quy định.

Trước khi lan toả chiến dịch tới cộng đồng, hộ gia đnh sẽ là nền tảng thực hiện nòng cốt nhất. Một gia đnh làm tốt sẽ ảnh hưởng tới nhiều hộ gia đnh khác, thúc đẩy họ cùng nhau bảo vệ môi trường sống xanh. Chính điều đó trau dồi

thêm ý thức trách nhiệm trong mỗi cư dân, có ý thức giữ gn sạch đẹp cảnh quan nơi mnh sinh sống, từ trong nhà ra tới ngoài ngõ.

Các cơ quan, hội đoàn như: đoàn thanh niên, hội phụ nữ, hội nông dân,...

thường xuyên tuyên truyền, phát động chiến dịch nhặt rác “v một Lý Sơn xanh" tới các hộ dân cư trong vùng. Khi thấy rác thải được phân bổ quy hoạch đúng nơi, khách du lịch cũng sẽ có ý thức tuân thủ theo, dọn vệ sinh sạch sẽ khi tới tham quan cảnh đẹp nơi đây. Ngoài ra chính quyền địa phương có thể kêu gọi các tổ chức tnh nguyện bên ngoài cùng tham gia chiến dịch dọn rác.

Tuy nhiên, hiện nay Lý Sơn đang đứng trước một thực trạng đáng buồn đó chính là hệ thống xử lý rác trên đảo hoạt động với công suất còn chưa tốt, các nhà máy hoạt động còn chưa triệt để, không đủ để xử lý lượng rác xả thải trên đảo mỗi ngày. Chính v vậy, việc phân loại rác đầu nguồn sẽ là một động cơ tốt cho việc phân loại rác, giảm nhẹ gánh nặng áp lực cho nhà máy xử lý rác trên đảo.

Hiện nay, xuất hiện rất nhiều chiến dịch dọn rác tnh nguyện trên đảo Lý Sơn được các tổ chức tnh nguyện phối hợp với uỷ ban địa phương tổ chức. Nắm bắt được tính thiết thực của hoạt động này, nhiều công ty du lịch đã mở tour du lịch nhặt rác xung quanh các bãi biển trên đảo, với mục đích dọn dẹp môi trường cũng như nâng cao ý thức của du khách tói tham quan Lý Sơn. Và đặc biệt tour trên đã nhận được sự hưởng ứng nhiệt tnh của các bạn trẻ, thúc đẩy hiệu ứng đám đông chung tay vứt rác đúng nơi quy định.

Vào ngày 25/10/2015 công ty du lịch Viet Mark đã tổ chức một tour du lịch nhặt rác quanh các địa điểm nổi tiếng như Hang Câu, Cổng Tò Vò, Chùa m Linh Tự …với số lượng 80 khách tham gia. Kể từ đó, rất nhiều công ty đã học hỏi hnh thức này của Viet Mark, thiết kế lên những tour nhặt rác thích hợp với nhiều địa điểm và nhận được sự hưởng ứng nhiệt tnh từ quý khách tham quan.

Chương trnh kết hợp dọn cỏ và nhặt rác trên cánh đồng hành tỏi cùng người dân địa phương, có thể tổ chức chương trnh phân loại rác: chai nhựa, rác thải

có thể tái chế bán ve chai để gây quỹ cho việc xây dựng, bảo tồn các di tích trên đảo Lý Sơn thêm giàu đẹp. Đây cũng là tour nên ứng dụng để không chỉ khách tham quan mà người dân địa phương có thể trau dồi, nâng cao tnh yêu với thiên nhiên, ý thức hơn v một Lý Sơn xanh - sạch - đẹp.

3.2.7. Các cách thức quản lý địa phương tại đảo Lý Sơn Huyện đảo Lý Sơn nằm về phía Đông Bắc tỉnh Quảng Ngãi, cách đất liền 15 hải lý. Ngày 28 tháng 4 năm 2007, tỉnh Quảng Ngãi đã khai trương tuyến du lịch “Biển đảo Lý Sơn” thu hút số lượng lớn du khách đến tham quan và nghỉ dưỡng tại đây. Với tài nguyên du lịch phong phú, các truyền thống lễ hội và văn hoá nổi tiếng, mang đậm bản sắc địa phương đã và đang được giữ gn và phát triển. Lý Sơn về mặt hành chính, được tổ chức thành đơn vị cấp huyện.

Huyện đảo Lý Sơn gồm có ba xã: An Vĩnh, An Hải (Đảo Lớn) và An Bnh (Đảo Bé). Dân cư nơi đây sống chủ yếu bằng nghề biển và nông nghiệp. Tỏi Lý Sơn được mệnh danh là loại tỏi ngon nhất Việt Nam với hương vị thơm ngon đặc trưng. Việc trồng tỏi và chế biến thành các loại món ăn hoặc sản phẩm từ tỏi như rượu tỏi, cao tỏi,… đã đem lại nguồn thu nhập cho cư dân địa phương. Nằm ở khu vực có vị trí địa lý đặc biệt, có ý nghĩa quan trọng đối với tỉnh Quảng Ngãi nói riêng và cả nước nói chung. Những năm gần đây, huyện đảo Lý Sơn đã được nhà nước quan tâm, chú trọng phát triển về kinh tế, xã hội và quốc phòng – an ninh. Trong những năm qua, du lịch huyện đảo Lý Sơn đã có những bước phát triển mạnh mẽ và là một trong những điểm du lịch lớn của cả nước. Tuy nhiên,trong quá trnh phát triển du lịch, huyện đảo cũng thể hiện những bất cập trong quy hoạch cũng như trong các chính sách đầu tư. V thế, để từng bước khắc phục hạn chế và nâng cao vị thế của du lịch Lý Sơn trong lòng du khách cần có những giải pháp phù hợp đối với việc quản lý địa phương tại nơi này.

- Về kinh tế:

Xây dựng, hoàn thiện và nâng cao cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ cho du lịch, cụ thể là các cơ sở lưu trú, ăn uống. Tiếp tục rà soát, kiểm tra các khách sạn, nhà hàng, quán ăn đảm bảo đủ điều kiện về kinh doanh.

Xây dựng bến tàu riêng cho khách du lịch, đảm bảo việc di chuyển của du khách khi lên xuống tàu, tạo thuận lợi và an toàn khi không phải sử dụng chung bến tàu của các cảng cá.

Tăng cường thêm tàu thuyền phục vụ việc lưu thông qua lại giữa đất liền và huyện đảo Lý Sơn. Thường xuyên kiểm tra chất lượng của các tàu, cano góp phần phát hiện sớm các trường hợp các tàu đã xuống cấp hoặc không đạt tiêu chuẩn.

Tỏi Lý Sơn là một đặc sản nổi tiếng của vùng. Việc trồng tỏi cũng chịu nhiều tác động của các yếu tố chủ yếu về thời tiết. Do đó, khắc phục các yếu tố về điều kiện tự nhiên sẽ là một tiền đề quan trọng góp phần nâng cao sản lượng nông sản ở nơi đây. Hiện nay, trên địa bàn huyện đảo Lý Sơn, việc áp dụng trồng tỏi hữu cơ đã đem lại một nguồn thu nhập lớn cho người dân. Tuy nhiên việc trồng theo cách này sẽ mất nhiều thời gian hơn phương pháp truyền thống nhưng chất lượng của tỏi lại tốt hơn và bán với giá cao hơn. Hiện tại, phương pháp vẫn chưa được áp dụng rộng rãi nhưng đảo Lý Sơn vẫn đang khuyến khích đầu tư vùng chuyên canh nông nghiệp sạch, gắn sản xuất với kết hợp du lịch, vừa tạo sản phẩm du lịch, vừa quảng bá hnh ảnh Lý Sơn xanh và thương hiệu Tỏi Lý Sơn sạch đến với du khách và người tiêu dùng.

- Về xã hội:

Tiếp tục bồi dưỡng, nâng cao trnh độ của lực lượng lao động tại địa phương.

Hỗ trợ vốn cho hoạt động giáo dục, tập huấn kỹ năng, chuyên môn nhằm mang lại nguồn nhân lực chất lượng cao.

Hiện nay, chỉ có đảo Lớn thu hút lượng du khách đến tham quan lớn, do đó, cư dân địa phương có điều kiện kinh doanh dịch vụ để tăng thu nhập. Trong khi đó, đảo Bé vẫn chưa được nhiều du khách quan tâm và đến tham quan nên thu

nhập của cư dân tại đây nhờ hoạt động du lịch vẫn còn ít và hầu như không có.

V vậy, việc tạo điều kiện cho khách du lịch đến đảo Bé nhiều hơn bằng việc đầu tư cơ sở vật chất tại đây. Tăng cường các cơ sở lưu trú như nhà nghỉ, homestay và các quán ăn nhằm thu hút nhiều du khách đến trải nghiệm dịch vụ.

Ngoài ra, chính quyền địa phương cần có những chính sách hỗ trợ vốn cho các cơ sở kinh doanh như vận chuyển, lưu trú, ăn uống,… Qua đó, đầu tư, phát triển và tạo ra nhiều sản phẩm du lịch phong phú và đa dạng góp phần níu chân du khách.

- Về môi trường:

Vận động, tuyên truyền, nâng cao ý thức của người dân về vấn đề bảo vệ môi trường. Thực hiện chương trnh dọn rác ở các bãi biển hàng tuần, khuyến khích người dân thu gom chai nhựa để đổi gạo.

Có các chính sách khai thác phù hợp đảm bảo cho nhu cầu xã hội mà vẫn giữ cân bằng đa dạng sinh học.

Sử dụng các loại vỏ hải sản như ốc, hào,… tạo ra các sản phẩm thủ công, mỹ nghệ đẹp mắt thu hút khách góp phần tăng chi tiêu cho du lịch của du khách.

Tăng cường các thùng rác công cộng nhằm giảm thiểu hành động vứt rác bừa bãi.

3.2.8. Xây dựng các sự kiện hội thao để thu hút khách du lịch tại Đảo Bé

Để khách tham quan biết đến nhiều hơn với loại hnh du lịch bền vững, ngoài khám phá tm hiểu địa hnh tự nhiên th đan cài những giá trị văn hoá truyền thông trong mỗi chuyến đi cũng rất quan trọng. Từ đó, khách tham quan có cái nhn sâu đậm hơn về những cốt lõi văn hoá địa phương, nâng cao ý thức gn giữ nét đẹp văn hoá dân tộc.

Với bề dày lịch sử truyền thống, Đảo Bé là nơi ghi dấu rất nhiều những chiến tích vẻ vang, những màn lập công của các vị tiền nhân đi khai sinh lập địa.

Một trong những lễ hội được cư dân trên đảo gn giữ để tưởng nhớ các vị cha anh đó chính là lễ hội đua thuyền Tứ Linh, thường được tổ chức vào dịp đầu xuân năm mới. Điểm đặc biệt của lễ hội là những chiếc thuyền với tên gọi độc đáo cùng thiết kế tinh xảo từ bàn tay nghệ nhân của người dân địa phương:

long, lân, quy, phụng. Mỗi con thuyền tượng trưng cho ý nghĩa riêng, theo người dân bản địa cho biết nếu đội thuyền Long về nhất th báo hiệu một năm kinh tế thuận buồm xuôi gió, phát đạt. Còn nếu thuyền Lân về nhất th xã hội sẽ có nhiều sự biến chuyển. Thuyền Quy về đầu tiên th cư dân nơi đây sẽ có một năm thuận lợi cả về nông nghiệp lẫn ngư nghiệp. Và nếu thuyền Phụng về nhất th cả nông nghiệp và ngư nghiệp đều cực kỳ suôn sẻ. Dựa vào sự kiện văn hoá đó, ta có thể đề xuất tổ chức một vài hội thao, sự kiện du hút khách du lịch biết tới Lý Sơn nhiều hơn. Cụ thể, tổ chức giải bơi vượt biển thường niên, đây là một trong những hoạt động được đánh giá thu hút rất nhiều vận động viên bơi lội, người yêu thích thể thao dưới nước yêu thích. Thông qua chương trnh, vừa là nơi giúp họ có thể khẳng định bản lĩnh cá nhân, chinh phục những thử thách mới mà còn được khám phá vẻ đẹp biển xanh nơi Lý Sơn hùng vĩ.

Dựa vào sự kiện văn hoá đó, ta có thể đề xuất tổ chức một vài hội thao, sự kiện thu hút khách du lịch biết tới Lý Sơn nhiều hơn. Cụ thể, tổ chức giải bơi vượt biển thường niên, đây là một trong những hoạt động được đánh giá thu hút rất nhiều vận động viên bơi lội, người yêu thích thể thao dưới nước yêu thích.

Thông qua chương trnh, vừa là nơi giúp họ có thể khẳng định bản lĩnh cá nhân, chinh phục những thử thách mới mà còn được khám phá vẻ đẹp biển xanh nơi Lý Sơn hùng vĩ.

Qua sự kiện đặc biệt này du khách sẽ có những cảm nhận khó phai về một Lý Sơn tươi đẹp khi chiêm ngưỡng màn vượt biển mãn nhãn của các knh ngư tài năng. Hnh ảnh Lý Sơn sẽ ghi dấu mãi trong lòng người tham gia và du khách.

Sau hoạt động bơi, buổi tối tiến hành tổ chức đêm đại nhạc hội trên bãi biển và các chương trnh giao lưu văn hoá địa phương cho du khách biết tới nhiều hơn.

Đêm nhạc có sự góp mặt của các nghệ sĩ nổi tiếng, kết hợp biểu diễn ánh sáng nghệ thuật hiện đại, chắc hẳn sẽ thu hút rất nhiều sự quan tâm của du khách thăm quan.

4. Kết luận

Thiên nhiên không chỉ là một không gian sống và làm việc, mà còn là nguồn cung cấp nhiều giá trị và lợi ích thiết yếu cho chúng ta. Nhờ các hệ sinh thái khỏe mạnh, con người có thể tận hưởng những lợi ích như không khí trong lành, nước sạch và thực phẩm tự nhiên. Các dịch vụ này không chỉ đáp ứng nhu cầu cơ bản của chúng ta mà còn góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống. Mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên không chỉ dựa trên sự lẫn lộn mà còn phụ thuộc vào sự tôn trọng và bảo vệ hệ sinh thái của chúng ta.

Trong sự tăng trưởng không ngừng của xã hội, con người đã và đang tích cực khai thác và sử dụng các tài nguyên thiên nhiên để phục vụ cho mục tiêu kinh tế và nhu cầu sống hàng ngày. Đôi khi, mức độ khai thác quá mức đã dẫn đến việc suy giảm, thậm chí là cạn kiệt nguồn lực vốn có. Để đảm bảo một tương lai bền vững, con người cần nhn lại mối quan hệ của mnh với thiên nhiên và điều chỉnh cách tiếp cận. Cần có một chiến lược hiệu quả trong việc quản lý và bảo vệ nguồn lực thiên nhiên, nơi mà mỗi cá nhân và cộng đồng đều đóng vai trò quan trọng.

Đảo Bé đã chọn lựa hướng đi là phát triển du lịch sinh thái bền vững, một quyết định đầy tầm nhn nhằm đem lại thịnh vượng cho kinh tế địa phương. Hòn đảo này giữ mnh một sức hút đặc biệt, với

những giá trị di sản quý giá khó có thể tm thấy ở nơi khác. Bên cạnh việc phát triển du lịch, việc bảo tồn và tôn vinh những giá trị từ địa chất, môi trường đến văn hóa và lịch sử, cũng như bảo vệ đa dạng sinh học, đã trở thành ưu tiên hàng đầu. Đây chính là những điểm độc đáo mà đảo Bé – Lý Sơn đang nắm giữ. Tuy nhiên, trước những áp lực và tác động từ con người, việc bảo tồn và phát triển du lịch một cách bền vững cần được chú trọng và tm kiếm những giải pháp hiệu quả.

Một trong những điểm đặc biệt của Đảo Lý Sơn là sự đa dạng của di sản địa chất. Đảo sở hữu gần 10 loại hnh di sản địa chất địa - mạo, bao gồm đá trầm tích và đá nứt nẻ phong hóa. Tuy nhiên, điều đáng lưu ý là các di sản này rất dễ bị tổn thương bởi tác động của tự nhiên và con người. Cấu tạo yếu của đá trầm tích và sự phong hóa của đá nứt nẻ khiến chúng dễ bị sập đổ. Việc mở rộng bãi tắm, đổ đất đá để làm đường, xây kè và các công trnh khác trong khu vực di sản hoặc cận kề di sản có thể phá vỡ giá trị của di sản và làm suy giảm tài nguyên du lịch quý giá của Đảo Lý Sơn.

Ngoài ra, Đảo Lý Sơn cũng đối mặt với thách thức trong tài nguyên nước. Do diện tích đảo nhỏ và địa hnh đồng nhất và đơn giản, mạng lưới nguồn suối không được phát triển mạnh mẽ. Chỉ có một số con suối nhỏ chảy tạm thời vào mùa mưa ở phía Nam đảo với lưu lượng khá thấp. Ngoài ra, trên đảo chưa có hồ chứa nước ngọt. Nguồn nước là một tài nguyên quan trọng đối với cuộc sống của người dân địa phương và khách du lịch khi đến tham quan và lưu trú tại Đảo Lý Sơn. Điều này đã tạo ra nhiều khó khăn trong cuộc sống hàng ngày và trong việc mở rộng quy mô phát triển du lịch trên đảo. Tuy nhiên, để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của cộng đồng địa phương và

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch cộng Đồng Áp dụng những công nghệ và vấn Đề phát triển bền vững tại Đảo lý sơn (Trang 29 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(40 trang)