Chương 3. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CƠ CHẾ TỰ CHỦ TÀI CHÍNH TẠI VĂN PHÒNG SỞ TÀI CHÍNH TỈNH HÀ TĨNH
3.1. Phương hướng thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính giai đoạn 2021 - 2030
3.2.1. Thực hiện tốt các bước theo quy trình giao tự chủ
Tự chủ được tiến hành liên quan đến nhiều công việc, nhiều bước khác nhau mà chất lượng của việc thực hiện bước này có ảnh hưởng quan trọng tới
bước khác và tới kết quả cuối cùng của việc thực hiện tự chủ về tài chính. Quy trình chuẩn chỉ rõ cho các cơ quan cần phải bắt đầu từ đâu, và các bước tiếp theo tuần tự như thế nào, bước nào cần phải thực hiện những công việc gì và kết quả đạt đƣợc là gì? Thực tế qua khảo sát ở Văn phòng Sở Tài chính tỉnh Hà Tĩnh cho thấy: Trong những năm đầu đƣợc UBND tỉnh giao quyền tự chủ về tài chính Văn phòng Sở Tài chính tỉnh Hà Tĩnh đã gặp không ít khó khăn và lúng túng từ việc lập dự toán đến hạch toán tài chính; từ việc chi trả tiền lương, các khoản đóng góp đến việc sử dụng các khoản tiết kiệm đƣợc; thực hiện quyền tự chủ về tài chính không biết phải bắt đầu tiến hành từ đâu, kết quả của mỗi bước cần đạt đƣợc là gì? Có nhiều năm xây dựng xong quy chế chi tiêu nội bộ rồi cất đi hoặc chi một số khoản không đúng với quy chế; do không có căn cứ đánh giá công việc của công chức nên không có cơ sở chính xác và thuyết phục để đánh giá phân loại mức độ hoàn thành công việc của công chức làm cơ sở khen thưởng và xử phạt. Mặt khác, mỗi bước thực hiện lại liên quan đến việc phải thực hiện hoặc hoàn thành những công việc khác nhau theo một trình tự nhất định.
Vì vậy, trong quá trình thực hiện tự chủ về tài chính, Văn phòng Sở Tài chính tỉnh Hà Tĩnh cần phải thực hiện theo quy trình hướng dẫn của thông tư liên bộ tài chính – nội vụ để tránh tình trạng, cái phải làm sau lại làm trước và đến khi làm thì gặp vướng mắc khó khăn, vừa mất thời gian khắc phục lại làm chậm tiến trình cải cách, làm giảm hiệu quả của cải cách. Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan liên quan trong quá trình thực hiện cải cách đảm bảo sự phối kết hợp tốt nhất và hiệu quả nhất giữa các cơ quan khi thực hiện cải cách hành chính, kịp thời khắc phục các vướng mắc, khó khăn nảy sinh khi triển khai thực hiện.
Mặt khác, cần nâng cao nhận thức của đội ngũ công chức về thực hiện tự chủ tài chính ở cơ quan. Cụ thể:
- Cần thay đổi nhận thức trong toàn bộ công chức của Sở mà trong đó Văn phòng Sở là đơn vị thực hiện, tham mưu về công tác tổ chức cán bộ, công tác tài chính toàn Sở, coi đây là bước đột phá trong cải cách hành chính là cơ hội
thuận lợi để thay đổi phương thức quản lý từ “bao cấp” sang “tự chủ, tự chịu trách nhiệm” và mang lại lợi ích cho chính bản thân từng công chức, từng cơ quan và toàn bộ bộ máy HCNN. Tại Sở Tài chính tỉnh Hà Tĩnh hiện nay, đội ngũ cán bộ, công chức trẻ được bổ sung tương đối dồi dào, họ được đào tạo bài bản, có trình độ, năng lực, có khả năng học hỏi và sáng tạo cao, hạn chế của đội ngũ cán bộ, công chức này là kinh nghiệm công tác còn thiếu và vị trí trong công việc chƣa tận dụng đƣợc hết năng lực chuyên môn của họ. Đánh giá về khả năng năng lực tự chủ thì có thể tin tưởng vào đội ngũ cán bộ, công chức trẻ có đủ khả năng đảm nhận và thực hiện tốt những đòi hỏi của cơ chế tự chủ. Cái họ còn thiếu là tiếng nói và sự quyết định trong thực hiện cơ chế tự chủ. Mà muốn có đƣợc điều đó, ngay từ vấn đề nhận thức của từng cán bộ, công chức cần thiết phải có sự quan tâm của lãnh đạo, từ lãnh đạo cơ quan đến lãnh đạo các phòng ban, nhất là Văn phòng Sở, đơn vị chịu trách nhiệm về tổ chức cán bộ của Sở.
Lãnh đạo các phòng ban có dám mạnh dạn giao việc cho công chức trẻ hay không, có đủ khả năng để đổi mới hoặc áp dụng các ý tưởng sáng tạo cải tiến quy trình làm việc hay không, từ đó có dám mạnh dạn xin rút người thừa để giảm biên chế; thủ trưởng cơ quan có mạnh dạn sắp xếp lại bộ máy, giảm số biên chế thừa hoặc số biến chế mà năng lực không đủ đáp ứng yêu cầu công việc ra khỏi bộ máy, bổ sung những cán bộ, công chức trẻ có năng lực làm việc cao để nâng cao hiệu quả và chất lƣợng công việc.
- Hiện nay, vấn đề năng lực nhận tự chủ cần đƣợc nhấn mạnh ở vai trò của thủ trưởng cơ quan, những vấn đề vướng mắc, khó khăn chính trong triển khai thực hiện, xuất phát từ nội bộ đơn vị đều nằm ở vị trí thủ trưởng. Thủ trưởng đơn vị được trao nhiều quyền hơn đòi hỏi người thủ trưởng phải có những quyết định mạnh mẽ hơn, phải có năng lực cải cách tốt hơn. Năng lực cải cách thể hiện ở việc dám quyết định những vấn đề khó khăn để giải quyết vướng mắc khi thực hiện cải cách. Những vấn đề này phổ biến nằm ở ý chí chủ quan của người lãnh đạo, và thường họ không tự ý quyết định, không dám quyết định
những vấn đề mà ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của họ, ví dụ: cắt giảm biên chế thì cắt ai, từ đó họ sẽ chịu các áp lực chính trị khiến cho họ có suy nghĩ không nên cắt giảm ai cả mà cứ giữ nguyên cái đang có; hoặc nếu quản lý chặt chẽ xăng dầu, xe ôtô thì sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của thủ trưởng đơn vị là chủ yếu…Sự quyết tâm của Thủ trưởng đơn vị trong chỉ đạo và triển khai thực hiện là động lực, là cơ sở để toàn thể cán bộ, công chức trong đơn vị đồng tâm, thống nhất quan điểm, chủ trương và phương pháp thực hiện tự chủ tại đơn vị mình. Qua quá trình thực hiện, với những kết quả đạt đƣợc sẽ làm cho công chức hiểu rõ hơn về tác dụng, ý nghĩa và lợi ích của cơ chế tự chủ, từ đó thực hiện tự chủ một cách tự giác và hiệu quả.
- Nâng cao tinh thần trách nhiệm của người chịu trách nhiệm chính trong việc tổ chức triển khai thực hiện tự chủ tài chính ở cơ quan. Cụ thể:
+ Căn cứ vào tình hình thực hiện nhiệm vụ đƣợc giao, trong phạm vi kinh phí được giao tự chủ, Thủ trưởng cơ quan thực hiện cơ chế tự chủ cần xác định đƣợc quyền hạn và trách nhiệm của mình trong việc đƣợc quyền quyết định bố trí số kinh phí đƣợc giao vào các mục chi cho phù hợp; quyền điều chỉnh giữa các mục chi nếu xét thấy cần thiết để hoàn thành nhiệm vụ, bảo đảm tiết kiệm và có hiệu quả. Riêng kinh phí thực hiện hoạt động nghiệp vụ đặc thù thường xuyên; kinh phí mua sắm, sửa chữa thường xuyên thủ trưởng cơ quan phải thực hiện theo đúng nhiệm vụ đã đƣợc cấp có thẩm quyền giao kinh phí tự chủ.
+ Đƣợc quyết định mức chi cho từng nội dung công việc phù hợp với đặc thù của Văn phòng Sở Tài chính tỉnh Hà Tĩnh nhƣng không đƣợc vƣợt quá chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi hiện hành do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định. Trường hợp các hoạt động đặc thù chưa được quy định tại các văn bản pháp luật thì Thủ trưởng cơ quan được vận dụng quyết định mức chi tương ứng với các công việc của các lĩnh vực tương tự đã quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật, nhƣng không đƣợc vƣợt quá định mức chi đã quy định và phải được quy định tại Quy chế chi tiêu nội bộ hoặc phải được Thủ trưởng cơ quan
quyết định bằng văn bản trong trường hợp chưa được quy định trong Quy chế chi tiêu nội bộ.