Đối tượng nghiên cứu là bệnh nhân UTPKTBN có đột biến gen EGFR dương tính, được điều trị TKI thế hệ I, II tại Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu, Bệnh viện Bạch Mai năm 2019-2020 đáp ứng các tiêu chuẩn chọn lựa và tiêu chuẩn loại trừ.
2.1.1. Tiêu chuẩn chọn lựa
+ Bệnh nhận UTPKTBN tiến triển sau điều trị TKI thế hệ I, II (theo tiêu chuẩn mRECIST hoặc lâm sàng không đáp ứng thuốc) và được làm xét nghiệm gen EGFR mẫu huyết tương sau điều trị.
+ Bệnh nhân có đầy đủ thông tin hành chính, đã được chuẩn đoán xác định UTPKTBN dựa trên kết quả mô bệnh học, giai đoạn bệnh theo AJCC 2017, thời gian và thuốc TKI thế hệ I, II đã điều trị, có các triệu chứng lâm sàng và một số xét nghiệm cận lâm sàng khác.
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ
+ Bệnh nhân không đồng ý tham gia nghiên cứu.
+ Hồ sơ bệnh án không đủ thông tin phục vụ nghiên cứu.
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu
Thiết kế nghiên cứu mô tả hồi cứu.
2.2.2. Mẫu nghiên cứu
Mẫu nghiên cứu được chọn theo phương pháp chọn mẫu thuận tiện Trong nghiên cứu này, chúng tôi chọn được 75 bệnh nhân UTPKTBN đáp ứng đủ điều kiện để nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và xét nghiệm EGFR mẫu huyết tương sau điều trị TKI thế hệ I, II.
2.2.3. Các biến số, chỉ số trong nghiên cứu
+Biến số lâm sàng của đối tượng nghiên cứu:
- Tuổi, giới, địa chỉ, lý do vào viện; tiền sử hút thuốc lá, tiền sử bệnh lý ung thư của bệnh nhân và gia đình bệnh nhân, các triệu chứng lâm sàng, các phương pháp điều trị, thời gian điều trị TKIs.
- Kết quả xét nghiệm các marker ung thư như CEA, Cyfra 21-1, kết quả chẩn đoán hình ảnh, PET/CT…cho thấy vị trí tổn thương ung thư nguyên phát và di căn.
+Kết quả xét nghiệm đột biến gen EGFR trên mẫu huyết tương
- Kết quả có hay không có đột biến, loại đột biến, vị trí đột biến.
2.2.4. Thời gian nghiên cứu
Từ tháng 1 năm 2019 đến tháng 12 năm 2020 2.2.5. Địa điểm nghiên cứu
Trung tâm Y học Hạt nhân và Ung bướu, Bệnh viện Bạch Mai.
2.2.6. Sơ đồ nghiên cứu
Lựa chọn bệnh nhân đáp ứng + Tiêu chuẩn lựa chọn
+ Tiêu chuẩn loại trừ
Thu thập thông tin nghiên cứu +Tuổ i, giới, tiền sử hút thuốc, tiền sử bệnh lý bản thân, gia đình…
+ Lý do vào viện, đặc điểm lâm sàng, chẩn đoán và các phương pháp điều trị
+ Xét nghiệm chất chỉ điểm khối u (CEA, Cyfra 21-1), kết quả chẩn đoán hình ảnh (chụp CT phổi, PET/CT, MRI…)
Xét nghiệm đột biến gen EGFR mẫu huyết tương
+ Mẫu huyết tương
+ Tình trạng đột biến gen (phát hiện đột biến hay không đột biến)
+ Vị trí đột biến
Nhập số liệu vào SPSS,…
Phân tích số liệu bằng SPSS,…
Kết luận 1
Đặc điểm lâm sàng ở bệnh nhân UTPKTBN sau điều trị
TKI thế hệ I, II
Kết luận 2
Kết quả xét nghiệm đột biến gen EGFR trên mẫu huyết tương ở bệnh nhân UTPKTBN
sau điều trị TKI thế hệ I, II
2.2.6.1. Thu thập thông tin bệnh nhân
Các thông tin chung của bệnh nhân, đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, mô bệnh học, giai đoạn bệnh,… được thu thập theo mẫu thống nhất bằng cách phỏng vấn kết hợp khai thác hồ sơ bệnh án.
2.2.6.2. Phương pháp xét nghiệm đột biến gen EGFR mẫu huyết tương
+ Mẫu huyết tương: lấy máu tĩnh mạch, thu thập trong ống máu chưa chất chống đông EDTA, ly tâm để tách huyết tương. Lưu trữ huyết tương trong nhiệt độ thích hợp đến khi sử dụng.
+ Phân tích:
Tách DNA: bằng cách ly giải tế bào, loại bỏ tạp chất và các thành phần khác, thu lại mẫu DNA sau khi đã tinh sạch.
Khuếch đại DNA và phân tích kết quả: Sản phẩm DNA được khuếch đại và phân tích kết quả bằng phương pháp Real-time PCR.
+ Quy trình xét nghiệm chi tiết trong phụ lục 1.
2.2.6.3. Nhập và phân tích số liệu
+ Số liệu được mã hóa và nhập bằng phần mềm SPSS 22.0.
+ Dữ liệu được phân tích bằng phần mềm SPSS với các test thống kê y học: Chi-Square, T- test… các yếu tố liên quan đến đột biến gen EGFR có ý nghĩa khi giá trị p<0,05.
2.3. VẤN ĐỀ ĐẠO ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU
- Nghiên cứu không gây khó khăn cho bệnh nhân, tất cả các thông tin chỉ phục vụ mục đích nghiên cứu.
- Số liệu thu thập đầy đủ, khách quan, trung thực, kết quả đảm bảo tính khoa học, tin cậy và chính xác.
- Nghiên cứu được tiến hành tại Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu
– Bệnh viện Bạch Mai với sự đồng ý của Ban Giám Đốc Trung tâm và Bệnh viện.