CHƯƠNG 2. TRẦN ĐỨC THẢO VÀ CHỦ NGHĨA DUY VẬT BIỆN CHỨNG
2.2. Trần Đức Thảo tiếp và bản thể luận triết học duy vật
2.2.2. Trần Đức Thảo tiếp thu chủ nghĩa duy vật biện chứng
Trên góc độ nghiên cứu tôi thấy rằng Trần Đức Thảo tiếp nhận khái niệm bản thể “vật chất” của chủ nghĩa duy vật biện chứng “tồn tại hiện thực là tồn tại vật chất”[10; tr 98-100). Và nó bằng với “Cái tuyệt đối” trong quan niệm của Hegel, “Cái tuyệt đối được hiểu sâu sắc như sự thống nhất của vật thể với cái tôi của chủ thể”[17;
tr.88]. “Tồn tại” cũng bao gồm ba thành tố biểu trưng, thứ nhất đó là các dạng vật chất cụ thể là bản chất của thế giới. Thông qua tiến hóa mà xuất hiện thành tố thứ hai đó chính là giới tự nhiên (sự tập hợp các dạng vật chất cụ thể), nhờ “lao động và loại trừ”
(kinh nghiệm sống trải) mà thành lên cái thứ ba gọi là “xã hội loài người”, xã hội loài người thông qua quá trình “nhận thức” mà vạch ra bản chất của các sự vật, hiện tượng cụ thế và cải tạo thực tiễn (giới tự nhiên, đời sống xã hội và tư duy). Mác mang cho mình tinh thần vượt nên, ý trí và giấc mơ cải tạo thế giới của loài người, điều đó chưa bao giờ là sai và chúng ta hiểu hơn ai hết học thuyết của ông không thể là sự hoàn bị tuyệt đối trong giải quyết các vấn đề thực tiễn nảy sinh. Nếu chúng ta nhìn triết học Mác bằng một tinh thần biện chứng, chúng ta sẽ thấy Mác vĩ đại nhường nào. Ở góc độ của Trần Đức Thảo hầu như ông muốn “thừa nhận đầy đủ trong tính toàn vẹn của thế giới”, đi đến một thứ triết học “thâm nhập, liên văn hóa” gần với tinh thần của chủ nghĩa Mác, gần hơn thứ triết học vận dụng,..
Hình 1.3. nội dung “Tồn tại” với tư cách là một phạm trù triết học
Thế giới nói chung và loài người nói riêng có vẻ rất tự nhiên, vậy lịch phát triển của nó lấy đâu làm điểm xuất phát? Các dữ kiện cảm giác, sự vật trước mắt hay ý thức, tư tưởng mới là cái khởi nguồn cho tất thảy cái gọi là lịch sử cá nhân cũng như lịch sử loài người. Mác thì diễn giải vấn đề đó như thế này “Có thể xem xét lịch sử dưới hai mặt, có thể chia lịch sử ra thành lịch sử tự nhiên và lịch sử nhân loại. Tuy nhiên, hai mặt đó không tách rời nhau. Chừng nào mà loài người còn tồn tại thì lịch sử của họ và lịch sử tự nhiên quy định lẫn nhau. Ở đây, chúng ta không nói đến lịch sử tự nhiên, tức là cái người ta gọi là khoa học tự nhiên; trái lại,chúng ta phải nghiên cứu lịch sử nhân loại, bởi vì, hầu như toàn bộ hệ tư tưởng quy lại thành hoặc là một quan niệm sai về nhân loại, hoặc là đi đến chỗ hoàn toàn bỏ qua lịch sử đó. Bản thân hệ tư tưởng chẳng qua cũng chỉ là một trong những mặt của lịch sử đó".
Thế này vấn đề đặt ra, đã được Mác quả quyết khẳng định, nhưng lịch sử có phải là sự diễn tả các hoạt động của con người hay sự kiện liên quan đến con người? Ý thức- tư tưởng liệu có thể tự nó diễn giải lịch sử của mình?
Sự vật, hiện tượng, vật chất cụ thể.
GIỚI TỰ NHIÊN Lao động Con người
Phê phán kịch liệt các nhà triết học từng phê phán Hegel, Mác cho rằng, tất cả họ hoặc là thiếu sót, hoặc không thể phê phán toàn bộ hệ thống triết học Hegel.
Ngược lại các nhà triết học khi phê phán Hegel đã bóp méo học thuyết của ông này.
Việc coi Tôn giáo, Thần học là lĩnh vực thượng tôn, chi phối và điều khiển các hoạt động khác là điều không thể, vì nhiều góc độ mà nói, sự độc lập của các lĩnh vực và sự hoạt động của “cái riêng”, “cái đơn nhất” là có tính tương đối. Trong nhiều tác phẩm của mình, Mác đã chỉ ra rằng: “Người ta tuyên bố rằng ý thức chính trị, ý thức pháp luật, ý thức đạo đức là ý thức tôn giáo hay ý thức thần học, rằng con người chính trị, con người pháp luật và con người đạo đức - xét cho cùng
"con người nói chung" - là con người tôn giáo” như là một ảo tưởng. Phải trăng những điều Mác diễn tả và phê phán quan niệm của Hegel về lịch sử là chưa quả quyết? hay đã xáng đáng, câu trả lời thật khó nói. Đến đây chúng ta trầm tĩnh lại, sẽ thấy cả học thuyết của Hegel và Mác cũng đầy mẫu thuẫn. Và rằng lịch sử mà Mác đề cập là lịch sử của con người hiện thực, của giai cấp và đấu tranh giai cấp. Chính quan niệm này cũng cho thấy rằng, lịch sử không thể do một ai viết lên, mà phải do quần chúng sáng tạo. Đâu mới là chân lý? Lịch sử về mặt cảm quan mà nói, hoàn toàn như luận điểm của Mác, nhưng về những giá trị của nó thì lại bị rất nhiều yếu tố chủ quan quy định, mà ở đây là ý kiến, tư tưởng, tiếng nói chung của một bộ phận, nhóm, đảng phái, dân tộc nhất định.
Các môn đệ của Hegel, phái Hegel trẻ đã đưa ra quan điểm rằng: “Những quan niệm, ý niệm, khái niệm, nói chung những sản phẩm của ý thức mà họ gán cho là có một sự tồn tại độc lập, đều là những xiềng xích thực sự đối với con người”. Chính những quan niệm, ý niệm, khái niệm là những sợi dây ràng buộc thực sự đối với xã hội loài người và những quan hệ của con người, tất cả mọi hành động, cử chỉ của con người, mọi xiềng xích và giới hạn đối với con người đều là sản phẩm của ý thức. Từ đây các nhà triết học thuộc phái Hegel trẻ muốn xóa bỏ các giới hạn đang bủa vây họ và cuộc “đấu tranh” với họ như Mác phân tích chỉ là trên bình diện “ngôn luận”.
Mác kịch liệt phản đối việc các nhà Triết học của Phái Hegel coi lịch sử thế giới như là lịch sử của Đạo Cơ –Đốc. Các ông đã chỉ ra những điểm “mù”
như là hệ quả của việc sùng bái Đạo Cơ- Đốc quá mức: “Không một người nào trong những nhà triết học đó có ý nghĩa tự hỏi xem mối liên hệ giữa triết học Đức với hiện thực Đức là như thế nào, mối liên hệ giữa sự phê phán của họ với hoàn cảnh vật chất của chính bản thân họ là như thế nào?”. Vậy tư tưởng thật sự chỉ là một khía cạnh của hiện thực như Mác phân tích hay nó có sự vận động tự thân cho chính nó? Và rằng ý thức- tư tưởng tự nó cũng sáng tạo lịch sử cho riêng mình có thật sự như các nhà duy tâm hay diễn tả. Vậy thì cơ sở cho sự hình thành ý thức-tư tưởng là ở đâu? Từ khi nào thì ý thức-tư tưởng có tính đối xứng của nó? Biểu hiện và nội dung của ý thức-tư tưởng là gì?
Bằng việc phê phán các nhà triết học Đức và đặc biệt là các nhà triết học của phái Hegel trẻ, cũng như già. Mác đã đưa ra những luận giải của mình về nguồn gốc, bản chất và lịch sử hình thành của ý thức cá nhân và tư tưởng loài người: “Những tiền đề xuất phát của chúng tôi không phải là những tiền đề tùy tiện, không phải là giáo điều; đó là những tiền đề hiện thực mà người ta chỉ có thể bỏ qua trong trí tưởng tượng thôi. Đó là những cá nhân hiện thực, là hoạt động của họ và những điều kiện sinh hoạt vật chất của họ, những điều kiện mà họ thấycó sẵn cũng như những điều kiện do hoạt động của chính họ tạo ra.
Như vậy, những tiền đề ấy là có thể kiểm nghiệm được bằng con đường kinh nghiệm thuần túy Vậy là với các nhà duy vật chủ nghĩa, ý thức- tư tưởng loài người không có ngoại tại độc lập một cách tuyệt đối, nó chỉ đơn giản là một sản phẩm của những cá nhân nói riêng và xã hội loài người nói chung. Và ý thức- tư tưởng theo các ông cũng có những tiền đề hiện thực khởi đầu cho sự xuất hiện của nó.
Mác đưa ra tiền đề đầu tiên của toàn bộ lịch sử nhân loại là sự tồn tại của những các nhân con người sống và “hành động lịch sử đầu tiên của những cá nhân đó, hành động mà nhờ đó họ khác với loài vật, không phải là việc họ tư duy
mà là việc họ bắt đầu sản xuất ra những tư liệu sinh hoạt cần thiết cho họ". Từ hoạt động sản xuất sinh hoạt đầu tiên song song với nó là “sự tăng thêm của dân số”, dẫn đến sự hình thành các phương thức sản xuất (cái cách mà người ta sản xuất) và phương thức sống. Trên tất cả các hoạt động xoay quanh sản xuất thì không thể thiếu hoạt động giao tiếp giữa các cá nhân con người với nhau, nó như là sợi xích kết nối các hoạt động sản xuất của con người. Thế nhưng cái “hình thức36 của sự giao tiếp ấy, đến lượt nó, lại do sự sản xuất quy định”.
Như vậy là sự sản xuất ra đời sống - ra đời sống của bản thân mình bằng lao động, cũng như ra đời sống của người khác bằng việc sinh con đẻ cái - biểu hiện ngay ra là một quan hệ song trùng: một mặt là quan hệ tự nhiên, mặt khác là quan hệ xã hội, quan hệ xã hội với ý nghĩa đó là sự hợp tác của nhiều cá nhân, không kể là trong những điều kiện nào, theo cách nào và nhằm mục đích gì. Do đó chúng ta thấy rằng một phương thức sản xuất nhất định hay một giai đoạn công nghiệp nhất định là luôn luôn gắn liền với một phương thức hợp tác nhất định hay một giai đoạn xã hội nhất định; rằng bản thân phương thức hợp tác ấy là một "sức sản xuất"; và cũng do đó mà thấy rằng tổng thể những lực lượng sản xuất mà con người đã đạt được, quyết định trạng thái xã hội; và vì vậy người ta luôn luôn phải nghiên cứu và viết "lịch sử loài người" gắn liền với lịch sử của công nghiệp và của trao đổi[22;
tr.42](lịch sử là lịch sử của sự phát triển của kinh tế).
Nghĩa là ngay từ đầu, đã có mối liên hệ vật chất giữa người với người, mối liên hệ này bị quy định bởi những nhu cầu và phương thức sản xuất và cũng lâu đời như bản thân loài người, - một mối liên hệ không ngừng mang những hình thức mới, và do đó, là "lịch sử", mà hoàn toàn không cần có bất cứ một điều nhảm nhí nào về chính trị hoặc về tôn giáo gắn bó thêm con người lại với nhau[22; tr.43]. Cũng có nghĩa là không cần phải hoài nghi hay che đậy gì cả, nội dung của ý thức-tư tưởng, không có gì khác là phản ánh lịch sử các quan hệ
36 Hình thức của sự giao tiếp ở đây được hiểu là ngôn ngữ, tư tưởng.
sản xuất của con người. Từ đây có thể thấy các nhà duy vật đã triệt để loại bỏ những quan điểm lịch xuất phát từ những ảo tưởng tôn giáo, và khẳng định nội dung của ý thức-tư tưởng như là quá trình phản ánh lịch sử- tự nhiên xoay quanh quanh các hoạt động sản xuất con người: “Chỉ đến bây giờ, sau khi đã xem xét bốn nhân tố, bốn mặt của những quan hệ lịch sử ban đầu, chúng ta mới thấy rằng con người cũng có cả "ý thức" nữa. Song đó không phải là một ý thức bẩm sinh sinh ra đã là ý thức "thuần túy". Ngay từ đầu "tinh thần" đã phải chịu một điều bất hạnh là "bị vấy bẩn" bởi vật chất thể hiện ở đây dưới hình thức những lớp không khí chuyển động, những âm thanh, nói tóm lại là thể hiện dưới hình thức ngôn ngữ. Ngôn ngữ cũng tồn tại lâu như ý thức; ngôn ngữ là ý thức hiện thực, thực tiễn, tồn tại vì cả những người khác và chỉ do đó nó mới cũng tồn tại vì bản thân tôi nữa, và cũng như ý thức, ngôn ngữ chỉ xuất hiện từ nhu cầu, từ sự tất yếu phải giao tiếp với những người khác. Ở chỗ nào có một mối quan hệ thì mối quan hệ ấy tồn tại vì tôi; súc vật không "quan hệ"
với cái gì cả và hoàn toàn không có "quan hệ" nào cả; đối với súc vật, quan hệ của nó với những súc vật khác không tồn tại với tính cách là quan hệ. Do đó ngay từ đầu, ý thức đã là một sản phẩm của xã hội, và vẫn là như vậy chừng nào con người còn tồn tại[22; tr.43]. Vậy là nội dung và biểu hiện của ý thức đã rất rõ ràng, câu hỏi đặt ra là cái gì đã biến ý thức-tư tưởng vượt lên tất cả hiện thực và có khi “ăn thịt” cả thế giới muôn hình vạn trạng và đầy màu sắc mà chúng ta đang sống?
Như Mác phân tích ý thức-tư tưởng là một sản phẩm xuất phát từ những quan hệ sản xuất của con người và rằng chính “khi xuất hiện sự phân chia thành lao động vật chất và lao động tinh thần. Bắt đầu từ lúc đó, ý thức có thể thực sự tưởng tượng rằng nó là một cái gì khác chứ không phải là ý thức về thực tiễn hiện có, rằng nó có thể thực sự đại biểu cho cái gì đó mà không đại biểu cho một cái gì hiện thực cả; bắt đầu từ lúc đó, ý thức có khả năng tự giải thoát khỏi thế giới và chuyển sang xây dựng lý luận "thuần túy", thần học, triết
học, đạo đức, v.v”[22; tr.45]. “..vì sự phân công lao động mang lại khả năng, hơn thế nữa, mang lại cái hiện thực là hoạt động tinh thần và hoạt động vật chất, hưởng thụ và lao động, sản xuất và tiêu dùng, được phân công cho những cá nhân khác nhau: muốn cho những nhân tố đó không mâu thuẫn với nhau thì chỉ có cách là xoá bỏ sự phân công lao động đi. Ngoài ra, dĩ nhiên là
"ma quỷ", "mối liên hệ", "đấng tối cao", "khái niệm", "hoài nghi" chỉ là biểu hiện tinh thần, duy tâm chủ nghĩa của cá nhân bị cô lập giả tạo, chỉ là biểu tượng của cá nhân đó, biểu tượng về những xiềng xích và giới hạn rất kinh nghiệm chủ nghĩa mà trong đó phương thức sản xuất ra đời sống và hình thức giao tiếp gắn liền với nó vận động[46]. Trên tất cả vận động hiện thực, ý thức-tư tưởng cũng vận động và tạo ra lịch sử của nó, như thế có thế thấy tính độc lập ngoại tại, khả năng thoát li của ý thức-tư tưởng là hoàn toàn phủ nhận, rằng lịch sử của ý thức-tư tưởng thì gắn liền với các hoạt động tinh thần của con người như Mác phân tích.
Mác đã rất ít khi nhắc đến con người cá nhân, chứ không phải đánh giá chưa đúng về vai trò của cá nhân. Đây hoàn toàn là luận điểm không thể chối từ, mà tôi vừa chỉ ra ở trên, và phải nói rằng bản thân mỗi chúng ta chỉ thuộc về xã hội, và trở thành ai đó, chứ thoát li khỏi xã hội, con người cũng không khác một hình thức “cầm thú”.
Các nhà tư tưởng trong lịch sử đã phê phán Mác một cách thái quá, đặc biệt là triết học Phi duy lý. Họ siêu biệt hóa “cái tôi” thành cái gì đó đầy ý nghĩa của cá nhân, lấy sự phân định trong “ý thức thuần túy” và tự nhiên, làm tiên đề miêu tả nội dung của nó.
Phát triển một thứ triết học tầm cỡ-mà khởi nguồn có thể coi Kant là ông tổ. Nếu Kant hay Hegel lấy các thành tố của “ý thức[mô thức tiên nghiệm, hay tính quy định] làm những thành tố trung gian, để gắn kết thế giới trong tính chỉnh thể, thì Mác cũng như Trần Đức Thảo phân định, đã lấy hoạt động xã hội(lao động) để thống nhất giữa những “áp đặt chủ quan cá nhân” và “tính hiện thực khách quan của thế giới” bên ngoài. Bằng một sự giải thích khoa học trong tính bao quát hiện thực, bằng một thứ triết học dấn thân hành động.
Mác quan niệm rằng, phép biện chứng về thực chất là tính chất phê phán và cách mạng37, phép biện chứng có nghĩa là không khuất phục cái gì cả. Phép biện chứng của Mác, chứng minh rằng toàn thể những ý nghĩa-ý thức xã hội mà chúng ta có vào giờ này, đã được sinh ra bắt đầu từ “sự hoạt động vật chất” biểu hiện dưới những dấu hiệu ngôn ngữ của đời sống hiện thực. Cũng phải khẳng định ở đây rằng, Trần Đức Thảo đã thừa nhận sự vật động của Phép biện chứng không chỉ trong hoạt động tinh thần, mà nó còn là sự biểu hiện cụ thể trong hiện thực. Tuy vật theo Trần Đức Thảo về mặt thực chất “hoạt động tinh thần” cũng có “ngôn ngữ bên trong”, đó là sự vận động của hành vi tác nghĩa xét trong tính tổng thể của nó, là những cử chỉ “thao tác tính nhân” được phác thảo một cách thực tại. Mặt khác, chủ thể chỉ có thể tự nói với mình qua hình ảnh cách điệu của những người khác, đó là nơi hắn “soi mình vào và tự nhận ra mình”. Vậy là hoạt động sinh hoạt vật chất của con người, tức thì được tống hồi về “môi trường nội tại-thế giới tinh thần” của chủ thể, nói cách khác, chủ thể thấy mình nghiệm sinh như một hành vi lý tưởng có ý nghĩa hoặc một hành vi sai lầm vô nghĩa, nơi mà ý nghĩa thiên hướng tính của chủ thể được tách ra khỏi hiện thực vật chất, và nó được cải hoàn thành “lý tưởng sống”38 cho riêng chủ thể.
Chúng ta thấy rằng như thế tính “ý tưởng của ý thức” hay “cái lý tưởng” của chủ thể không phải một thứ tính ý tưởng “tự thân”, mà là được cấu thành trong “động tác thực tại” về ý tưởng hoá được bao hàm trực tiếp ngay trong “ngôn ngữ nội giới”.
Tất nhiên, một sự ý tưởng hóa như thế không thể xoá bỏ cử chỉ hiện thực được in dấu trong bản thân sự vận động ý tưởng. Trên thực tế, sự đối lập giữa các hoạt động tinh thần và các hoạt động sinh hoạt vật chất của đối tượng là không loại trừ, mà bao hàm sự phụ thuộc, thống nhất của “cái lý tưởng” với “cái vật chất” và sự phụ thuộc ấy buộc chúng ta phải quan niệm ý thức là một sản phẩm của vật chất. Vì vậy sự đối lập giữa
37 Xem thêm Tư bản-tuyển tập Mác-Ăngghen, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.208-209.
38 Và rõ dàng rằng, mỗi khi chúng ta nhìn thấy một hiện tượng nào đó của cá nhân khác, đặc biệt là những hành vi mang tính đạo đức- dù đúng, dù sai chúng ta đều có những cảm nhận và tự đặt ra những suy ngẫm cho riêng mình, tự vấn lương tâm, vạch định hành vi, đó có thể là điều mà Trần Đức Thảo gọi là “Thiên hướng tính nhân”.