CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2. Phương pháp nghiên cứu, cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu
2.2.2. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu
- Cỡ mẫu: Chọn toàn bộ bệnh án đủ tiêu chuẩn nghiên cứu trong thời gian trên.
- Phương pháp chọn mẫu: Chúng tôi chọn theo phương pháp chọn mẫu không xác suất, chọn mẫu thuận tiện cho nghiên cứu. Bao gồm những hồ sơ bệnh án thỏa mãn điều kiện nghiên cứu đƣợc lấy từ tháng 03/2021 đến tháng 04/2021 tại Bệnh viện E.
2.3. Phương pháp thu thập số liệu:
Tiến hành lấy mẫu toàn bộ hồ sơ bệnh án (HSBA) thỏa mãn tiêu chuẩn nghiên cứu theo mẫu thu thập số liệu (Phụ lục I).
2.4. Biến số và chỉ số nghiên cứu:
- Đối với mục tiêu 1
Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu và cách phân loại biến đƣợc trình bày trong Bảng 2.1
Bảng 2.1. Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu
STT Tên biến số, chỉ số
1 Tuổi
2 Giới tính
3 BMI
4 Tiền sử bệnh kèm theo
Đặc điểm phẫu thuật của mẫu nghiên cứu và cách phân loại biến đƣợc trình bày trong Bảng 2.2
Bảng 2.2. Đặc điểm phẫu thuật của mẫu nghiên cứu
STT Tên biến
1 Bệnh chính
2 Loại phẫu thuật
3 Thời gian phẫu thuật
4 Nhóm phẫu thuật
5 Tình trạng bệnh nhân ra viện
- Đối với mục tiêu 2
Phân tích việc sử dụng kháng sinh dự phòng của bệnh nhân trong mẫu
nghiên cứu khi thu thập hồ sơ bệnh án và phân loại biến đƣợc trình bày trong Bảng 2.3.
Bảng 2.3. Đặc điểm sử dụng kháng sinh trong phẫu thuật
STT Tên biến
1 Lựa chọn KS
2 Liều dùng, đường dùng KS
3 Thời điểm đƣa KS
4 Số lần dùng KS trong vòng
24 giờ sau phẫu thuật
5 Thời điểm dừng KS
6 Tính phù hợp của sử dụng
KS
2.5. Nhập liệu và xử lý số liệu:
Số liệu được làm sạch trước khi nhập trên phần mềm Epidata 3.1.
Số liệu đƣợc mã hóa, chỉ thành viên trực tiếp nghiên cứu đƣợc quyền tiếp cận số liệu.
Dữ liệu đƣợc phân tích trên phần mềm Stata/SE 11.1.
2.6. Nội dung nghiên cứu
2.6.1. Khảo sát đặc điểm bệnh nhân đƣợc chỉ định phẫu thuật tại Bệnh viện
Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu:
- Tuổi: độ tuổi trung bình;
- Giới tính: Bệnh nhân nam hay nữ;
- Chiều cao, cân nặng: chỉ số BMI;
- Tiền sử: tiền sử bệnh.
Đặc điểm phẫu thuật của mẫu nghiên cứu:
- Bệnh chính;
- Bệnh mắc kèm;
- Loại phẫu thuật;
- Nhóm phẫu thuật: Mô tả bệnh theo ICD;
- Thời gian phẫu thuật;
- Tình trạng bệnh nhân ra viện.
2.6.2. Phân tích việc sử dụng kháng sinh dự phòng của bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu
- Lựa chọn kháng sinh dự phòng;
- Thời gian sử dụng kháng sinh dự phòng;
- Liều dùng, đường dùng kháng sinh dự phòng;
- Thời điểm dừng kháng sinh dự phòng;
- Tính phù hợp của sử dụng kháng sinh dự phòng.
2.7. Các tiêu chí đánh giá và quy trình đánh giá
2.7.1. Đánh giá bệnh nhân nhiễm khuẩn trước phẫu thuật.
Bệnh nhân được xem là có nhiễm khuẩn trước phẫu thuật khi: Được bác sĩ chẩn đoán có ổ nhiễm khuẩn trên cơ thể trước phẫu thuật trong bệnh án. Đánh giá bệnh nhân theo thang điểm NNIS, thang điểm NNIS càng cao thì nguy cơ NKVM càng lớn.
2.7.2. Đánh giá bệnh nhân nhiễm khuẩn trong phẫu thuật
Bệnh nhân đƣợc xem là có nhiễm khuẩn trong phẫu thuật dựa vào các tiêu chí về phân loại phẫu thuật và thời gian phẫu thuật.
2.7.3. Đánh giá bệnh nhân nhiễm khuẩn sau phẫu thuật
Bệnh nhân có nhiễm khuẩn sau phẫu thuật khi: Có các biểu hiện NKVM nông, hoặc NKVM sâu, nhiễm khuẩn khoang/cơ quan theo tiêu chuẩn chẩn đoán NKVM của CDC [2]. Có xuất hiện nhiễm khuẩn xa.
2.7.4. Đánh giá tính hợp lý của kháng sinh trên bệnh nhân phẫu thuật
- Tiêu chí đánh giá
Các tiêu chí đánh giá tính phù hợp của việc sử dụng KSDP bao gồm: lựa chọn loại KSDP đƣợc khuyến cáo trong Phụ lục 3. Thời gian dùng KSDP đƣợc đánh giá là phù hợp khi liều này được dùng trước phẫu thuật trong vòng 120 phút trước khi rạch da [23]. Đường dùng KSDP được khuyến cáo khác nhau theo loại phẫu thuật. Tuy nhiên, phần lớn phẫu thuật KSDP được khuyến cáo dùng đường tĩnh mạch [16]. Đường tiêm bắp cũng có thể sử dụng nhưng không đảm bảo về tốc độ hấp thu của thuốc và không ổn định. Đường uống chỉ được dùng khi chuẩn bị phẫu thuật trực tràng, đại tràng [3]. Các tiêu chí liều dùng, bổ sung liều nhóm nghiên cứu áp dụng theo hướng dẫn dự phòng NKVM của WHO 2016 (Phụ lục 4).
- Quy trình đánh giá:
Bước 1: Xác định số bệnh nhân được sử dụng KSDP dự phòng trong mẫu nghiên cứu. Đánh giá tiêu chí lựa chọn thuốc phù hợp.
Bước 2: Các bệnh nhân thỏa mãn tiêu chí lựa chọn phù hợp tiếp tục được đánh giá thời gian sử dụng phù hợp.
Bước 3: Bệnh nhân được dùng thuốc với thời gian dùng phù hợp xác định sau bước 2 được đánh giá tiêu chí liều dùng, đường sử dụng phù hợp.
Bước 4: Bệnh nhân được dùng thuốc với liều dùng, đường dùng phù hợp đưa vào đánh giá tiêu chí bổ sung liều phù hợp.
Số bệnh nhân còn lại sau khi đánh giá ở bước 5 là số bệnh nhân sử dụng KSDP phù hợp chung.
Hình 2.2. Quy trình đánh giá tính phù hợp chung của KSDP 2.8. Đạo đức nghiên cứu
Nghiên cứu đƣợc tiến hành khi đƣợc thông qua bởi Hội đồng chấm Đề cương Trường Đại học Y Dược – ĐHQG Hà Nội và sự cho phép nghiên cứu của ban lãnh đạo Bệnh viện E.
Nghiên cứu chỉ tiến hành thu thập thông tin từ HSBA, không can thiệp trên người bệnh, không làm sai lệch kết quả điều trị của người bệnh.
Nghiên cứu này chỉ nhằm khảo sát đặc điểm bệnh nhân đƣợc chỉ định phẫu thuật tại Bệnh viện và phân tích việc sử dụng kháng sinh dự phòng của bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu. Đảm bảo quy định về đạo đức nghiên cứu y học của Bộ Y tế đã quy định.
Các thông tin về đối tƣợng nghiên cứu sẽ đƣợc đảm bảo bí mật và chỉ phục vụ cho mục đích nghiên cứu khoa học.
Kết quả nghiên cứu đảm bảo tính khoa học, tin cậy, chính xác.
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Khảo sát đặc điểm bệnh nhân của mẫu nghiên cứu
3.1.1. Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu
Bảng 3.1. Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu (n=85)
Nhóm tuổi
Giới tính
Bệnh mắc kèm
Nhận xét: Trong 85 bệnh nhân của mẫu nghiên cứu, bệnh nhân nam chiếm tỷ lệ chủ yếu (50 ca, chiếm 58,82%). Độ tuổi của các bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu trung bình là 48,9±20,09 tuổi với số tuổi nhỏ nhất là 19 và lớn nhất là 95 tuổi. Có 45 bệnh nhân có tiền sử bệnh kèm theo chiếm 52,94%.
23
Bảng 3.2. Tỉ lệ các bệnh lý mắc kèm Bệnh mắc kèm
COPD
Đái tháo đường type 2 Tăng huyết áp
Tim mạch Gan-mật-tụy Tiêu hóa
Nhóm bệnh khác Tổng
*Một số trường hợp bệnh nhân mắc nhiều bệnh kèm theo.
Nhận xét: Trong 45 bệnh nhân có bệnh lý mắc kèm của mẫu nghiên cứu có những trường hợp bệnh nhân mắc ≥2 bệnh, phổ biến nhất là các bệnh lý tiêu hóa, với 14 trường hợp chiếm 25,45% tổng số bệnh nhân của mẫu nghiên cứu. Bệnh sử ít gặp trong mẫu nghiên cứu là COPD, với 3 trường hợp chiếm 5,45%.
Bảng 3.3. Tỷ lệ BMI theo giới tính (n=85)
<18,5 (9,41%)
18,5-24,9 (70,59%)
>25 (20%)
Nhận xét: Trong 85 bệnh nhân của mẫu nghiên cứu, mức độ BMI trong ngưỡng bình thường chiếm đa số, trong đó có 35 bệnh nhân nam và 25 bệnh nhân nữ. Bệnh nhân suy dinh dƣỡng chiếm 9,41%. Bệnh nhân béo phì chiếm 20%.
3.1.2. Đăc điểm phẫu thuật của mẫu nghiên cứu 3.1.2.1. Đặc điểm chung
Bảng 3.4. Đặc điểm phẫu thuật của đối tượng nghiên cứu (n=85)
Bệnh chính
Loại phẫu thuật
Thời gian phẫu thuật (phút)
Nhóm phẫu thuật
25
Tình trạng bệnh nhân ra viện
Nhận xét: Trong nghiên cứu, bệnh chính rải rác khắp các bộ phận. Một số bệnh chính có tỷ lệ lớn nhƣ: Viêm ruột thừa cấp có 32 ca chiếm 37,65%; trĩ (các cấp độ II, III, IV,...) có 14 ca chiếm 16,47%; bệnh liên quan đến túi mật có 13 ca chiếm 15,29%; các bệnh liên quan đến hậu môn và dạ dày đều có 7 ca và đều chiếm 8,24%. Một số bệnh khác chiếm tỷ lệ nhỏ <5%.
Trong các loại phẫu thuật, phẫu thuật sạch-nhiễm chiếm tỷ lệ lớn nhất, với 44 ca chiếm 51,76%. Tiếp theo là phẫu thuật nhiễm, với 40 ca chiếm 47,06%. Phẫu thuật sạch chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ và không có loại phẫu thuật bẩn.
Độ dài phẫu thuật của các bênh nhân kéo dài 60 phút chiếm đa số trong mẫu nghiên cứu, tỷ lệ là 41,18%. Thời gian nằm viện của các bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu kéo dài khoảng 1 tuần chiếm đa sô với 45 ca chiếm 52,94% số ngày nằm viện ít nhất là 3 ngày và nhiều nhất là 29 ngày. Đa số bệnh nhân phẫu thuật trong ngày đầu nhập viện. Thời gian sử dụng kháng sinh trong vòng 1 tuần chiếm đa số với 55 ca (64,71%). Từ bảng kết quả có thể thấy số ngày sử dụng kháng sinh của bệnh nhân ít hơn số ngày nằm viện.
Nhóm phẫu thuật theo hệ cơ quan trong mẫu nghiên cứu rất đa dạng. Trong đó, các nhóm phẫu thuật chiểm tỷ lệ lớn, bao gồm: phẫu thuật cắt ruột thừa đứng đầu, với 32 ca chiếm 37,65%; Tiếp theo là nhóm phẫu thuật đường niệu sinh dục với 23 ca chiếm 29,41%, phẫu thuật gan-mật-tụy với 13 ca chiếm 15,29%, phẫu thuật nhóm tiêu hóa khác với 12 ca chiếm 14,12%. Các nhóm phẫu thuật khác, bao gồm phẫu thuật đại tràng và phẫu thuật lồng ngực chiếm tỷ lệ nhỏ (≤5%).
Đa số bệnh nhân xuất viện đều khỏi bệnh hoặc tình trạng bệnh đỡ giảm (96,47%). Chỉ có 2 bệnh nhân chuyển tuyến, với 1 bệnh nhân (1,18%) xin về với tình trạng bệnh nặng.
3.1.2.2. Các yếu tố nguy cơ nhiễm khuẩn vết mổ
Bảng 3.5. Các yếu tố nguy cơ NKVM (n=85) Nguy cơ NKVM (n=56)
Nguy cơ
Các yếu tố nguy cơ
Suy dinh dƣỡng (BMI<18.5)
Bệnh nhân có cấy ghép vật liệu nhân tạo Điểm ASA ≥ 3
Béo phì (BMI ≥ 25) Đái tháo đường
Nằm viện trên 7 ngày trước phẫu thuật Có ổ nhiễm khuẩn trên cơ thể
Mất máu > 1500 ml trong phẫu thuật
Nhận xét: Có 56 bệnh nhân có ít nhất 1 yếu tố nguy cơ NKVM. Các yếu tố nguy cơ phổ biến bao gồm: có ổ nhiễm khuẩn trên cơ thể (24,71%), béo phì (20%) bao gồm 11 bệnh nhân nam và 6 bệnh nhân nữ, bệnh nhân nằm viện trên 7 ngày trước phẫu thuật (12,50%), suy dinh dưỡng (9,41%). Các yếu tố nguy cơ khác chỉ gặp ở một số lƣợng nhỏ bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu.
Bảng 3.6. Thang điểm NISS trong mấu nghiên cứu Đặc điểm
Điểm ASA
Thang điểm NISS
Tổng nguy cơ NKVM
Nhận xét: Theo thang điểm NISS, có 52 bệnh nhân (61,18%) có yếu tố nguy cơ NKVM. Trong đó, NISS = 1 điểm sẽ đƣợc đánh giá trên điểm T-cut hoặc loại phẫu thuật nhiễm và bẩn, từ đó tìm ra 41 bệnh nhân (48,24%). NISS = 2 điểm sẽ đƣợc đánh giá trên điểm T-cut cộng với loại phẫu thuật nhiễm và bẩn, từ đó tìm ra 11 bệnh nhân (12,94 %) có cả 2 tiêu chí nêu trên. Không có điểm NISS = 3 vì điểm ASA ≥3 là không có.
3.2. Phân tích sử dụng kháng sinh dự phòng trên bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu
3.2.1. Lựa chọn kháng sinh dự phòng trong phẫu thuật
Bảng 3.7. Tỉ lệ lựa chọn kháng sinh dự phòng (n=85)
Penicillin: Amoxcillin Cephalosporin
(CG)
Fluoroquinolon (FQ)
Metronidazol
Nhận xét: Trong mẫu nghiên cứu, kháng sinh C3G và ofloxacin hầu nhƣ đƣợc sử dụng trên tất cả bệnh nhân chiếm tỷ lệ lần lƣợt là 100% và 94,12%. Sau đó là metronidazole với 28,24%. Còn lại các kháng sinh khác chiếm tỷ lệ trong khoảng từ 2,35% đến 11, 76%.
29
Bảng 3.8. Lựa chọn kháng sinh dự phòng theo từng nhóm phẫu thuật (n=85) Nhóm phẫu thuật
Đại tràng (n=2)
Cefoperazon/sulbactam Metronidazol
Ofloxacin Levofloxacin Gan-mật-tụy Amoxcillin
Cefoperazon/sulbactam Cefoxitin
Metronidazol Ofloxacin Moxifloxacin
Đường niệu sinh dục Amoxcillin
Cefoperazon/sulbactam Cefoxitin
Ofloxacin Ruột thừa
Cefoperazon/sulbactam Cefoxitin
Cefepime Metronidazol Ofloxacin Tiêu hóa khác
Cefoperazon/sulbactam Cefoxitin
Metronidazo Ofloxacin Moxifloxacin Lồng ngực
Cefoperazon/sulbactam Cefoxitin
Ofloxacin Levofloxacin
Nhận xét: Với các nhóm phẫu thuật, kháng sinh dự phòng đƣợc lựa chọn phổ biến bao gồm các kháng sinh cephalosporin thế hệ 3 (cefoperazon/sulbactam), kháng sinh nhóm fluoroquinolon (ofoxacin) và kháng sinh metronidazol. Kháng sinh cephalosporin thế hệ 2, 4, nhóm fluoroquinolon khác (moxifloxacin, levofloxacin) và nhóm penicillin (amoxcillin) cũng đƣợc lựa chọn cho bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu nhƣng chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ.
3.2.2. Liều dùng, đường đùng kháng sinh dự phòng trong phẫu thuật Bảng 3.9. Liều dùng, đường dùng kháng sinh dự phòng Tên kháng sinh
Đường uống: Amoxicillin Đường tiêm tĩnh mạch Cefoperazon/sulbactam Cefoxitin
Cefepime
Đường truyền tĩnh mạch Metronidazol
Ofloxacin Moxifloxacin Levofloxacin
Nhận xét: Toàn bộ bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu đều có sử dụng kháng sinh dự phòng theo đường tiêm tĩnh mạch. Ngoài ra, có 82 bệnh nhân (96,47%) được sử dụng cả kháng sinh theo đường truyền tĩnh mạch và 2 bệnh nhân (2,35%) sử dụng thêm kháng sinh đường uống.
Đa số bệnh nhân dùng kháng sinh dự phòng ở mức liều thường dùng, thậm chí một số trường hợp còn dùng liều thấp hơn liều thường dùng như ofloxacin truyền tĩnh mạch 200mg trên 80 bệnh nhân (94,12%) hoặc cefoxitin tiêm tĩnh mạch 1000mg trên 10 bệnh nhân (11,76%).
3.2.3. Thời điểm sử dụng liều đầu của kháng sinh dự phòng trong phẫu thuật
Biểu đồ 3.1. Thời điểm lần đầu dùng kháng sinh dự phòng trong mẫu nghiên cứu
Nhận xét: Phần lớn bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu đƣợc sử dụng liều kháng sinh dự phòng đầu sau phẫu thuật, trong số đó, hầu hết đƣợc dùng trong vòng 1 giờ sau phẫu thuật, chiếm 60% mẫu nghiên cứu. Với các bệnh nhân đƣợc đƣa liều đầu trước thời điểm rạch da, thời điểm đưa kháng sinh chủ yếu trước rạch da trên 2 giờ. Chỉ có khoảng 2-8% được đưa thuốc trong vòng 120 phút trước khi rạch da.
Bảng 3.10. Số lần đưa thêm kháng sinh dự phòng trong vòng 24 giờ sau phẫu thuật Số lần đƣa
Không đƣa thêm 1 lần đƣa thêm 2 lần đƣa thêm 3 lần đƣa thêm Tổng
Nhận xét: Đa số bệnh nhân sử dụng kháng sinh dự phòng đƣợc đƣa thuốc thêm 2 lần trong vòng 1 ngày sau phẫu thuật, với 43 trường hợp chiếm 50,59%.
3.2.4. Thời điểm dừng kháng sinh dự phòng
Biểu đồ 3.2. Thời điểm dừng kháng sinh dự phòng trong mẫu nghiên cứu Nhận xét: Phần lớn bệnh nhân sử dụng kháng sinh dự phòng có thời gian dùng thuốc kéo dài đến hơn 4 ngày, chiếm 24% mẫu nghiên cứu. Không có bệnh nhân ngừng kháng sinh trong vòng 2 ngày sau phẫu thuật.
3.2.5. Phân tích tính phù hợp của việc sử dụng kháng sinh dự phòng trên mẫu nghiên cứu
3.2.5.1. Đánh giá tính phù hợp theo từng tiêu chí
Bảng 3.11. Tính phù hợp của việc sử dụng kháng sinh dự phòng trên bệnh nhân phẫu thuật theo từng tiêu chí
Tiêu chí phù hợp
Lựa chọn KSDP (n=85) Thời gian dùng KSDP (n=85) Liều dùng KSDP (n=85) Đường dùng KSDP (n=85)
Bổ sung liều (có khuyến cáo và có bổ sung) (n=0)*
*Không đánh giá trên bệnh nhân không được khuyến cáo bổ sung liều
Nhận xét: Trong 85 bệnh nhân đƣợc sử dụng kháng sinh dự phòng, không có bệnh nhân đƣợc lựa chọn kháng sinh dự phòng phù hợp theo khuyến cáo của ASHP.
Thời gian dùng kháng sinh cũng chỉ phù hợp ở 9 bệnh nhân chiếm 10,59%. Liều của kháng sinh dự phòng đƣợc tuân thủ theo WHO ở 26 bệnh nhân chiếm 30,59%. Hầu nhƣ tất cả bệnh nhân đều đƣợc tiêm tĩnh mạch nhƣng chỉ 24,71% bệnh nhân phù hợp về đường dùng. Không có bệnh nhân cần bổ sung liều trong phẫu thuật.
3.2.5.2. Đánh giá tính phù hợp chung
Hình 3.1. Tính phù hợp chung của việc sử dụng kháng sinh
Nhận xét: Trong mẫu nghiên cứu có 85 bệnh nhân sử dụng kháng sinh dự phòng, không có bệnh nhân nào đáp ứng toàn bộ bộ tiêu chí, xuất phát từ việc không có bệnh nhân nào đƣợc lựa chọn kháng sinh dự phòng phù hợp theo khuyến cáo của ASHP.
CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN
Nhiễm khuẩn vết mổ là biến chứng thường gặp trên bệnh nhân được phẫu thuật. Có nhiều yêu tố nguy cơ thuộc về người bệnh, phẫu thuật, môi trường hoặc vi sinh vật làm tăng nguy cơ NKVM [2]. Tuy nhiên, phần lớn NKVM có thể phòng tránh đƣợc. Một trong những biện pháp quan trọng đƣợc chứng minh làm giảm tỷ lệ NKVM là sử dụng KSDP hợp lý [15] [23]. Tại Bệnh viện E trong những năm gần đây, số lƣợng bệnh nhân đƣợc thực hiện phẫu thuật ngày càng tăng và phần lớn các bệnh nhân này đều đƣợc chỉ định dùng kháng sinh. Tuy nhiên hiện chƣa có nghiên cứu phân tích nào đánh giá tính hợp lý trong sử dụng kháng sinh dự phòng tại đây.
Do đó, đề tài này đƣợc thực hiện nhắm khảo sát đặc điểm bệnh nhân đƣợc chỉ định phẫu thuật tại Bệnh viện E năm 2021, đồng thời phân tích việc sử dụng kháng sinh dự phòng của những bệnh nhân trên. Từ đó, chúng tôi mong muốn tìm ra một số điểm liên quan đến việc sử dụng kháng sinh dự phòng trên các bệnh nhân có can thiệp phẫu thuật tại bệnh viện và đề xuất các biện pháp giúp cải thiện tình hình và nâng cao hiệu quả sử dụng KSDP nói riêng cũng nhƣ kháng sinh nói chung.
4.1. Đặc điểm bệnh nhân đƣợc chỉ định phẫu thuật tại Bệnh viện E từ 01/03/2021 đến 30/04/2021.
Đặc điểm chung
- Giới tính: Với 85 bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu, tỷ lệ giữa nam và nữ có sự khác biệt: nam chiếm 58,82%, nữa chiếm 41,18%. Tỷ lệ này không chênh lệch quá lớn.
- Tuổi: Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng tỷ lệ NKVM tăng lên trên các bệnh nhân cao tuổi. Tại Việt Nam nghiên cứu của Trần Văn Châu cho thấy tỷ lệ NKVM tăng lên với những bệnh nhân trên 60 tuổi [7]. Trong mẫu nghiên cứu của chúng tôi số bệnh nhân có độ tuổi ≥60 tuổi là 30 chiếm 35,39% mẫu nghiên cứu, các nhóm tuổi từ 18-34 tuổi và từ 35-59 tuổi lần lƣợt là 32,94% và 31,29%, do đó nguy cơ NKVM liên quan đến tuổi bệnh nhân chiếm tỷ lệ tương đối nhỏ.
- Bệnh mắc kèm
Có 45 bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu có bệnh mắc kèm, trong đó, bệnh mắc kèm phổ biến nhất là các bệnh lý tiêu hóa và các nhóm bệnh khác (mổ đẻ, tăng huyết áp, thoát vị rốn, suy dinh dƣỡng, rung nhĩ điển hình, tràn dịch màng phổi, mạch máu,…). Nồng độ glucose cao trong huyết thanh ở bệnh nhân đái tháo đường tạo thuận lợi để vi khuẩn phát triển khi xâm nhập vào vết mổ [2]. Kết luận từ một