CHƯƠNG 2 NHÀ MÁY THỦY ĐIỆN A LIN THƯỢNG
2.1. Sơ lược nhà máy thủy điện A Lin Thượng
2.1.2. Địa hình và điều kiện thủy văn
2.1.2.1.Đặc điểm địa lý tự nhiên lưu vực nghiên cứu
Lưu vực tính đến tuyến Đập có dạng gần giống hình chữ nhật với chiều dài khoảng 8km nằm theo hướng Tây Nam, chiều rộng xấp xỉ 2,82km. Lưu vực gồm 01 nhánh chính và các nhánh phụ.
Diện tích lưu vực đến tuyến Đập đo trên bản đồ 1/50000 là 16,3 km2.
DUT.LRCC
Bảng 2.1. Các đặc trưng hình thái lưu vực sông tính đến các tuyến công trình
Tuyến F
(km2)
Ls (km)
(Li) (km)
Llv (km)
Blv (km)
Js (%o)
Jlv (%o)
Đập A Lin 142,3 22,38 39,2 20,3 7,0 8,6 439,5
Đập A Lin Thượng 16,3 8,34 3,90 6,03 2,82 11,7 481,1
2.1.2.2.Tài liệu đo đạc thủy văn
Trên sông A Lin không có trạm quan trắc thủy văn. Tuy nhiên, khu vực lân cận còn có một số trạm thủy văn cơ bản với thời gian quan trắc khác nhau. Trong đó trạm thủy văn Thượng Nhật có thời gian quan trắc từ năm 1981 đến nay, diện tích lưu vực khống chế của trạm là 198 km2, điều kiện khí hậu, nhân tố mặt đệm hình thành dòng chảy gần giống lưu vực sông A Lin. Vì vậy, trạm Thượng Nhật được chọn làm đại biểu để tính toán, hiệu chỉnh các đặc trưng thủy văn cơ bản cho công trình.
Bảng 2.2. Các trạm thủy văn trong khu vực lân cận công trình
TT Tên trạm Sông Flv (km2) Yếu tố đo đạc
H, Q Bùn cát
1 Thượng Nhật Tả Trạch 198 1981-2012
2 Gia Vòng Bến Hải 267 1977-2012
3 Thành Mỹ Cái 2050 1977-2012 1977-2012
4 Nông Sơn Thu Bồn 3320 1977-2012 1978-2012
5 ALưới (dùng riêng) ASap 331 IV/2005-12/2007
6 Cổ Bi Bồ 715 1979-1985
7 Bình Điền Hữu Trạch 519 1979-1984
8 Attapeu Sê Kông 10500 1990-2003
Ghi chú: H- mực nước; Q - lưu lượng nước
Trong lưu vực nghiên cứu không có trạm khí tượng cơ bản nào, nhưng trong khu vực lân cận có một số trạm khí tượng và đo mưa có thời gian quan trắc khá dài, chất lượng tài liệu tốt. Trong số đó trạm khí tượng A Lưới có thời gian quan trắc dài và liên tục, nằm gần lưu vực nghiên cứu. Vì vậy, trạm này được chọn làm trạm đại biểu để tính toán đặc trưng khí tượng cho công trình
DUT.LRCC
Bảng 2.3. Các trạm khí tượng và đo mưa trong và lân cận lưu vực nghiên cứu
STT Tên trạm
Thời đoạn và các yếu tố quan trắc Lượng mưa Bốc hơi Gió Nhiệt độ
KK
Độ ẩm KK
1 A Lưới 1973-2012 1976-2012 1973-12 1976-2012 1976-2012
2 Huế 77-12 77-12 77-12 78-12 78-12
3 Nam Đông 77-12 78-12 77-12 77-12 77-12
4 Khe Sanh 76-12 77-12 77-12 77-12 77-12
6 Đà Nẵng 76-12 77-12 77-12 77-12 77-12
7 Hiên 77-12
8 Thành Mỹ tv 77-12 9 Gia Vòng tv 77-12
10 Tà Lương 81-12
11 Kim Long 77-12
12 Thượng Nhật tv 79-12 13 Bình Điền 79-12
14 Ka Lum 02-03
15 Sê Kông 92-04
2.1.2.3.Nhiệt độ không khí
Lưu vực nghiên cứu nằm trong miền khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ không khí trung bình năm trên lưu vực thay đổi trong khoảng 21oC-25oC, trung bình nhiều năm 21.7oC. Nhiệt độ tối thấp trung bình khoảng 8oC - 12oC, nhiệt độ tối thấp tuyệt đối là 4oC.
Các tháng XII, I, II là các tháng lạnh nhất với nhiệt độ trung bình 17oC - 19oC.
Các tháng nóng nhất là VI, VII, VIII với nhiệt độ trung bình từ 24oC - 29oC, nhiệt độ tối cao tuyệt đối là 39.8oC, biên độ dao động ngày của nhiệt độ trung bình là 8oC.
Các đặc trưng về nhiệt độ trung bình, cao nhất, thấp nhất các tháng, năm của trạm A Lưới được lấy cho khu vực dự án
DUT.LRCC
Bảng 2.4. Nhiệt độ trung bình, cao nhất, thấp nhất tuyệt đối trạm A Lưới (oC)
Đặc trưng I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Năm
Trung bình 17.4 18.5 20.5 22.9 24.2 25.1 24.9 24.8 23.1 21.5 19.5 17.5 21.7 Tối cao 32.4 37.5 37.0 38.8 36.6 35.7 34.9 35.2 33.9 39.8 31.1 30.7 39.8 Tối thấp 5.9 8.2 8.1 12.5 14.2 16.7 17.2 17.4 14.7 10.8 9.2 4.0 4.0
2.1.2.4.Chế độ mưa
Lưu vực và vùng phụ cận thuộc vùng có lượng mưa lớn. Dãy núi Bạch Mã không chỉ ngăn gió mà còn là nguyên nhân quan trọng sinh ra lượng mưa lớn cho khu vực.
Trên bảng đồ đẳng trị mưa năm khu vực xung quanh dự án A Lin Thượng thấy rằng điểm đo mưa Bạch Mã thuộc huyện Phú Lộc tỉnh Thừa Thiên Huế, nằm ở sườn Bắc gần đỉnh dãy núi Bạch Mã là một tâm mưa lớn thuộc vào loại lớn nhất nước, với trị số trung bình nhiều nămm đạt trên 4000-:-5000mm. Từ tâm đó lượng mưa năm giảm dần ra xung quanh, trong đó theo hướng đi về phía Nam giảm nhanh hơn so với hướng đi về phía Bắc, đi về phía Tây lượng mưa giảm ít hơn.
Lượng mưa bình quân nhiều năm trên lưu vực suối Hu đến tuyến đập được xác định theo lượng mưa bình quân nhiều năm trạm A Lưới bằng 3570mm. Lượng mưa năm trung bình lưu vực trạm thủy văn Thượng Nhật bằng 3350mm.
Lượng mưa ngày lớn nhất quan trắc được trên một số trạm kế cận được trình bày trong bảng. Từ bảng này thấy rằng lượng mưa ngày lớn nhất vùng kế cận A Lưới như Huế, Nam Đông là đạt kỷ lục Việt Nam.
Bảng 2.5. Đặc trưng mưa các trạm trong và lân cận lưu vực nghiên cứu
TT Tên trạm Mưa max
1 ngày Ngày
Mưa năm max
Năm Số ngày mưa
Số ngày mưa trung
bình 1 A Lưới 758.1 02/11/1999 6303.7 1996 181-285 229 2 Bình Điền 568.0 26/11/2004 4460.2 1999 102-221 171 3 Thượng Nhật 479.6 30/10/1983 4963.8 2000 119-215 173 4 Nam Đông 927.3 11/11/2007 7053.1 2007 163-237 199 5 Phú Ốc 721.6 03/11/1999 5015.5 1999 99-177 143 6 Huế 977.6 03/11/1999 5641.5 1999 143-189 166 7 Sê Kông 110.4 10/05/2005 1637.4 2000 53-164 123 8 Ka Lum 155.4 14/08/2004 2594.1 2003
DUT.LRCC
Bảng 2.6. Lượng mưa trung bình tháng các trạm lân cận lưu vực (mm)
Trạm I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Năm
A Lưới
72.0 42.0 65.4 158.3 248.3 188.8 163.0 226.0 447.9 923.4 740.0 298.0 3573.2 Bảng 2.7. Lượng mưa 1 ngày lớn nhất ứng với các tần suất tính toán tại A Lưới
Trạm
X1maxp (mm) theo tần suất
0.1% 0.2% 0.5% 1.0% 2.0% 5.0% 10.0%
A Lưới 1142.8 1010.0 860.8 760.8 665 541.8 459.6
2.1.2.5. Các đặc trưng thủy văn
Lưu lượng trung bình tháng, năm thời kỳ thực đo 1981-:-2012 tại Thượng Nhật chuẩn dòng chảy năm là 15,83 m3/s, tương đương với mô đun 80l/s.km2.
Bảng 2.8. Lưu lượng trung bình tháng thực đo tại Thượng Nhật (m3/s) Tuyến/Thán
g
I II III IV V VI VI I
VII I
IX X XI XII Nă
m Thượng
Nhật
10, 8
6, 3
4, 6
4, 4
8, 3
8, 2
5,7 7,7 18, 1
47, 4
43, 7
24,6 1
15,8
Bảng 2.9. Chuẩn dòng chảy năm trên các sông trong khu vực lân cận
Trạm F(km2) Qo(m3/s) Mo(l/s.km2)
Thượng Nhật 198 15.83 80.0
Bình Điền 515 41.7 81.0
Cổ Bi 715 65.7 91.9
Đập TĐ ALưới -TKKT 331 27.0 81.6
Sê Kông 5539 261 47.1
Thành Mỹ 2050 130 63.5
Nông Sơn 3320 280 84.3
Chuỗi dòng chảy tháng tại các tuyến đập A Lin Thượng được tính toán theo chuỗi dòng chảy năm nhận được như đã trình bày trên đây, phân phối theo tháng trong năm lấy như của trạm Thượng Nhật.
DUT.LRCC