Trường hợp sử dụng hợp đồng song phương dạng sai khác CfD và Quyền truyền tải tài chính FTR

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sử dụng ftr để quản lý nghẽn mạch của lưới điện truyền tải trong thị trường điện cạnh tranh (Trang 72 - 75)

CHƯƠNG 3. SỬ DỤNG QUYỀN TRUYỀN TẢI TÀI CHÍNH FTR ĐỂ QUẢN LÝ NGHẼN MẠCH

3.5. Trường hợp sử dụng hợp đồng song phương dạng sai khác CfD và Quyền truyền tải tài chính FTR

Nếu thông qua đấu thầu nhà máy điện NMĐ1 sở hữu được quyền truyền tải tài chính FTR từ nút 1 đến nút 2, với lượng công suất là 800 MW thì khi đó giá trị của FTR bằng:

FTR = F × [ LMP (2) – LMP(1)] = 800 × (51 – 46 ) $ = 4.000 $ Tình hình thanh toán của các bên mua bán trong trường hợp này sẽ như sau:

+ Đối với nhà máy điện:

Nhận khoản thanh toán bán điện theo giá thị trường tại nút 1 từ SMO:

+ 46 $/MWh × 800MWh = +36.800 $ Thanh toán cho khách hàng theo CfD:

- (51 - 50) $/MWh × 800 MWh = - 800 $ Nhận được khoản thanh toán quyền truyền tải FTR từ SMO:

FTR = 800 × (51 – 46 ) $ = 4.000 $ Cuối cùng, doanh thu ròng của nhà máy sẽ là:

R = +36.800 $ - 800 $ + 4.000 $ = 40.000 $ + Đối với khách hàng PT2:

Thanh toán cho SMO khoản tiền mua điện:

- 51 $/MWh × 800MWh = - 40.800 $

Nhận được khoản bù chênh lệch theo hợp đồng CfD từ nhà máy điện NMĐ1:

+ (51 - 50) $/MWh × 800 MWh = + 800 $

Nhận xét: Bằng cách sử dụng FTR kết hợp với hợp đồng dạng sai khác CfD các bên mua bán đã hạn chế được rủi ro cuả mình khi lưới điện bị tắt nghẽn truyền tải.

Cơ quan vận hành thị trường không chiếm giữ khoản thặng dư mua bán do tắt nghẽn mà đã thanh toán lại cho nhưng người sở hữu quyền truyền tải tài chính FTR.

3.5.1. Sử dụng CfD và FTR trong thị trường tập trung trên sơ đồ lưới điện 3 nút

Xét lại ví dụ hình 2.26 ở chương 2, sơ đồ gồm 3 nút, 4 nhà máy điện NMĐ và 3 phụ tải mua bán tập trung trên hệ thống điện góp chung.

Như đã phân tích, nếu lưới điện không bị ràng buộc về khả năng truyền tải và bỏ qua tổn thất thì giá điện LMP tại các nút là hoàn toàn bằng nhau, bằng 10,68

$/MWh.

DUT.LRCC

Các trường

hợp

Công suất phát của các NMĐ trong các trường hợp (MW)

Giá biên LMP tại các vùng ($/MWh)

NMĐ1-1 NMĐ1-2 NMĐ2-1 NMĐ3-1 Vùng 1 Vùng 2 Vùng 3 Không

tắc nghẽn

159 234 0 17 10,68 10,68 10,68

Tắc nghẽn

ĐZ 1-2 107 182 38 82 9,63 15,15 13,31

ĐZ 1-3 90 165 70 85 9,28 16,09 19,5

ĐZ 2-3 148 222 0 40 10,48 9,38 11,58

Nhưng khi đường dây liên lạc giữa các nút có tắc nghẽn xảy ra có thặng dư tắc nghẽn như sau:

Trường hợp tắc nghẽn ĐZ 1-2: FTRNMĐ vùng 1 = M (LMP3 – LMP1) = 218 x (13,31 – 9,63) = 802,24$

Trường hợp tắc nghẽn ĐZ 1-3: FTRNMĐ vùng 1 = M (LMP3 – LMP1) = 215 x (19,5 – 9,28) = 2197,3$

Trường hợp tắc nghẽn ĐZ 2-3: FTRNMĐ vùng 1 = M (LMP3 – LMP1) = 260 x (11,58 – 10,48) = 286$

Cũng như ví dụ 2 nút trên, ta sẽ phân tích hiệu quả kinh doanh của các bên trong hai trường hợp chỉ sử dụng hợp đồng song phương CfD và có sử dụng thêm công cụ FTR.

a. Trường hợp 1: (Tắc nghẽn ĐZ 1-2)

* Trường hợp chỉ sử dụng hợp đồng song phương dạng sai khác CfD

Giả sử nhà máy điện tại nút 1 có hợp đồng CfD với tải tại nút 3 với lượng điện năng là 218MW và giá hợp đồng là 11$/MWh.

Tình hình thanh toán hợp đồng song phương như sau:

+ Đối với các nhà máy điện NMĐ tại vùng 1:

Thu được khoản tiền bán điện từ SMO:

+9,63 $/MWh × 218MWh = +2.099,34 $

Theo CfD vì giá điện thấp hơn giá hợp đồng nên nhà máy sẽ chờ khách hàng thanh toán khoản chênh lệch bằng:

+ (11 – 9,63) $/MWh × 218 MWh = + 298,66 $

Nhưng cũng theo CfD giá điện tại nút phụ tải bằng 13,31 $/MWh cao hơn giá hợp đồng nên nhà máy phải thanh toán cho khách hàng khoản chênh lệch bằng:

- (13,31 - 11) $/MWh × 218 MWh = - 503,58 $

Tổng doanh thu của nhà máy: R = + 2.099,34 + 298,66 – 503,58 = 1894,42 $

DUT.LRCC

+ Đối với phụ tải PT2:

Thanh toán cho SMO khoản tiền mua điện:

- 13,31 $/MWh × 218MWh = - 2.901,58 $

Theo CfD vì giá điện cao hơn giá hợp đồng nên khách hàng chờ nhà máy NMĐ1 thanh toán khoản chênh lệch bằng:

+ (13,31 - 11) $/MWh × 218 MWh = + 503,58 $

Cũng theo CfD khách hàng phải thanh toán cho người bán khoản chênh lệch:

- (11 – 9,63) $/MWh × 218 MWh = - 298,66 $ Cuối cùng, tổng số tiền của nhà máy phải thanh toán là:

E = - 2.901,58 + 503,58 – 298,66 = - 2696,66 $ Nhận xét:

Bên bán là các nhà máy NMĐ1 có doanh thu thấp hơn giá trị hợp đồng CfD (bằng 1894,42 $), còn bên mua là PT2 phải trả số tiền cao hơn giá trị hợp đồng CfD;

nghĩa là trong trường hợp có tắc nghẽn như thế này nếu chỉ sử dụng hợp đồng song phương CfD thì hai bên không thể mua bán hiệu quả lượng điện năng 218 MWh đúng với giá hợp đồng 11 $/MWh. Cả hai bên đều bị rủi ro trong giao dịch, như vậy dạng hợp đồng CfD không bảo đảm cho người mua bán hiệu quả với giá hợp đồng.

Cơ quan vận hành thị trường điện SMO giữ khoản tiền chênh lệch giữa tiền khách hàng thanh toán cho SMOvà số tiền SMO thanh toán cho người bán điện, bằng:

2696,66$ - 1894,42$ = 802,24$

Số tiền này chính là thặng dư mua bán do tắt nghẽn trên lưới điện truyền tải, bằng:

F × [ LMP (2) – LMP(1)]

Với F là lượng điện năng giao dịch và LMP(i) là giá biên tại các nút.

b. Trường hợp sử dụng hợp đồng song phương dạng sai khác CfD và quyền truyền tải tài chính FTR

Nếu thông qua đấu thầu các nhà máy điện NMĐ vùng 1 sở hữu được quyền truyền tải tài chính FTR từ nút 1 đến nút 3, với lượng công suất là 218 MW thì khi đó giá trị của FTR bằng:

FTRNMĐ vùng 1 = M (LMP3 – LMP1) = 218 x (13,31 – 9,63) = 802,24$

Tình hình thanh toán của các bên mua bán trong trường hợp này sẽ như sau:

+ Đối với nhà máy điện:

Nhận khoản thanh toán bán điện theo giá thị trường tại nút 1 từ SMO:

+ 9,63 $/MWh × 218MWh = +2.099,34 $ Thanh toán cho khách hàng theo CfD:

- (13,31 – 11) $/MWh × 218 MWh = - 503,58 $

DUT.LRCC

Nhận được khoản thanh toán quyền truyền tải FTR từ SMO:

FTR = 218 × (13,31 – 9,63 ) $ = 802,24 $ Cuối cùng, doanh thu ròng của nhà máy sẽ là:

R = +2.099,34 $ - 503,58 $ + 802,24 $ = 2398 $ + Đối với khách hàng PT3:

Thanh toán cho SMO khoản tiền mua điện:

- 13,31 $/MWh × 218MWh = - 2901,58 $

Nhận được khoản bù chênh lệch theo hợp đồng CfD từ nhà máy điện NMĐ1:

+ (13,31 - 11) $/MWh × 218 MWh = +503,58 $ Chi phí tổng phụ tải PT3 phải chi trả:

E = - 2901,58 + 503,58 = 2398 $

Nhận xét: Bằng cách sử dụng FTR kết hợp với hợp đồng dạng sai khác CfD các bên mua bán đã hạn chế được rủi ro cuả mình khi lưới điện bị tắt nghẽn truyền tải. Cơ quan vận hành thị trường không chiếm giữ khoản thặng dư mua bán do tắt nghẽn mà đã thanh toán lại cho những người sở hữu quyền truyền tải tài chính FTR.

Tính toán tương tự với các trường hợp còn lại ta cũng được các kết quả tương tự.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sử dụng ftr để quản lý nghẽn mạch của lưới điện truyền tải trong thị trường điện cạnh tranh (Trang 72 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)