HÀNG CỦA SỐ THẬP PHÂN.ĐỌC, VIẾT SỐ THẬP PHÂN

Một phần của tài liệu giao an tuan 7 (Trang 21 - 25)

 Nhận biết tên các hàng của số thập phân (dạng đơn giản thường gặp); quan hệ giữa các đơn vị của 2 hàng liền nhau.

 Nắm được cách đọc, cách viết số thập phân.

 Chuyến số thập phân thàmh hỗn số có chứa phân số thập phân.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :

+Kẻ sẵn 1 bảng phóng to bảng của SGK III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :

1Kiểm tra bài cũ :-Gọi 2Hs làm các bài tập 2,3 tiết trước -GV nhận xét

2Bài mới :

Tg Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Hđbt

16

17

Hoạt động 1 : Giới thiệu các hàng, giá trị các chữ số phụ thuộc vào vị trí của nó ở các hàng và cách đọc, viết số thập phân.

a) GV hướng dẫn HS quan sát bảng trong SGK và giúp HS tự nêu được.

Mỗi đơn vị của 1 hàng bằng 10 đơn vị của hàng thấp hơn liền sau hoặc bằng 101 (tức 0,1) đơn vị của hàng cao hơn liền trước.

b) GV hướng dẫn để HS tự nêu được cấu tạo của từng phần trong số thập phân rồi đọc số đó.

c) Tương tự như b) đối với số thập phân 0,1985.

Sau mỗi phần b) và c) GV đặt câu hỏi để HS nêu cách đọc số thập phân, cách viết số thập phân. Cho HS trao đổi ý kiến để thống nhất cách đọc, cách viết số thập phân (như SGK).

Hoạt động 2 : Thực hành

Bài 1 : -GV cho HS tự làm rồi chữa bài.

-GV yêu cầu h/sđọc và phân tích các số trong bài.

Bài 2 : HS tự làm rồi chữa bài. (Nên có bảng phụ kẻ sẵn bảng của bài tập

-HS quan sát và nêu

Phần nguyên của số thập phân gồm các hàng : đơn vị, chục, trăm, nghìn, … Phần thập phân của số thập phân gồm các hàng : phần mười, phần trăm, phần nghìn, phần chục nghìn …

Ví dụ : Trong số thập phân 375,406 : Phần nguyên gồm có : 3 trăm, 7 chục, 5 đơn vị

Phần thập phân gồm có : 4 phần mười, 0 phần trăm, 6 phần nghìn.

Số thập phân 375,406 đọc là : ba trăm bảy mươi lăm phẩy bốn trăm linh sáu.

-HS đọc thầm đề bài

-HS tiếp nối nhau đọc số và phân tích

1Hs lên bảng viết số

HS làm bài vào vở BT : a/ 5,9 .b/24,18 .

2 để thuận tiện khi chữa bài cho cả lớp).

Một số HS đọc trước lớp -HS đọc

- HS nêu phần nguyên phần thập phân 3-Hoạt động nối tiếp : -GV nhận xét tiết học Chuẩn bị bài mới

Thứ năm ngày 22 tháng 10 năm 2015 ĐỊA LÍ

Tiết7 : ÔN TẬP

I - MỤC TIÊU : Học xong bài này,HS :

- Xác định và mô tả được vị trí Địa lí nước ta trên BĐ.

- Biết hệ thống hỏa các kiến thức đã học về Địa lí TN VN ở mức độ đơn giản.

- Nêu tên và chỉ được vị trí một số dãy núi, đồng bằng, sông lớn của nước ta trên BĐ.

II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC Phiếu BT có vẽ lược đồ trống VN.Bản đồ địa lý tự nhiên VN.

III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU 1/ Ổn định tổ chức

2/ Kiểm tra bài cũ :2 HS trả lời 2 câu hỏi 2,3 – SGK/81.

GV nhận xét . 3/ Bài mới :

Tg Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Hđbt

1’

8’

8’

12’

a/Giới thiệu bài

* Hoạt động 1 : làm việc cả lớp

- Chỉ và mô tả vị trí, giới hạn của nước ta trên BĐ.

* Hoạt động 2 : Trỏ chơi “đối đáp nhanh”

Bước 1 : Chọn 2 đội chơi có số HS như nhau, mỗi HS được gắn một số thứ tự bắt đầu từ 1. Hai em có STT giống nhau sẽ đứng đối diện nhau.

Bước 2 : GV hướng dẫn cách chơi như – SGV/94.

Bước 3 : GV tổ chức cho HS nhận xét, đánh giá. Tìm đội thắng cuộc.

* Hoạt động 3 : Làm việc theo nhóm Bước 1 : Thảo luận câu hỏi 2 - SGK Bước 2 : Đại diện các nhóm trình bày kết quả - NX-> Bài học SGK

HS lên bảng chỉ BĐ.

- Hai đội chơi bước vào vị trí.

- HS lắng nghe.

-2 Đội tham gia chơi

- HS nhận xét.

-Nhóm 6 - HS trình bày.

- Vài HS đọc

3-Hoạt động nối tiếp : - HS trình bày lại các ý của BT2.

- Về nhà học bài và đọc trước bài 8/83

Thứ năm ngày 22 tháng 10 năm 2015 ĐẠO ĐỨC

Tiết 7 : NHỚ ƠN TỔ TIÊN (Tiết: 1 ) I. MỤC TIÊU

Học xong bài này HS biết:-Con người ai cũng có tổ tiên và mỗi ngưòi đều phải nhớ ơn tổ tiên .

- Trách nhiệm của mỗi người đối với tổ tiên, gia đình, dòng họ.

- Thể hiện lòng biết ơn tổ tiên và giữ gìn, phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ bằng những việc làm cụ thể, phù hợp với khả năng.

- Biết ơn tổ tiên; tự hào về truyền thống gia đình và dòng họ . II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Các tranh, ảnh, bài báo nói về ngày giỗ tổ Hùng Vương.

- Câu ca dao, tục ngữ, truyện,… nói về lòng biết ơn tổ tiên.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU

Tg Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Hđbt

10’ Hoạt động 1: tìm hiểu nội dung truyện Thăm mộ.

- GV gọi HS đọc truyện Thăm mộ.

- GV yêu cầu HS thảo luận theo các câu hỏi sau:

+ Nhân ngày tết cổ truyền, bố của Việt đã làm gì để tỏ lòng biết ơn tổ tiên?

+ Theo em, bố muốn nhắc nhở Việt điều gì khi kể về tổ tiên?

+ Vì sao Việt muốn lau bàn thờ giúp mẹ?

- GV kết luận: ai cũng có tổ tiên, gia đình, dòng họ. Mỗi người đều phải biết ơn tổ tiên và biết thể hiện điều đó bằng những việc làm cụ thể.

- HS đọc thầm.

- HS cả lớp thảo luận và trả lời.

10 Hoạt động 2: làm bài tập 1, SGK.

- GV cho HS tự làm bài tập.

- GV yêu cầu HS trình bày ý kiến trước lớp.

- GV kết luận: chúng ta cần thể hiện sự biết ơn tổ tiên bằng các việc làm cụ thể, thiết thực, phù hợp với khả năng như các việc cố gắng học tập, rèn luyện để trở thành người có ích cho xã hội; gìn giữ nền nếp tốt đẹp của gia đình; thăm mộ tổ tiên, ông bà…

- HS làm bài và trao đổi với bạn bên cạnh.

- 2 HS trả lời, cả lớp trao đổi, nhận xét, bổ sung.

10 Hoạt động 3: Tự liên hệ.

- GV yêu cầu HS kể những việc đã làm được thể hiện lòng biết ơn tổ tiên và những việc chưa làm được.

- GV gọi HS lên trình bày trước lớp.

- GV nhận xét và kết luận: chúng ta đã biết thể hiện sự biết ơn tổ tiên bằng các việc làm cụ thể, thiết thực.

- HS làm việc cá nhân và trao đổi trong nhóm nhỏ.

- 3 HS trình bày.

Mỗi người phải biết ơn tổ tiên và có trách nhiệm giữ gìn, phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ.

3-Hoạt động nối tiếp : - GV dặn HS về nhà học thuộc bài cũ và sưu tầm tranh, ảnh, bài báo nói về ngày giỗ tổ Hùng Vương. Những câu ca dao, tục ngữ, truyện,… nói về lòng biết ơn tổ tiên.

*******************************************************

Th sáu ngày 23 tháng 10 năm 2015 TẬP LÀM VĂN

Tiết: 14 LUYỆN TẬP TẢ CẢNH I. Muùc tieõu:

Dựa trên kết quả quan sát một cảnh sông nước, dàn ý đã lập và hiểu biết về đoạn văn trong bài văn tả cảnh sông nước, HS biết chuyển một phần của dàn ý thành đoạn văn, thể hiện rõ đối tượng miêu tả, nét nổi bật của cảnh, cảm xúc của người tả.

II. Đồ dùng dạy - học:

- Dàn ý bài văn tả cảnh sông nước của từng HS.

- Một số đoạn văn, bài văn hay tả cảnh sông nước.

III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:

1. Kiểm tra bài cũ:

- Gọi 2 HS đọc đoạn văn đã viết ở tiết tập làm văn trước.

- GV nhận xét.

2. Bài mới:

Tg Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Hđbt

1’

7’

23’

a. Giới thiệu bài:

Nêu mục đích yêu cầu của tiết học.

b. Nội dung:

Hoạt động 1: GV hướng dẫn HS tìm hiểu đề.

- Gọi HS đọc đề bài.

- HS nối tiếp nhau đọc các gợi ý SGK/74.

- GV kiểm tra dàn ý bài văn tả cảnh sông nước của HS.

- Yêu cầu một vài HS nói về phần chọn để chuyển thành một đoạn văn hoàn chỉnh.

- GV nhắc nhở HS những vấn đề cần lưu yù.

Hoạt động 2: HS viết đoạn văn.

- GV yêu cầu HS viết đoạn văn.

- Gọi HS đọc kết quả bài làm.

- GV và HS nhận xét, khen những HS viết đúng, viết hay.

- 1 HS đọc đề.

- 5 HS đọc gợi ý.

- HS nêu phần đoạn văn mình chọn.

- HS viết đoạn văn.

- Đọc đoạn văn.

3-Hoạt động nối tiếp : - GV nhận xét tiết học.

- Về nhà hoàn chỉnh lại 2 đoạn văn đã viết.

************************************************************

Th sáu ngày 23 tháng 10 năm 2015 TOÁN

Một phần của tài liệu giao an tuan 7 (Trang 21 - 25)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(31 trang)
w