HTKTXH là một phạm trù của chủ nghĩa duy vật lịch sử, dùng để chỉ xã hội ở từng giai đoạn lịch sử nhất định, với một kiểu QHSX đăc trưng cho xã hội đó, phù hợp với một trình độ nhất định của LLSX và với một kiến trúc thượng tầng
tương ứng được xây dựng trên những QHSX ấy.
HTKTXH là một hệ thống hoàn chỉnh, có cấu trúc phức tạp, trong đó có các mặt cơ bản là lực luợng sản xuất, quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng.
1. Lực lượng sản xuất:
Là nền tảng vật chất – kỹ thuật của mỗi hình thái kinh tế – xã hội. Hình thái kinh tế xã hội khác nhau có lực lượng sản xuất khác nhau.
Lực lượng sản xuất biểu hiện mối quan hệ giữa con người với tự nhiên trong quá trình sản xuất. Lực lượng sản xuất thể hiện năng lực thực tiễn của con người trong quá trình sản xuất ra của cải vật chất. Lực lượng sản xuất bao gồm người lao động với kỹ năng lao động của họ và tư liệu sản xuất, trước hết là công cụ lao động.
Chính người lao động là chủ thể của quá trình lao động sản xuất. Cùng với quá trình lao động sản xuất, sức mạnh và kỹ năng lao động của con người ngày càng được tăng lên, đặc biệt là trí tuệ của con người không ngừng phát triển.
Cùng với người lao động, công cụ lao động cũng là 1 yếu tố cơ bản của lực lượng sản xuất, đóng vai trò quyết định trong tư liệu sản xuất. Công cụ lao động do con người sáng toạ ra. Cùng với quá trình tích lũy kinh nghiệm, với những phát minh và sáng chế kỹ thuật, công cụ lao động không ngừng được cải tiến và hoàn thiện. Chính sự cải tiến và hoàn thiện không ngừng của công cũ lao động đã làm biến đổi toàn bộ tư liệu sản xuất. Trình độ phát triển của công cụ lao động là thước đo trình độ chinh phục tự nhiên của con người, là tiêu chuẩn để phân biệt các thời đại kinh tế trong lịch sử.
Sự phát triển của khoa học là nguyên nhân trực tiếp của nhiều biến đổi to lớn trong sản xuất, trong đời sống và trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. Những phát minh khoa học trở thành điểm xuất phát ra đời những ngành sản xuất mới.
Sự phát triển của khoa học đã làm cho lực lượng sản xuất có những bước phát triển nhảy vọt, tạo thành cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại. Có thể nói, ngày nay khoa học và công nghệ hiện đại là đặc trưng cho lực lượng sản xuất hiện đại.
2. Quan hệ sản xuất:
Là quan hệ giữa người và người trong quá trình sản xuất. Quan hệ sản xuất gồm 3 mặt: quan hệ về sở hữu đối với tư liệu sản xuất, quan hệ trong tổ chức và quản lý sản xuất, quan hệ trong phân phối sản phẩm sản xuất ra.
Quan hệ sản xuất do con người tạo ra, nhưng nó hình thành 1 cách khách quan trong quá trình sản xuất, không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người.
Trong 3 mặt của quan hệ sản xuất, quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất là quan hệ xuất phát, quan hệ cơ bản, đặc trưng cho quan hệ sản xuất trong từng xã hội. Quan hệ sở hữu này quyết định quan hệ về tổ chức quản lý sản xuất, quan hệ phân phối và các quan hệ xã hội khác.
Quan hệ tổ chức và quản lý sản xuất trực tiếp tác động đến quá trình sản xuất, đến việc tổ chức, điều khiển quá trình sản xuất. Nó có thể thúc đẩy hoặc kìm hãm quá trình sản xuất. Quan hệ tổ chức và quản lý sản xuất do quan hệ sở hữu quyết định và nó phải thích ứng với quan hệ sỡ hữu.
Quan hệ về phân phối sản phẩm sản xuất ra kích thích trực tiếp đến lợi ích con người, nên nó tác động đến thái độ của con người trong lao động sản xuất và do đó có thể thúc đẩy hoặc kìm hãm sản xuất phát triển.
Quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của lực
lượng sản xuất:
LLSX và QHSX là 2 mặt của phương thức sản xuất, chúng tồn tại không tách rời nhau, tác động qua lại lẫn nhau 1 cách biện chứng, tạo thành quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của LLSX – quy luật cơ bản nhất của sự vận động và phát triển xã hội.
Sự vận động, phát triển của LLSX quyết định và làm thay đổi QHSX cho phù hợp với nó. Khi 1 phương thức sản xuất mới ra đời, khi đó QHSX phù hợp với trình độ phát triển của LLSX. Sự phát triển của LLSX đến 1 trình độ nhất định làm cho QHSX từ chỗ phù hợp trở thành không phù hợp với sự phát triển của LLSX. Khi đó QHSX trở thành yếu tố kìm hãm LLSX phát triển. Yêu cầu khách quan của sự phát triển LLSX tất yếu dẫn đến thay thế QHSX cũ bằng quan hệ sản xuất mới phù hợp với trình độ phát triển mới của LLSX để thúc đẩy LLSX tiếp tục phát triển. Thay thế QHSX cũ bằng QHSX mới cũng có nghĩa là phương thức sản xuất sản xuất cũ mất đi, phương thức sản xuất mới ra đời thay thế.
LLSX định QHSX nhưng QHSX cũng có tính độc lập tương đối và tác động trở lại sự phát triển của LLSX. QHSX quy định mục đích của sản xuất, tác động đến thái độ của con người trong lao động sản xuất, đến tổ chức phân công lao động xã hội, đến phát triển và ứng dụng khoa học và công nghệ…do đó tác động đến sự phát triển của LLSX.QHSX phù hợp với trình độ phát triển của LLSX là động lực thúc đẩy LLSX phát triển. Ngược lại, QHSX lỗi thời, lạc hậu sẽ kìm hãm sự phát triển của LLSX.
Mỗi hình thái kinh tế – xã hội có 1 kiểu QHSX đặc trưng cho nó. QHSX là tiêu chuẩn khách quan để phân biệt các chế độ xã hội. QHSX được hình thành 1 cách khách quan trong quá trình sản xuất tạo thành quan hệ vật chất của xã hội.
Trên cơ sở QHSX hình thành nên các quan hệ về chính trị và tinh thần của xã hội. 2 mặt đó của đời sống xã hội được khái quát thành cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng của xã hội.
3. Kiến trúc thượng tầng:
Cơ sở hạ tầng: là toàn bộ những quan hệ sản xuất hợp thành cơ cấu kinh tế của 1 xã hội nhất định.
Cơ sở hạ tầng của 1 xã hội cụ thể bao gồm quan hệ sản xuất thống trị, quan hệ sản xuất tàn dư của xã hội cũ và quan hệ sản xuất mầm móng của xã hội thương lai. Trong đó quan hệ sản xuất thống trị bao giờ cũng giữ vai trò chủ đạo, chi phối các quan hệ sản xuất khác. Nó quy định xu hướng chung của đời sống kinh tế xã hội. Bởi vậy, cơ sở hạ tầng của 1 xã hội cụ thể được đặc trưng bởi quan hệ sản xuất thống trị trong xã hội đó. Tuy nhiên, quan hệ sản xuất tàn dư và quan hệ sản xuất mầm móng cũng có vai trò nhất định.
VD: trong xã hội chiếm hữu nô lệ, quan hệ sản xuất chiếm hữu nô lệ là quan hệ sản xuất thống trị, quan hệ sản xuất công xã nguyên thủy là quan hệ sản xuất tàn dư và quan hệ sản xuất phong kiến là quan hệ sản xuất mầm móng.
KTTT là khái niệm dùng để chỉ toàn bộ quan điểm chính trị, pháp quyền, triết học, đạo đức, tôn giáo, nghệ thuật… cùng với những thiết chế xã hội tương ứng nhưnhà nước, đảng phái, giáo hội, các đoàn thể xã hội... được hình thành trên cơ sở hạ tầng nhất định
Trong xã hội có giai cấp, nhà nuớc là cơ quan có vai trò đặc biệt quan trọng trong KTTT, là tiêu biểu của chế dộ chính trị, của giai cấp thống trị xã hội.
Chính nhờ có nhà nước mà giai cấp thống trị mà giai cấp thống trị đã làm cho
hệ tư tưởng của giai cấp mình trở thành hệ tư tưởng phổ biến trong xã hội.
Sự tác động giữa cơ sở hạ tầng và KTTT là một trong những nguyên nhân tạo ra động lực thúc đẩy xã hội phát triển, trong đó cơ sở hạ tầng đóng vai trò quyết định. Điều này được thể hiện trong mỗi HTKTXH nhất định
Khi cơ sở hạ tầng có những biến đổi, đặc biệt là những thay đổi trong QHSX cơ bản tất yếu sẽ dẫn đến sự thay đổi căn bản trong KTTT, trước hết là lực lượng tổ chức chính trị, là bộ máy nhà nước thống trị, và hệ tư tưởng của giai cấp thống trị. Sự thay đổi của cơ sở hạ tấng dẫn đến sự biến đổi của KTTT cũng bắt nguồn từ nguyên nhân sâu xa là sự phát triển của LLSX, khi lực lượng sản xuất thay đổi, làm cho QHSX thay đổi làm cho KTTT thay đổi.
KTTT không hoàn toàn thụ động, có tính độc lập tương đối, có sự tác động trở lại của KTTT đối với cơ sở hạ tầng. Khi KTTT phù hợp cơ sở hạ tầng, tạo ra động lực thúc đẩy xã hội phát triển, khi không phù hợp tạo ra động lực kìm hãm sự phát triển
Trên cơ sở của sự tác động do quy luật QHSX phải phù hợp trình độ LLSX và mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng, các nhà kinh điển CNMLN đã kết luận HTKTXH TBCN nhất định sẽ được thay thế bằng HTKTXH CSCN và quá trình này cũng là quá trình lịch sử tự nhiên.
Sự thay thế đó được thể hiện thông qua CNXH mà 2 tiền đề quan trọng là sự phát triển của LLSX, và sự trưởng thành của giai cấp công nhân, giai cấp vô
Hình thái kinh tế xã hội là 1 hệ thống trong đó các mặt không ngừng tác động quasản.
lại lẫn nhau tạo thành các quy luật vận động, phát triển khách quan của xã hội. Đó là quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, quy luật cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc thượng tầng và các quy luật xã hội phát triển. Chính sự tác động của các quy luật khách quan đó mà các hình thái kinh tế – xã hội vận động phát triển từ thấp đến cao. Trong mỗi giai đoạn, bên cạnh những yếu tố liên quan phổ biến, còn có sự tác động của hoàn cảnh địa lý, truyền thống tâm lý nên sự vận động không giống nhau.