V. TÍN ĐỒ VÀ NHỮNG ĐỨC TIN CĂN BẢN CỦA TÍN ĐỒ
3. Những nền tảng căn bản trong đời sống tinh thần Muslim
Học thuyết Islam gồm Rukun Iman, tức là lòng tin vào chân lý của đạo Hồi cùng các tín điều và hành đạo. Tín điều đầu tiên và cơ bản nhất của người Islam là tin vào một một đấng tối cao duy nhất là Allah “La Illah Ilallah”, đó cũng là nguyên tắc căn bản của Islam với tư cách là một tôn giáo độc thần. Tín điều thứ hai là tôn sùng Muhammed - nhà tiên tri và là sứ giả của Allah. Thứ ba là tin vào sự vĩnh hằng của kinh Qur’an - cuốn sách khải thị của Allah. Và cuối cùng là tin vào cuộc sống ở thế giới bên kia (vào sự bất tử của linh hồn, ngày phán xử cuối cùng, thiên đường, địa nguùc…).
Trong việc lấy nội dung kinh Qur’an và các Hadith làm kim chỉ nam cho mọi hoạt động tín ngưỡng của mình, 5 nền tảng được người Islam xem là căn bản nhất được đặt ra nhử sau.
a. Đức tin (Sahadah)
Mọi tín đồ Islam đều phải tin rằng chỉ có một Thượng đế duy nhất là Allah và Muhammed là sứ giả của Allah. Điều này thể hiện trong câu cầu nguyện cửa miệng của các tín đồ đạo Hồi bằng tiếng Arab: La Illah Ilallah wa Muhammadu Rasuluhu (có nghĩa là tôi tin có một thượng đế Allah và Muhammed là sứ giả của Thượng đế). Câu này được lặp đi lặp lại nhiều lần trong kinh Qur’an. Tín đồ Islam phải đọc câu này trong các buổi cầu nguyện, trong các buổi lễ trang trọng và đặc biệt khi hấp hối, nếu không tự đọc được thì những người khác phải đọc thay.
Đối với người Islam, Allah là đấng tạo hóa ra con người và muôn loài. Allah có mặt ở mọi nơi nhưng con người thường không thể nhìn thấy Allah và cũng không được quyền ví Allah như với bất cứ cái gì mà con người có thể nhìn thấy được. Người Islam đều tin là mọi hoạt động và các sự kiện trên đời xảy ra đều do Allah định đoạt và chịu sự giám sát của Thượng Đế Allah.
Đối với Muhammed, mọi tín đồ đạo Hồi đều hiểu rằng, Muhammed là con người bằng da bằng thịt, có sinh ra và có chết đi. Nhưng nhờ có đức tính cao quí nên ông Muhammed đã được Allah “giao” nhiệm vụ khai sáng và phát triển Islam cho nhân loại. Muhammed có nhiều công lao cho sự nghiệp hình thành và phát triển đạo Hồi nên được thế giới Islam đề cao và học tập. Đối với người Islam, ngoài việc đề cao những nội dung được trình bày trong kinh Qur’an và các Hadith, còn xem những lời nói và việc làm của Muhammed như là một tấm gương sáng cho cuộc sống trần gian và hành đạo của mình.
Có người cho rằng Muhammed là người khai sinh đạo Hồi và là tác giả của tác phẩm kinh Qur’an. Điều này không đúng với quan niệm của những tín đồ Islam trên thế giới. Họ cho rằng, Muhammed có nhiều công lao với đạo Hồi, song đạo Hồi là tôn giáo do Thượng đế Allah đặt ra và kinh Qur’an cũng do Allah truyền xuống, cuốn sách khải thị chứ không phải do cá nhân hay tập thể nào tạo nên được. Muhammed được xếp vào hàng Nabi tức là sứ giả của Allah trong danh sách 25 vị Rusul Nabi mà Nabi Muhammed là vị sứ giả cuối cùng của Allah. Vì thế, khi ở đâu đó “công bố” vị Rusul mới xuất hiện đều không được người Islam trên thế giới chấp nhận.
b. Caàu nguyeọn (Sambahyang)1
Người Islam xem việc Sambahyang là thước đo về sự trung thành của mình đối với Islam và đối với Thượng đế Allah. Mỗi người Islam trưởng thành đều phải cầu nguyện 5 lần vào mỗi ngày (trong vòng khoảng 24 tiếng đồng hồ) theo 5 thời khắc đã qui định vào buổi sáng sớm (Subuh), giữa trưa (Lahor), vào chiều lúc mặt trời đã ngã bóng (Asar),lúc chập tối (Magrib) và lúc sau tối (Isa).
Nếu đúng vào giờ làm lễ trong ngày mà vì bận rộn công việc, thì phải định tâm
1Có nơi gọi là Salat (Arab), Soli (Melaysia), Kuh Po (Chăm).
trong lòng sẽ làm lễ cầu nguyện vào thời gian phù hợp khác có thể trong ngày hoặc sau đó. Và một tuần phải đến Masjid một lần vào trưa thứ sáu khoảng từ 12h đến 13h để tham dựSambahyang jumaat. Trong ngày này người Islam bắt buộc phải đến Masjid làm lễ. Việc cầu nguyện là thể hiện tinh thần cộng đồng và tinh thần tôn giáo của người Islam, nên ai đó ít lui tới Masjid để cầu nguyện hoặc bỏ bê việc cầu nguyện đều giảm uy tín tôn giáo đối với cộng đồng. Nên trong mỗi lần cầu nguyện đều tuân thủ các động tác và các bài kinh qui định trong Qur’an cho mỗi lần cầu nguyện. Ngoài phần cầu nguyện mỗi ngày năm lần và cầu nguyện vào thứ sau tại Masjid, mỗi tín đồ có thể tự cầu nguyện thêm ở nhà hoặc bất cứ nơi nào thuận tiện và tập trung đến Masjid để dự các lễ tôn giáo trong năm lễ Asura (lễ đầu năm), lễ Takbla (cầu an), lễ Ramadan (lễ chịu nhịn), lễ Roya Hasji (lễ hành hương đến Mecca), lễ Moulib (sinh nhật Muhammed).
Theo người Islam, nếu việc cầu nguyện được tiến hành đều đặn và đầy đủ trong cuộc đời của mình ở bất cứ nơi nào đó đều sẽ được Allah ban phúc đức. Nếu vì lý do
"đặc biệt" nào đó mà không cầu nguyện được thì việc cầu nguyện có thể được thực hiện vào lúc khác và được xem làKodo(tức là bù lại).
Người Islam xem việc cầu nguyện và đọc kinh cầu nguyện là nghĩa vụ tiêng liêng.
Cầu nguyện 5 lần một ngày là điều bắt buộc đối với mọi tín đồ khỏe mạnh, người bệnh được miễn cho đến khi khỏe lại. Ai tự bỏ cầu nguyện thì bị coi là dị giáo. Việc cầu nguyện đi kèm theo một số điều kiện như trước khi cầu nguyện phải tẩy uế thân thể1. Việc cầu nguyện không nhất thiết phải thực hiện ở thánh đường, có thể cầu nguyện ở nhà, ngoài trời bất cứ ở đâu trừ những chỗ không sạch sẽ hoặc trên mồ mả. Việc cầu nguyện chung ở thánh đường được thực hiện dưới sự hướng dẫn của Imam2 vào buổi trưa ngày thứ sáu (Jammaat) hàng tuần, thay thế cho lượt cầu nguyện buổi trưa của ngày đó. Nhưng vì việc cầu nguyện ở thánh đường không bắt buộc nên tín đồ Islam không nhất thiết phải nghỉ vào ngày thứ sáu.
c. Chay tịnh trọn tháng Ramadan (tháng 9 Hồi lịch)
Ramadan là tháng 9 lịch Islam. Người Islam vẫn giữ truyền thống nhịn vào tháng Ramadan theo qui định của Islam. Vào tháng này, mọi người Islam đã trưởng thành đều chịu nhịn suốt cả tháng. Người chịu nhịn không được ăn, uống, hút... kể cả nuốt nước miếng vào miệng, hay nói một cách khác là không được cho phép mọi thứ “gọi là vật chất” có thể nuôi sống con người xâm nhập vào cơ thể, không quan hệ nam nữ và nhiều cám giỗ khác trong cuộc đời trong khoảng thời gian bắt đầu từ lúc mặt trời mọc cho đến sau khi mặt trời lặn. Khi mặt trời đã lặn (khuất hoàn toàn) thì mọi người có quyền ăn uống. Công việc này liên tục thực hiện trong suốt cả tháng Ramadan. Ngày
1Việc tẩy thể phải tuân thủ các qui định lấy nướcSambahyangvà trong quá trình tẩy thể đều kèm theo đoạn kinh và có tâm niệm.
2Người hướng dẫn làm lễ cầu nguyện tập thể tại các thánh đường Islam.
kết thúc Ramadan vào ngày mồng một tháng 10 lịch Islam và ngày này luôn thành một ngày hội lớn trong cộng đồng Islam.
Còn ban đêm, ngoài việc cầu nguyện (Taraweh) thì được ăn uống, sinh hoạt thoải mái như ngày thường. Tất cả mọi tín đồ đều phải thực hiện chay tịnh trong tháng Ramadan, chỉ trừ những người bệnh, người gia, những phụ nữ có bầu hoặc nuôi con bú, những người đang đi đường phải khởi hành trước khi mặt trời mọc và những người lao động năng nhọc (nếu cần thiết với điều kiện phải thực hiện bù lại sau đó). Những ai phản đối chay tịnh hoặc tự ý bỏ chay tịnh không có lý do chính đáng có thể bị cầm cố.
Ngoài ra, có thể tự nguyện thực hiện chay tịnh thêm, thường là vào tháng hành hương hoặc 6 ngày trong tháng Saval (tiếp theo tháng Ramadan), nhưng cấm không được thực hiện chay tịnh vào những ngày Raya (ngày đại lễ xả chay), trong những trường hợp nguy hiểm (nguy hại đến sức khỏe và tính mạng). Thực hiện chay tịnh trong tháng Ramadan được coi là cách chuộc tội tốt nhất. Trong tháng Ramadan, ngoài 5 lần cầu nguyện thường lệ phải thêm một lần cầu nguyện nữa vào buổi tối (sambahyang taraweh) dưới sự hướng dẫn của Imam. Kết thúc tháng chay được quy định vào ngày đầu tiên của tháng Saval, đây là một ngày lễ lớn của người Islam - Raya Idil Fitri. Lễ Raya Idil Fitri thường được tổ chức trọng thể và vui vẻ. Lễ này thường được mở đầu bằng việc ban phát của bố thí cho người nghèo, nhưng không được tính gộp vào việc bố thí (Zakat) thuộc một trong năm nghĩa vụ quy định.
Cộng đồng Islam Thành phố Hồ Chí Minh cho rằng việc chịu nhịn suốt tháng Ramadan sẽ giúp mỗi người Islam hiểu hơn cái đói khát có cảm giác như thế nào và sẽ yêu qúi hơn cuộc sống hiện tại với những phúc lộc mà Thượng đế Allah đã ban cho. Từ đó sẽ biết thương yêu và thông cảm hơn với những người nghèo khó đang đói, đang khát. Họ khẳng định rằng, những ai thực hiện việc chịu nhịn một cách nghiêm túc sẽ được Allah ban phúc đức gấp nhiều lần so với những thời gian khác.
d. Thực hiện bố thí (Zakat)
Zakat được qui định trong kinh Qur’an và được người Islam coi là bắt buộc đối với mọi tín đồ Islam khỏe mạnh, người có tài sản và có nguồn thu nhập ổn định hàng năm.
Bổn phận Zakat còn có nơi xem như là một thứ thuế thân.
Zakat vừa có nghĩa như là một nghĩa vụ đóng góp vừa là một cách thể hiện “lá lành đùm lá rách”. Zakat đối với người Islam một việc làm hoàn toàn tự nguyện.
Người Islam quan niệm rằng, những ai có tiền thì giúp tiền, những ai có của thì giúp của, những ai có công sức thì giúp công... có nghĩa là ai có gì thì giúp cái ấy và đối tượng tiếp nhận sự giúp đỡ đó phải là người thật sự cần, còn không sự giúp đỡ Zakat sẽ trở nên vô nghĩa. Mọi sự giúp đỡ Zakat có nghĩa đối với người Islam đều có phước và luôn được phát huy thành truyền thống trong cộng đồng của mình.
Đạo Hồi có quan niệm, nếu một tín đồ nào đó đang khó khăn, còn thiếu nợ mà đi
bố thí, dù chỉ một đồng, cũng sẽ có tội hơn có phước. Việc bố thí là một trong năm nền tảng của Islam. Nó được hiểu, ai có công thì giúp công, ai có sức thì giúp sức, ai có tiền giúp tiền… cho người nghèo. Người Islam cho rằng, mình giúp được người khác càng nhiều thì càng có phước.
e. Hành hương (Haji)
Trong 5 nghĩa vụ căn bản vừa nêu, việc hành hương Haji không dứt khoát bắt buộc đối với mọi tín đồ như 4 nghĩa vụ trên vì còn phụ thuộc vào điều kiện vật chất và tình trạng sức khỏe của các tín đồ. Nếu ai có đủ điều kiện thì cả đời cũng phải cố gắng một lần hành hương đến được Mecca, còn nếu không có khả năng thực hiện được thì cũng không có tội.
Hành hương là nghĩa vụ thiêng liêng của tín đồ Islam, mặc dù để thực hiện một chuyến hành hương, tín đồ phải tốn rất nhiều kinh phí, nhưng họ vẫn cố gắng dàng tiền bạc để thực hiện nghĩa vụ này. Lễ hành hương thường diễn ra vào tháng 12 theo Islam lịch. Những người am hiểu về đạo Hồi và có điều kiện về tài chánh (hoặc có cá nhân, tổ chức tài trợ), có sức khỏe sẽ thực hiện chuyến hành hương về Thánh địa Mecca để làm lễ Haji.