Khu sản xuất chính

Một phần của tài liệu Thiết kế nhà máy sản xuất cồn tuyệt đối từ ngô theo phương pháp khô với năng suất 12 tấn nguyên liệu ngày (Trang 110 - 115)

7.2 Tính các công trình xây dựng

7.2.1 Khu sản xuất chính

Khu sản xuất chính gồm 3 khu: Khu xử lý nguyên liệu, nấu đường hóa và nhân giống, khu lên men, khu chưng cất - tinh chế.

7.2.1.1 Khu nấu – đường hóa và nhân giống

Khu này được xây dựng 1 tầng để tận dụng được sự chiếu sáng, thông gió, tận dụng sự tự chảy của bán thành phẩm giảm chi phí năng lượng quá trình vận chuyển:

Bước cột 6m và nhịp nhà 12m, kích thước: 36×12×5,4m.

Diện tích của khu nấu – đường hóa: 432(m2).

7.2.1.2 Khu lên men

Khu lên men và nấu đặt gần nhau để tiết kiệm chi phí lắp đặt đường ống và giảm hao hụt trong quá trình vận chuyển.

Đối với các thùng lên men đặt ngoài trời: chiều dài: 15 m, chiều rộng: 6 m, chiều cao 7 m. Diện tích khu lên men ở ngoài trời: 135 (m2)

SVTH: Trần Thị Kiều Diễm_13H2B GVHD: Bùi Viết Cường 95

7.2.1.3 Khu chưng cất tinh chế, chưng đẳng phí:

Khu chưng cất - tinh chế được xây dựng gần khu lên men để tiết kiệm đường ống cũng như giảm sự hao hụt trong quá trình vận chuyển giấm chín. Đây là khu chứa thiết bị có chiều cao, tải trọng lớn nên đặt tháp chưng cất – tinh chế ở ngoài trời, còn một số thiết bị được đặt trong phân xưởng.

Phần đặt ngoài trời có chiều dài 18(m), chiều rộng 11(m), chiều cao 13(m).

Diện tích khu đất chưng cất – tinh chế ở ngoài trời: 198(m2).

7.2.1.4 Phân xưởng cơ điện

Phân xưởng này là nơi đặt các thiết bị sửa chữa cơ khí, điện.

Phân xưởng là nhà một tầng kích thước 12 × 6 × 6 (m). Diện tích: 72 m2 7.2.1.5 Kho nguyên liệu

Đây là nơi dự trữ nguyên liệu sắn để cung cấp cho phân xưởng nấu. Lượng nguyên liệu trong kho đủ sản xuất trong 10 ngày.

Nguyên liệu được cho vào bao 50 kg, kích thước bao:chiều dài bao 0,8 m, đường kính bao 0,5 m. Trong kho các nguyên liệu xếp chồng nhau tạo thành khối.

Lượng nguyên liệu cần sản xuất trong một ngày: 12000 kg Lượng nguyên liệu dùng trong 10 ngày: 12000×10 = 120000 kg

Thể tích một bao nguyên liệu:V = h×π×R2 = 0,8×3,14×0,252 =0,157 (m3) Thể tích nguyên liệu dùng trong 10 ngày: 0,157

50 120000

1 = 

V = 376,8(m3)

Chọn hệ số chứa đầy của kho là 0,8 thể tích thực nguyên liệu chiếm chỗ:

8 , 0 376,8

tt =

V = 471(m3) Kích thước kho: 12m x 9m x 4,8 m

7.2.1.6 Kho thành phẩm

Thùng chứa thành phẩm trong kho có hình trụ, được chế tạo bằng thép.

Lượng cồn sản xuất trong 1 ngày là 5100(lít) =5,1 (m3). Kho thành phẩm được xây dựng có kích thước chứa thành phẩm sản xuất trong 10 ngày: 51 (m3)

Chọn thùng thân hình trụ có đường kính là 2,8 m, chiều cao thùng 4,6 m. Thể tích của mỗi thùng là V = 3.14×1,42×4,6 = 29,5 (m3)

Số thùng cần dùng là:

5 , 29

51 =1,7. Chọn 2 thùng

Vậy kích thước của phòng chứa cồn thành phẩm là: 12 x 9x 6 (m).

Diện tích kho: 108 (m2).

SVTH: Trần Thị Kiều Diễm_13H2B GVHD: Bùi Viết Cường 96

7.2.1.7 Phân xưởng lò hơi

Phân xưởng lò hơi do có đặc điểm dễ cháy nổ nên đặt ở cuối hướng gió. Phân xưởng này chứa các thiết bị lò hơi và bộ phận của hệ thống tạo hơi và cung cấp hơi phân xưởng sản xuất chính.

Xây dựng phân xưởng có kích thước: 12 × 6× 6 (m), diện tích: 72 (m2) 7.2.1.8 Nhà hành chính

Bao gồm các phòng sau :

- Phòng giám đốc: 6×4=24 (m2) - Phòng phó giám đốc: 2×( 6×4)= 48(m2) - Phòng tài vụ: 6 × 4 = 24 (m2) - Phòng tổ chức hành chính: 6×4 =24 (m2) - Phòng kỹ thuật: 6 × 4 = 24 (m2) - Phòng kế hoạch kinh doanh: 6×4=24(m2) - Hội trường: 18 × 6 = 108 (m2) - Phòng y tế: 4 × 4 = 16 (m2)

Tổng diện tích: 288 (m2)

Xây dựng nhà hai tầng, kích thước: tầng 1: (24 × 6 × 4) m, tầng 2: (24 × 6× 4) m.

7.2.1.9 Khu xử lý nước

Dùng để xử lí nước dùng cung cấp cho lò hơi, nấu, lên men, chưng cất, sinh hoạt, vệ sinh thiết bị. Kích thước: 6 × 6 × 6 (m), diện tích của trạm nước: 36 (m2)

7.2.1.10 Nhà vệ sinh, nhà tắm

Nước dùng cho nhà tắm chỉ tính cho lao động trực tiếp, dùng 40 lít trong 1 ngày cho 1 người. Vậy lượng nước dùng trong 1 ngày là: 40 × 27=1080 (lít/ngày).

Nước dùng cho nhà vệ sinh, dùng 10 lít trong 1 ngày cho 1 người. Vậy lượng nước dùng trong 1 ngày là:

3

10×35+10×27= 386,667 (lít/ngày) Nên thể tích nước cần cung cấp cho bể tắm, nhà vệ sinh :

V=1080+386,667= 1466,667(lít/ngày)= 1,467 (m3/ngày) Tính cho 60 % của ca đông nhất: 0,6 × 62 = 38 (người).

Xây dựng nhà tắm và vệ sinh riêng cho khu nam và nữ, nhà máy có tỉ lệ nam khoảng 65%, tỉ lệ nữ khoảng 35%.

Số nam là 0,65×38= 25 người; số nữ là 0,35×38= 14 người Số phòng vệ sinh tính trung bình là 7 (người/phòng).

Kích thước mỗi phòng là 2 × 1,5 × 3 (m). Vậy cần xây dựng 7 phòng, trong đó có 4 phòng nam; 2 phòng nữ.

Phòng tắm chỉ tính cho lao động trực tiếp là 30 người.

Số nam là 0,65×(0,6×30)= 12 người; số nữ là 0,35×(0,6×30)= 7 người.

SVTH: Trần Thị Kiều Diễm_13H2B GVHD: Bùi Viết Cường 97

Số phòng vệ sinh tính trung bình là 7 (người/phòng).

Kích thước mỗi phòng là 2 × 1,5 × 3 (m). Vậy cần xây dựng 3 phòng, trong đó có 2 phòng nam; 1 phòng nữ.

Vậy kích thước nhà vệ sinh và nhà tắm là 7×3×3 (m). Diện tích: 21 (m2) 7.2.1.11 Nhà ăn, căn tin

Tính 30 lít cho 1 người trong 1 ngày, lượng nước cần dùng trong một ngày là:

3

30×35+30×27= 1160 (lít/ngày) = 1,16 m3/ ngày.

Tính cho 2/3 số lượng công nhân của ca đông nhất: 62 41,3 3

2 = người

Diện tích cho mỗi người là 2,25 (m2), diện tích nhà ăn: 42× 2,25 = 94,5(m2).

Kích thước nhà ăn: 11 × 9 × 4 (m), diện tích của nhà ăn, căn tin: 99 (m2) 7.2.1.12 Nhà chứa máy phát điện dự phòng

Để đảm bảo cho nhà máy sản xuất liên tục khi mất điện đột ngột, nhà máy có trang bị máy phát điện dự phòng. Kích thước: 6 × 6 × 4 (m). Diện tích: 36 (m2)

7.2.1.13 Trạm biến áp

Trạm biến áp để hạ thế đường cao áp xuống lưới điện nhà máy sử dụng. Trạm nằm ở góc nhà máy nơi ít người qua lại.

Kích thước trạm: 4×4 × 6 (m), diện tích: 16(m2).

7.2.1.14 . Gara ô tô

Đây là nơi để xe của nhà máy và cũng là trạm bảo quản và sửa chữa xe. Số xe của nhà máy bao gồm:

- 01 xe lãnh đạo nhà máy.

- 02 xe đưa đón công nhân.

- 03 xe chở hàng.

Kích thước gara: ( 15 × 6 × 6)m, diện tích gara ôtô: 90 (m2) 7.2.1.15 Nhà để xe

Tính 80 % công nhân ở ca đông nhất: 0,8×62 = 50(người), 1,5 m2 cho 1 xe máy nên diện tích là: 1,5×50= 75 (m2)

Kích thước là: 15× 5× 3 (m), diện tích của nhà để xe : 75 (m2).

7.2.1.16 Phòng thường trực và bảo vệ

Phòng xây dựng gần cổng ra vào nhà máy.

SVTH: Trần Thị Kiều Diễm_13H2B GVHD: Bùi Viết Cường 98

Kích thước phòng: 4 × 4 × 4 (m), diện tích phòng: 16 (m2) 7.2.1.17 Khu xử lý bã và nước thải

Kích thước khu xử lý bã và nước thải: 15 × 6 × 6 (m), diện tích: 90 (m2) 7.2.1.18 Kho nhiên liệu

Dùng để chứa dầu đốt cho lò hơi, xăng xe và máy phát dự phòng:

Kích thước: 12 × 6 × 5 (m), diện tích kho nhiên liệu: 72 (m2) 7.2.1.19 Trạm bơm

Kích thước của trạm bơm: 6 × 6 × 6 (m), diện tích trạm bơm: 36 (m2) 7.2.1.20 Trạm máy nén và thu hồi CO2

Kích thước: 12 × 6 × 6 (m), diện tích trạm máy nén và thu hồi CO2: 72 (m2).

Bảng 7. 2 Bảng tổng kết các công trình

STT Tên công trình Kích thước (m) Diện tích (m2)

1 Khu nấu, đường hóa, nhân giống 36×12×5,4 432

2 Khu lên men 15× 6× 7 90

3 Khu chưng cất – tinh chế 18× 11× 13 198

4 Phân xưởng cơ điện lạnh 12 × 6 × 6 72

5 Kho nguyên liệu 12 × 9× 4,8 108

6 Kho thành phẩm 12 × 9 × 6 108

7 Phân xưởng lò hơi 12 × 6 × 6 72

8 Kho vật tư 12 × 6 × 6 72

9 Nhà hành chính 24 × 6 × 8 144

10 Nhà xử lý nước 6 × 6 × 6 36

11 Nhà vệ sinh – nhà tắm 4,5 × 4 × 3 18

12 Nhà ăn – căn tin 12 × 9 × 4 108

13 Trạm biến áp 4 × 4 × 6 16

14 Trạm bơm 6 × 4 × 4 24

15 Nhà chứa máy phát điện dự phòng 6 × 6 × 4 36

16 Gara ôtô 15 × 6 × 6 90

17 Nhà để xe 15 × 5 × 3 75

18 Phòng thường trực bảo vệ 4 × 4 × 4 16

19 Kho nhiên liệu 12 × 6 × 5 72

20 Bể xử lý bã và nước thải 15 × 6 × 6 90

SVTH: Trần Thị Kiều Diễm_13H2B GVHD: Bùi Viết Cường 99

Một phần của tài liệu Thiết kế nhà máy sản xuất cồn tuyệt đối từ ngô theo phương pháp khô với năng suất 12 tấn nguyên liệu ngày (Trang 110 - 115)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(166 trang)