CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ TNCN TỪ TIỀN LƯƠNG, TIỀN CÔNG TỪ NĂM 2014 ĐẾN NĂM 2018
2.1. Khái quát chung Chi cục Thuế quận Thanh Xuân
Quận Thanh Xuân được thành lập theo Nghị định số 74/NĐ – CP của Chính phủ và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/01/1997. Địa giới hành chính của quận bao gồm một số phường được tách ra từ quận Đống Đa cùng với một số xã của hai quận Thanh Xuân và huyện Thanh Trì chuyển sang.
Hiện nay, quận có tổng diện tích có:
- Diện tích: 9,11 km2
- Dân số: trên 285,400 người (năm 2017)
- Đơn vị hành chính trực thuộc chia làm 11 phường, bao gồm các phường sau: Thanh Xuân Trung, Thượng Đình, Kim Giang, Phương Liệt, Thanh Xuân Nam, Thanh Xuân Bắc, Khương Mai, Khương Trung, Khương Đình, Hạ Đình, Nhân Chính.
Quận Thanh Xuân nằm ở cửa ngõ phía tây nam nội thành Hà Nội, phía đông giáp quận Hai Bà Trưng, phía tây giáp huyện Từ Liêm và quận Hà Đông, phía nam giáp huyện Thanh Trì, phía bắc giáp quận Đống Đa và quận Cầu Giấy. Đây là một địa phương có nhiều di tích lịch sử được xếp hạng như:
Đình Vòng, Đình Khương Trung, Đình Quan Nhân, Cự Chính….Thanh Xuân là quê hương của nhiều danh nhân, nhà văn, nhà báo mà tiêu biểu là Đặng Trần Côn, Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Tuân…
Có thể thấy, đây là nơi có nhiều thuận lợi cho sự phát triển kinh tế, thu hút đầu tư, và giao lưu văn hóa – xã hội. Hiện nay, quận Thanh Xuân đang tiến hành quy hoạch khoa học, quá trình đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ, nhiều
khu đô thị mới mọc lên. Cùng với sự phát triển của cơ sở hạ tầng, đời sống của nhân dân ngày càng được cải thiện và nâng cao, nhu cầu tiêu dùng ngày càng phong phú, đa dạng. Chính vì vậy, nhiều loại hình sản xuất kinh doanh được hình thành, thu hút nhiều lao động, tăng việc làm, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân và góp phần không nhỏ vào tăng thu cho ngân sách Nhà nước.
Về mặt kinh tế- xã hội, quận định hướng phát triển theo hướng tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp – dịch vụ. Năm 2019, tiếp tục thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội. Quận Thanh Xuân tiếp tục đẩy mạnh sự phát triển bền vững, đi đôi với tăng trưởng kinh tế là sự phát triển về mặt xã hội.
Để thực hiện các mục tiêu đã đề ra thì cần động viên nguồn tài chính không nhỏ vào NSNN. Do đó, có thể nói, nhiệm vụ của cơ quan thuế là hết sức nặng nề. Cơ quan Thuế và các ban ngành liên quan cần có sự phối hợp mạnh mẽ, đồng bộ để hoàn thiện và nâng cao hiệu quả công tác quản lý thuế trên địa bàn quận Thanh Xuân.
2.1.2 Khái quát về Chi cục Thuế quận Thanh Xuân – Thành phố Hà Nội Chi cục thuế quận Thanh Xuân trực thuộc Cục Thuế thành phố Hà Nội, được thành lập theo quyết định số 1174 TC/QĐ-TCCB ngày 21/12/1996 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính.
Được sự quan tâm chỉ đạo, điều hành của Cục thuế Thành phố Hà Nội, Quận ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân quận Thanh Xuân; sự phối kết hợp của các cấp, các ngành trong công tác quản lý thuế; sự nỗ lực phấn đấu của NNT trong sản xuất kinh doanh và thực hiện nghĩa vụ thuế với ngân sách nhà nước; tập thể cán bộ, công chức trong Chi cục thuế quận Thanh Xuân đã triển khai đồng bộ các biện pháp công tác nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ trọng tâm đã đề ra đạt kết quả tốt. Đồng thời, Chi cục thuế đã tích cực triển khai đồng bộ, quyết liệt các giải pháp tăng thu, chống thất thu ngân sách, đôn
đốc thu hồi nợ đọng thuế; hoàn thiện việc kiểm soát và khai thác nguồn thu, chú trọng việc hỗ trợ, giải quyết khó khăn cho người nộp thuế gắn với đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính thuế, tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp. Tập thể cấp ủy, lãnh đạo, cán bộ, công chức trong Chi cục đã nỗ lực không ngừng phấn đấu, thực hiện tốt các biện pháp công tác đã đề ra nhằm hoàn thành tốt công tác thu nộp ngân sách trên địa bàn quận được thể hiện qua kết quả thu NSNN tăng đều qua các năm.
2.1.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy, chức năng, nhiệm vụ của Chi cục Thuế quận Thanh Xuân
2.1.3.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy của chi cục Thuế quận Thanh Xuân
Chi cục Thuế quận Thanh Xuân trực thuộc Cục Thuế TP Hà Nội, được thành lập theo quyết định số 1174 TC/QĐ-TCCB ngày 21/12/1996 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính.
Chi cục Thuế quận Thanh Xuân có chức năng tổ chức thực hiện công tác quản lý thuế, phí, lệ phí, các khoản thu khác của ngân sách Nhà nước thuộc phạm vi nhiệm vụ của ngành thuế trên địa bàn theo quy định của pháp luật kể từ ngày 01/01/1997.
Tổng số cán bộ nhân viên của Chi cục Thuế tính đến thời điểm hiện tại là 145 đồng chí. Trong đó có 136 cán bộ công chức và 09 lao động hợp đồng theo Nghị định 68; Ban Lãnh đạo gồm 04 đồng chí: 01 đồng chí Chi Cục trưởng và 03 Chi Cục phó.
Căn cứ Quyết định số 503/QĐ-TCT ngày 20/03/2019 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Chi cục Thuế trực thuộc Cục thuế. Cơ cấu bộ máy quản lý của Chi cục quận Thanh Xuân nhu sau:
48
CHI CỤC PHÓ CHI CỤC PHÓ CHI CỤC PHÓ
Sơ đồ 2.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy tại Chi cục Thuế quận Thanh Xuân
(Nguồn: Chi cục thuế quận Thanh Xuân) 2.1.3.2 Chức năng của Chi cục Thuế quận Thanh Xuân
Chi cục Thuế quận Thanh Xuân có chức năng tổ chức thực hiện công tác quản lý thuế, phí, lệ phí, các khoản thu khác của ngân sách Nhà nước thuộc phạm vi nhiệm vụ của ngành thuế trên địa bàn theo quy định của pháp luật kể từ ngày 01/01/1997.
Để thực hiện tốt công tác quả công tác quản lý thuế nói chung và công tác quản lý thuế TNCN từ tiền lương, tiền công nói riêng, không thể không kể
+ Đội kiểm tra nội bộ
+ Điều hành công tác tổ chức cán bộ + Phụ trách chung toàn bộ hoạt động của Chi cục
+ Phụ trách chung khối doanh nghiệp
+ Đội tổng hợp Nghiệp vụ - Dự toán – Kê khai kế toán thuế và tin học
+ Đội tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế - ấn chỉ
+ Đội kiểm tra thuế số 1
+ Bộ phận một cửa một dấu + Phụ trách khối
cá thể.
+ Đội quản lý nợ và cưỡng chế thuế + Đội thuế liên phường Khương Đình – Khương Mai- Phương Liệt + Đội thuế liên phương Nhân Chính – Thượng Đình – Hạ Đình + Đội thuế liên phường Thanh Xuân Bắc – Thanh Xuân Nam – Kim Giang
+ Đội quản lý thu lệ phí trước bạ và thu khác + Đội kiểm tra thuế số 2 + Đội Hành chính – Nhân sự - Tài vụ (không phụ trách mảng tổ chức cán bộ)
CHI CỤC TRƯỞNG
đến chức năng, nhiệm vụ của các Đội thuế trong Chi cục thuế như: Đội tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế, Đội kê khai kế toán thuế và tin học, Đội thuế liên phường, Đội kiểm tra, Đội quản lý nợ và cưỡng chế thuế…
2.1.3.3 Nhiệm vụ của Chi cục Thuế quận Thanh Xuân
Chi cục có nhiệm vụ thực hiện triển khai mọi hoạt động về thu ngân sách trên địa bàn quận Thanh Xuân; triển khai công việc theo đúng chức năng, nhiệm vụ của Chi cục và chịu sự chỉ đạo, điều hành của Cục Thuế thành phố Hà Nội đối với Chi cục; đồng thời chấp hành một số quy định riêng trong quận theo quy định của chính quyền quận Thanh Xuân.
Chi cục có trách nhiệm tham mưu cấp ủy, chính quyền quận trong việc chỉ đạo công tác thu ngân sách trên địa bàn. Phối hợp với các cơ quan chức năng trong công tác thu và chống thất thu ngân sách trên địa bàn.
Chi cục thường xuyên giữ mối liên hệ, thông tin báo cáo với Cục Thuế TP Hà Nội và cấp ủy chính quyền quận Thanh Xuân để Cục Thuế và cấp ủy, chính quyền quận kịp thời đưa ra những biện pháp chỉ đạo nhằm hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
2.2. Thực trạng thu thuế tại Chi cục thuế quận Thanh Xuân từ năm 2014 đến năm 2018
2.2.1 Kết quả thu thuế tại Chi cục
Kết quả thu ngân sách trên địa bàn quận Thanh Xuân được tổng hợp qua bảng sau:
Bảng 2.1: Kết quả thu ngân sách trên địa bàn quận Thanh Xuân từ năm 2014 đến năm 2018
(Đơn vị tính: Triệu đồng)
(Nguồn: Chi cục thuế quận Thanh Xuân)
*Thu khác bao gồm các khoản: thu từ tiền sử dụng đất; thu tiền cho thuê mặt đất, mặt nước; thu tiền bán nhà, thuê nhà; lệ phí trước bạ và thu khác.
Về kinh tế, quận định hướng phát triển kinh tế với cơ cấu công nghiệp - dịch vụ theo hướng tăng nhanh tỷ trọng dịch vụ. Năm 1997, khi bắt đầu hình thành thì toàn quận chỉ có 97 doanh nghiệp tuy nhiên số lượng doanh nghiệp ngày càng tăng lên nhanh chóng qua các năm. Qua các năm từ 2014 đến năm 2018 Chi cục thuế quận Thanh Xuân thực hiện nhiệm vụ thu ngân sách trong bối cảnh tình hình kinh tế -xã hội trong nước đã chuyển biến tích cực, phục hồi rõ nét và tương đối vững chắc trên hầu hết các lĩnh vực kinh tế, chỉ tiêu kinh tế nhưng cũng đối mặt không ít khó khăn, thách thức: Sự gia tăng của bảo hộ, tỷ giá biến động…đã ảnh hưởng tình hình sản xuất kinh doanh, thu NSNN. Song được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của quận uỷ, Hội đồng nhân dân quận Thanh Xuân; cục thuế thành phố Hà Nội; sự phối hợp chặt chẽ, có hiệu quả của các
phòng thuộc cục thuế thành phố Hà Nội và các phòng ban quận Thanh Xuân trong công tác thu ngân sách; Sự đoàn kết, nhất trí, nỗ lực và trách nhiệm của cán bộ công chức chi cục thuế quận Thanh Xuân đã vượt qua khó khăn thách thức, tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn quận năm 2018 đạt 4.508,9 tỷ, giảm so với cùng kỳ năm ngoái nhưng đó là cả sự nỗ lực của cán bộ công chức toàn chi cục.
2.2.2 Số thu thuế thu nhập cá nhân từ tiền lương, tiền công trong thời gian qua
Năm 2007, Luật Thuế TNCN được chính thức ban hành ở nước ta và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2009. Theo kết quả tổng hợp qua các năm gần đây cho thấy tình hình thu thuế TNCN tại chi cục thuế quận Thanh Xuân như sau:
Bảng 2.2: Tình hình thu thuế thu nhập cá nhân từ tiền lương, tiền công của Chi Cục thuế quận Thanh Xuân giai đoạn từ năm 2014 đến năm 2018
(Đơn vị tính: triệu đồng)
(Nguồn: Chi Cục thuế quận Thanh Xuân) Qua số liệu từ bản trên, có thể thấy, trong cơ cấu các khoản thu từ thuế TNCN, khoản thuế TNCN từ tiền lương, tiền công luôn chiếm tỷ trọng cao
tiền công chiếm 53% tổng thu thuế TNCN. Năm 2015, tỷ trọng này tăng lên 54%, đến năm 2016, tỷ trọng này là 53%. Liên tiếp qua các năm từ 2016 đến năm 2018, Chi cục thuế đã luôn bám sát, tranh thủ kịp thời sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp, sát sao, thường xuyên của cục thuế thành phố Hà Nội, của quận ủy, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân quận; Đồng thời, chi cục thuế đã tích cực triển khai đồng bộ, quyết liệt, toàn diện các biện pháp công tác, tỷ trọng thu từ thuế TNCN luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng thuế TNCN. Như vậy, thuế TNCN từ tiền lương, tiền công đóng vai trò quan trọng trong cơ cấu nguồn thu thuế TNCN trên địa bàn quận Thanh Xuân.