YÊU CẦU CỤ THỂ

Một phần của tài liệu de thi HSG van k6 (Trang 22 - 31)

B. YÊU CẦU CỤ THỂ

II. YÊU CẦU CỤ THỂ

U

HƯỚNG DẪN (SƠ LƯỢC) ĐIÊ

M Câu

1 (2.0

điể m)

Xác định cấu tạo của câu và kiểu câu:

a. Đẹp vô cùng, /Tổ quốc ta ơi!

VN CN

b. Dưới gốc tre, tua tủa/ những mầm măng.

TN VN CN - Câu trần thuật đơn không có từ

0,5 điểm 0,5 điểm

1 điểm

Câu 2 (2.0

điể m)

Chỉ ra các biện pháp tu từ trong những câu thơ:

- Biện pháp tu từ so sánh: Mặt trời xuống biển như hòn lửa.

- Biện pháp tu từ nhân hóa: (Mặt trời) xuống, (Sóng)cài then (đêm) sập cửa.

1 điểm

1 điểm Câu

3 (6.0

điể m)

a) Giải nghĩa từ "nắng mưa" trong câu thơ:

- Nghĩa gốc: Chỉ hiện tượng của thời tiết: nắng và mưa.

- Nghĩa chuyển: Chỉ những gian lao, vất vả, khó nhọc trong cuộc đời.

b)Nêu nét đặc sắc về nghệ thuật của việc sử dụng từ "lặn" trong câu thơ thứ hai

Học sinh viết một đoạn văn có thể nêu các ý kiến khác nhưng phải làm rõ được nét đặc sắc về nghệ thuật dùng từ “lặn” trong câu thơ với nội dung cơ bản như sau:

- Với việc sử dụng từ “lặn”, câu thơ thể hiện được sự gian lao, vất vả trong cuộc đời người mẹ, nhưng khắc sâu, nhấn mạnh hơn sự gian lao, vất vả của người mẹ trong cuộc sống;

- Thấy được nỗi gian truân, cực nhọc của đời mẹ không thể thay đổi, bù đắp… (nếu thay bằng các từ: ngấm, thấm,... thì nỗi vất vả chỉ thoảng qua, có thể tan biến đi...)

- Qua đó thêm yêu quý, kính trọng người mẹ hơn

1 điểm 1 điểm

1,5 điểm

1.5 điểm 1 điểm

Câu 4 (10.

0 điể

m)

a. Yêu cầu:

Đây là phần thực hành yêu cầu cao về tính sáng tạo trong nghệ thuật miêu tả. Yêu cầu các em phải biết dựa vào phần gợi dẫn của đề để sáng tạo, vận dụng kỹ năng làm văn tả cảnh để làm bài.

Bài làm cần dạt được những yêu cầu chính sau:

1. Giới thiệu được thời gian - không gian cảnh: Buổi trưa ở đồng quê.

2. Biết miêu tả theo một trình tự nhất định.

3. Biết tưởng tượng để có được những hình ảnh đẹp và phù hợp với yêu cầu của đề: vẻ đẹp của luỹ tre làng, của đồng quê...

4. Biết tả cảnh trong thế "động": gió nồm nam đã làm cho khóm tre làng rung lên khúc nhac của đồng quê.

5. Bố cục bài làm chặt chẽ, văn phong trong sáng, từ ngữ được dùng gợi hình, tượng thanh và có sức biểu cảm.

b.Tiêu chuẩn cho điểm:

- Điểm 8-10: Đáp ứng được những yêu cầu đã nêu. Bài viết có sáng tạo.

- Điểm 4-7: Bài viết đáp ứng được những yêu cầu chính song còn hạn chế trong cách diễn đạt, hoặc bố cục chưa thật tương xứng, hoặc văn viết chưa thật lôi cuốn.

- Điểm 3: Dưới mức trung bình.

Lưu ý: Điểm tối đa cho từng câu là điểm kết hợp cả nội dung và hành văn. Chỉ cho điểm trung bình những câu, những bài đảm bảo nội dung nhưng hành văn mắc nhiều lỗi. Điểm lẻ cho từng câu, từng bài tính đến 0.5 điểm.

Đề thi Olympic Ngữ văn 6 Trường Xuân Dương năm 2013-2014

Câu 1(4 điểm): Xác định và nói rõ tác dụng của phép so sánh,nhân hóa trong các câu sau:

“ Lúc vui vẻ biển hát, lúc buồn biển lặng, lúc suy nghĩ biển mơ mộng và dịu hiền.

Biển như người khổng lồ, nóng nảy, quái dị, gọi sấm, gọi chớp.

Biển như trẻ con, nũng nịu, dỗ dành, khi đùa, khi khóc.”

(“Biển”-Khánh Chi) Câu 1(6 điểm):

Từ nội dung câu chuyện sau, hãy trình bày suy nghĩ của em về việc cho nhận trong cuộc sống.

Người ăn xin

Một người ăn xin đã già. Đôi mắt ông đỏ hoe, nước mắt ông giàn giụa, đôi môi tái nhợt, áo quần tả tơi. Ông chìa tay xin tôi.

Tôi lục hết túi nọ đến túi kia, không có lấy một xu, không có cả khăn tay, chẳng có gì hết. Ông vẫn đợi tôi. Tôi chẳng biết làm thế nào. Bàn tay tôi run run nắm chặt lấy bàn tay run rẩy của ông:

- Xin ông đừng giận cháu! Cháu không có gì cho ông cả.

Ông nhìn tôi chăm chăm, đôi môi nở nụ cười:

- Cháu ơi, cảm ơn cháu! Như vậy là cháu đã cho lão rồi.

Khi ấy tôi chợt hiểu ra: cả tôi nữa, tôi cũng vừa nhận được một cái gì đó của ông.

(Theo Tuốc-ghê-nhép ) Câu 3 (10 điểm):

Sau một thời gian phiêu lưu, nhân vật Dế Mèn trong tác phẩm “Dế Mèn phiêu lưu kí” của Tô Hoài đã có dịp trở lại thăm mộ của Dế Choắt. Trong vai Dế Mèn, em hãy kể lại câu chuyện đó.

--- HƯỚNG DẪN CHẤM OLYMPIC NGỮ VĂN

Câu 1(4 điểm)

- Xác định được các phép so sánh, nhân hóa:

+ So sánh: Biển như người khổng lồ; Biển như trẻ con. (1,0 điểm)

+ Nhân hóa: Vui, buồn, suy nghĩ, hát, mơ mộng, dịu hiền. (1,0 điểm) - Nêu được tác dụng:

+ Biển được miêu tả như một con người với nhiều tâm trạng khác nhau.

+ Biển được nhà thơ cảm nhận như những con người cụ thể: Khi thì to lớn, hung dữ như người khổng lồ; Khi thì nỏ bé hiền lành,dễ thương, đáng yêu như trẻ con.

Nhờ các biện pháp tu từ so sánh, nhân hóa đã gợi rõ, cụ thể màu sắc, ánh sáng, đặc điểm tạo nên bức tranh khác nhau về biển. (2,0 điểm)

Câu 2(6 điểm)

1.Về hình thức:

- Trình bày dưới dạng một bài văn ngắn.

- Diễn đạt lưu loát, thuyết phục.

2. Về nội dung:

Bài viết có thể trình bày theo các cách khác nhau nhưng đại thể nêu được các ý sau:

- Truyện kể về việc chonhận của cậu bé và người ăn xin, qua đó ngợi ca cách ứng xử cao đẹp, nhân ái giữa con người với con người.

+Sự đồng cảm, tình yêu thương chân thành và cách ứng xử lịch sự là món quà quý giá ta tặng cho người khác

+Và khi ta trao món quà tinh thần quý giá ấy ta cũng nhận được món quà quý giá tương tự

+ Truyện gợi cho chúng ta nhiều suy ngẫm về việc cho và nhận trong cuộc sống:

- Cái cho và nhận là gì? Đâu phải chỉ là vật chất, có thể là giá trị tinh thần, có khi chỉ là một câu nói, một cử chỉ…

- Thái độ khi chonhận: cần chân thành, có văn hoá.

+ Xác định thái độ sống và cách ứng xử của bản thân: tôn trọng, quan tâm chia sẻ với mọi người.

Câu 3: (10 điểm)

1.Yêu cầu về hình thức:

- Ngôi kể: Ngôi thứ nhất số ít.

- Bố cục rõ ràng, mạch lạc.

- Viết dưới dạng tự kể chuyện.

- Chú ý chính tả, ngữ pháp 2. Nội dung:

Bài viết thể hiện được các nội dung cơ bản sau:

- Sau khi Dế Choắt qua đời, tôi muốn thay đổi cuộc sống nên đi phiêu lưu.

- Cuộc chia tay cảm động với những người hàng xóm.

- Trong cuộc phiêu lưu gặp nhiều chuyện vui, xong cũng không ít truyện buồn. Qua mỗi câu chuyện, tôi rút ra bài học quý giá.

- Bất chợt nghĩ về Dế Choắt-Người bạn xấu số bất hạnh năm xưa, tôi quyết định về quê để thăm lại ngôi mộ của bạn.

- Cuộc thăm viếng nấm mộ bạn trong nỗi xúc động, tiếng khóc ngẹn ngào;

Nỗi ân hận, day dứt trào dâng trong lòng như sự việc mới xảy ra hôm nào.

- Cái chết của Dế Choắt không vô ích bởi tôi đã trưởng thành, giúp tôi nhận ra lẽ phải. Tôi chịu ơn anh suốt đời.

- Lời ước nguyện nhắc nhở đối với các bạn học sinh.

* Cách cho điểm:

- Điểm 9, 10: Bài đạt xuất sắc các yêu cầu trên, cách viết sáng tạo.

- Điểm 7, 8: Đủ nội dung, còn thiếu sót một số lỗi nhỏ.

- Điểm 5, 6: Đủ nội dung nhưng sơ sài, diễn đạt vụng.

- Điểm 3, 4: Còn thiếu nhiều nội dung, chưa hoàn thiện hình thức.

- Điểm 1, 2: Chưa đề cập được nội dung, mắc nhiều lỗi về hình thức Chọn học sinh giỏi cấp trường Nguyễn Văn Linh năm học 2012-2013

Câu 1: (2 điểm)

Chú bé loắt choắt Cái xắc xinh xinh

Cái chân thoăn thoắt Cái đầu nghênh nghênh Ca lô đội lệch

Mồm huýt sáo vang Như con chim chích Nhảy trên đường vàng...

( Lượm- Tố Hữu)

Qua đoạn thơ trên, viết một đoạn văn khoảng 5- 10 dòng miêu tả hình ảnh chú bé Lượm.

Câu 2: (3 điểm)

Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù. Tre xung phong vào xe tăng, đại bác . Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hi sinh để bảo vệ con người. Tre, anh hùng lao động! Tre, anh hùng chiến đấu!

("Cây tre Việt Nam”- Thép Mới)

Hãy viết đoạn văn ngắn trình bày cảm nhận của em về hình ảnh cây tre trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của dân tộc ta.

Câu 3: ( 5 điểm)

Dựa theo bài thơ “ Đêm nay Bác không ngủ” (Minh Huệ), em hãy viết bài văn bằng lời của người đội viên kể về kỉ niệm một đêm được ở bên Bác Hồ khi đi chiến dịch.

---

HƯỚNG DẪN CHẤM:

Câu 1: ( 2 điểm) 1.Yêu cầu:

a. Về kĩ năng: Học sinh đạt được các kĩ năng sau:

-Biết xây dựng một đoạn văn miêu tả; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.

b. Về nội dung:

Học sinh có thể miêu tả hình ảnh chú bé Lượm theo trình tự khác nhau nhưng cần đảm bảo nội dung miêu tả sau:

- Hình dáng: loắt choắt, cái xắc xinh xinh, ca lô đội lệch , đầu nghênh nghênh→ nhỏ nhắn, nhanh nhẹn, dễ mến. (1 điểm)

- Cử chỉ: chân thoăn thoắt, mồm huýt sáo vang → tinh nghịch, đáng yêu.

(1 điểm) 2.Biểu điểm:

-Điểm 2: Đảm bảo được các yêu cầu trên

-Điểm 1: Hiểu đúng yêu cầu đề nhưng nội dung còn sơ sài, diễn đạt còn hạn chế.

-Điểm 0: Bỏ giấy trắng hoặc lạc đề Câu 2: (3 điểm)

1.Yêu cầu:

a. Về kĩ năng: Học sinh đạt được các kĩ năng sau:

- Biết viết đoạn văn cảm nhận, bố cục rõ ràng.

- Diễn đạt trong sáng, giàu cảm xúc; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.

b.Về nội dung:

Học sinh có thể cảm nhận theo nhiều hướng khác nhau nhưng cần đảm bảo các nội dung sau:

- Trong kháng chiến:

+ Tre cùng con người chống lại kẻ thù. Tre là đồng chí , đồng đội của con người.

+ Tre sẵn sàng bảo vệ xóm làng, bảo vệ con người.

+ Tre là anh hùng chiến đấu.

- Cảm xúc của bản thân về hình ảnh cây tre Việt Nam.

2.Biểu điểm:

-Điểm 3: Đảm bảo được các yêu cầu trên

-Điểm 2: Đảm bảo khá tốt các yêu cầu trên. Có thể mắc một vài lỗi sai sót nhỏ.

-Điểm 1: Hiểu đúng yêu cầu đề nhưng nội dung còn sơ sài, diễn đạt còn hạn chế.

-Điểm 0: Bỏ giấy trắng hoặc lạc đề

* Lưu ý: Chỉ cho điểm tối đa khi học sinh đạt được cả yêu cầu về kĩ năng và nội dung.

Câu 3: ( 5 điểm) 1.Yêu cầu:

a. Về kĩ năng: HS đạt được các kĩ năng sau:

-Kĩ năng trình bày một bài văn hoàn chỉnh: đầy đủ bố cục 3 phần, diễn đạt trong sáng dễ hiểu, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.

-Kĩ năng kể chuyện sáng tạo, giàu cảm xúc.

- Biết đóng vai nhân vật anh đội viên và sử dụng ngôi kể tôi.

b. Về nội dung:

Đóng vai nhân vật anh đội viên kể lại kỉ niệm một đêm được ở bên Bác Hồ khi đi chiến dịch. Gợi ý:

A. Mở bài: Giới thiệu về tình huống được gặp và ở cùng Bác.

B. Thân bài:

- Không gian nơi xảy ra câu chuyện.

- Lần thức dậy đầu tiên:

+ Bác Hồ: ngồi trầm ngâm; đốt lửa sưởi ấm cho mọi người, đi dém chăn từng người một với tình cảm nồng nàn: sợ cháu mình giật thột nêm Bác nhón chân nhẹ nhàng; khuyên anh đội viên cứ ngủ để ngày mai còn đi đánh giặc.

+Anh đội viên: Ngạc nhiên vì thầy bác chưa ngủ; xúc động mãnh liệt trước những hành động giản dị mà vô cùng bao la của Bác; nằm lo cho sức khoẻ của Bác.

- Lần thức dậy thứ 3:

+ Anh đội viên: hốt hoảng giật mình vì thấy Bác vẫn thức; nằng nặc mời Bác ngủ;

khi hiểu được tấm lòng của Bác anh đã thức luôn cùng Bác.

+ Bác Hồ: Vẫn ân cần khuyên anh đi ngủ; Tâm trạng lo lắng cho đoàn dân công đang ngủ ngoài rừng, lãnh lẽo, thiếu thốn nên Bác càng mong trời sáng mau mau.

- Cảm nhận chung về hình ảnh chủ tịch Hồ Chí Minh.

C. Kết bài: Kết thúc câu chuyện và cảm xúc của anh đội viên về Bác.

2.Biểu điểm:

-Điểm 5: Đảm bảo đầy đủ các yêu cầu trên. Có thể mắc một vài sai sót nhỏ.

-Điểm 3-4: Biết vận dụng phương pháp kể chuyện đã học. Trình bày được những ý cơ bản nhưng có chỗ còn hạn chế. Bố cục rõ, ít mắc lỗi diễn đạt.

-Điểm 1-2: Hiểu yêu cầu của đề nhưng chưa làm sáng tỏ được nội dung, cảm xúc còn mờ nhạt. Kĩ năng kể chuyện còn hạn chế, còn mắc lỗi diễn đạt. . -Điểm 0: Bỏ giấy trắng hoặc lạc đề.

Khảo sát chất lượng học sinh giỏi Huyện Quế Sơn năm 2010-2011

Câu 1. (2,0 điểm)

Đọc đoạn thơ sau và trả lời các yêu cầu của đề:

Chú bé loắt choắt

Cái xắc xinh xinh Cái chân thoăn thoắt Cái đầu nghênh nghênh Ca lô đội lệch

Mồm huýt sáo vang Như con chim chích Nhảy trên đường vàng…

(Tố Hữu, Lượm)

a. Xác định các từ láy có trong đoạn thơ.

b. Nêu tác dụng của biện pháp tu từ được tác giả sử dụng để miêu tả chú bé Lượm.

Câu 2. (2,0 điểm)

Viết đoạn văn ngắn (khoảng mươi dòng) nêu cảm nhận của em về vẻ đẹp và giá trị của hình ảnh cây tre trong bài Cây tre Việt Nam của Thép Mới.

Câu 3. (6,0 điểm)

Dế Mèn, nhân vật chính trong truyện Dế Mèn phiêu lưu ký của nhà văn Tô Hoài, do bày trò trêu chọc chị Cốc nên đã gây ra cái chết thảm thương cho Dế Choắt.

Em hãy nhập vai Dế Mèn kể lại sự việc và diễn tả tâm trạng khi đứng trước nấm mồ của người bạn xấu số.

---HẾT---

Một phần của tài liệu de thi HSG van k6 (Trang 22 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(38 trang)
w