2.4.1 Cơ chế điện gió
Bộ Công Thương đề xuất kéo dài áp dụng cơ chế giá điện gió cố định đến năm 2023
Tại văn bản số 2491/BCT-ĐL ngày 9/4/2020, Bộ Công Thương kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét, kéo dài cơ chế giá điện gió cố định đến hết ngày 31/12/2023.
Theo Bộ Công Thương, để thúc đẩy phát triển điện gió, ngày 10/9/2018, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 39/QĐ-TTg sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định 37/2011/QĐ-TTg về cơ chế hỗ trợ phát triển các dự án điện gió tại Việt Nam.
Theo Quyết định 39, giá điện gió được điều chỉnh tăng lên. Cụ thể, đối với điện gió trong đất liền, giá mua điện tại điểm giao nhận điện là 1.927 đồng/kWh, tương đương 8,5 Uscent/kWh (chưa bao gồm VAT); với điện gió trên biển, giá mua điện tại điểm giao nhận điện là 2.223 đồng/kWh, tương đương 9,8 Uscent/kWh (chưa bao gồm VAT). Mức giá này được áp dụng cho các dự án điện gió có một phần hoặc toàn bộ nhà máy có ngày vận hành thương mại trước 1/11/2021 và áp dụng trong 20 năm kể từ ngày vận hành thương mại.
Quyết định 39 đã tạo động lực thúc đẩy thị trường điện gió tại Việt Nam phát triển.
Hàng trăm dự án đã được đề xuất bổ sung quy hoạch; nhiều dự án đang được thi công xây dựng. Tuy nhiên, tính đến nay, mới có 11 dự án được đưa vào vận hành, với tổng công suất 377MW.
Nguyên nhân, ngay sau thời điểm Quyết định 39 có hiệu lực thi hành (1/11/2018), hoạt động đăng ký đầu tư và bổ sung quy hoạch đối với các dự án nguồn điện gió mới và các dự án lưới điện truyền tải giải tỏa công suất bị ngừng trệ trong hơn một năm, do chưa có hướng dẫn thực hiện Luật Quy hoạch (hiệu lực từ ngày 1/1/2019). Hiện vẫn còn 45.000MW điện gió (250 dự án) do các tỉnh đề xuất chưa được thẩm định, bổ sung quy hoạch.
Cùng với đó, dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp trên toàn cầu đã ảnh hưởng đến tiến độ cung cấp turbine, kéo dài thời gian thi công, lắp đặt và làm chậm tiến độ của các dự án điện gió; hoạt động sản xuất, cung cấp thiết bị chính, linh phụ kiện của các dự án bị thiếu hụt, đình trệ; việc nhập cảnh của công nhân kỹ thuật và chuyên gia nước ngoài bị gián đoạn...
Ngoài ra, các dự án điện gió trong quy hoạch tại các tỉnh Tây Nam Bộ hầu hết là các dự án trên biển, gần bờ với công suất 1.600MW, sử dụng công nghệ và kỹ thuật, thi công khác so với turbine lắp đặt trên bờ, nên yêu cầu thời gian chuẩn bị dự án, thi công dài hơn (các dự án điện gió trên bờ thi công khoảng 2 năm; còn trên biển khoảng 3 - 3,5 năm). Đó là chưa kể, các quy định về xác định khu vực biển, cấp giấy phép sử dụng khu vực biển khá phức tạp nên kéo dài thời gian và gia tăng chi phí với các dự án này...
Theo Bộ Công Thương, từ nay đến hết tháng 10/2021 (thời điểm các dự án điện gió đi vào vận hành thương mại được áp dụng cơ chế giá mua điện cố định theo Quyết định 39) chỉ còn khoảng 18 tháng, không đủ để nhà đầu tư chuẩn bị và triển khai xây dựng dự án; nhất là các dự án điện gió trên biển và các dự án chưa được phê duyệt bổ sung quy hoạch...
Chính vì vậy, để tháo gỡ khó khăn cho hoạt động đầu tư phát triển điện gió, góp phần đảm bảo cung ứng điện giai đoạn đến năm 2025, Bộ Công Thương kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét kéo dài thời điểm áp dụng cơ chế giá điện ổn định cho các dự án điện gió tại Quyết định 39 tới hết ngày 31/12/2023. Sau năm 2023, các dự án điện gió sẽ áp dụng cơ chế đấu thầu, đấu giá cạnh tranh. Đồng thời, kiến nghị Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Công Thương tính toán, đề xuất giá mua điện gió mới áp dụng cho các dự án điện gió có ngày vận hành trong giai đoạn từ 1/11/2021- 31/12/2023, báo cáo Thủ tướng xem xét, phê duyệt.
2.4.2 Lên kế hoạch lắp tuabin gió
Xác định vận tốc gió trung bình ở nơi bạn định đặt tuabin. Để phát điện hiệu quả thì tuabin cần tốc độ gió đạt tối thiểu 11-16 km/h. Đa số các tuabin hoạt động tốt nhất với tốc độ gió từ 19-32 km/h. Để tìm vận tốc gió trung bình hằng năm tại nơi bạn sống, bạn có thể kiểm tra bản đồ gió trực tuyến có ghi vận tốc gió trung bình.[1][2][3]
Bạn cũng có thể mua công cụ đo vận tốc gió gọi là phong kế để đo vận tốc gió tại vị trí đặt tuabin. Thực hiện việc này hằng ngày trong một thời gian.
Nếu vận tốc gió tại nơi đó tương đối ổn định, số liệu đo đạc của một tháng là quá đủ, mặc dù vận tốc gió thay đổi khá nhiều theo mùa. Sau đó bạn tính giá trị trung bình của các số liệu để xem đặt tuabin tại đó có hợp lý không.
Đánh giá không gian đặt tuabin. Mặc dù bản thân tuabin không cần nhiều không gian, nhưng để tránh xung đột tiềm ẩn với hàng xóm, bạn nên dành tối thiểu 0,2 hecta cho tuabin với công suất phát điện 3 kiliwat và 0,4 hecta cho tuabin có công suất lên tới 10 kilowat. Chiều cao không gian cũng phải đủ để có thể xây dựng tuabin với độ cao sao cho nhà cửa và cây cối không cản gió.
Chọn máy phát điện. Bạn cần phải kết nối tuabin gió với máy phát điện để tạo ra điện. Đa số các máy phát điện là một chiều (DC), nghĩa là để cung cấp điện cho gia đình thì bạn phải kết nối máy phát điện đó với bộ đảo lưu để tạo ra dòng điện xoay chiều (AC) cho các thiết bị trong nhà.
Bạn có thể dùng động cơ một chiều làm máy phát điện mặc dù từ thông có thể không đủ mạnh để tạo ra điện trường mạnh.
Máy phát điện lệ thuộc vào chuyển động xoay (trong trường hợp này là chuyển động của cánh tuabin) và lực từ trường để sinh ra điện. Máy phát điện sản xuất sẵn là lựa chọn dễ dàng nhất dành cho người mới bắt đầu, nhưng bạn có thể tự chế bằng cách tìm tài liệu hướng dẫn "chế tạo máy phát điện tuabin gió" trên mạng Internet.
Nếu bạn quyết định mua máy phát điện một chiều, chọn một chiếc có định mức điện áp và cường độ dòng điện cao, tốc độ quay chậm (vài trăm thay vì vài nghìn vòng mỗi phút). Bạn cần tạo ra dòng điện tối thiểu 12 volt trong thời gian liên tục.
Máy phát điện phải được kết nối với bình ắc quy duy trì và bộ điều khiển sạc tại vị trí giữa máy phát điện và bộ đảo lưu để bảo vệ bộ đảo lưu và bình ắc quy mỗi khi điện áp tăng đột biến. Điều này cũng giúp cung cấp điện cho bộ đảo lưu trong thời gian gió yếu.
Bạn không nên dùng máy phát điện xe ôtô làm máy phát điện tuabin gió. Chúng cần có tốc độ quay nhanh hơn nhiều so với tốc độ quay của tuabin gió