BÀI TẬP ÁP DỤNG VÀ NÂNG CAO ( phần vô cơ )

Một phần của tài liệu PHUONG PHAP GIAI BAI TAP HOA 9 (Trang 44 - 48)

1) Hãy nêu phương pháp nhận biết các lọ đựng riêng biệt các dung dịch mất nhãn:

HCl,H2SO4, HNO3. Viết các phương trình hóa học xảy ra.

Hướng dẫn : thứ tự dùng dung dịch BaCl2 và AgNO3.

2) Chỉ dùng một thuốc thử duy nhất, hãy nhận biết các gói bột màu đen không nhãn : Ag2O, MnO2, FeO, CuO. Viết các phương trình phản ứng xảy ra.

Hướng dẫn:

Dùng thuốc thử : dung dịch HCl.

Nếu tạo dung dịch xanh lam là CuO, tạo dung dịch lục nhạt là FeO, tạo kết tủa trắng là Ag2O, tạo khí màu vàng lục là MnO2.

3) Chỉ dùng một thuốc thử duy nhất, hãy nhận biết các dung dịch mất nhãn : NH4Cl, MgCl2, FeCl2, ZnCl2, CuCl2. Viết các phương trình phản ứng xảy ra.

Hướng dẫn: dùng dung dịch NaOH để thử : NH4Cl có khí mùi khai, FeCl2 tạo kết tủa trắng xanh và hóa nâu đỏ, CuCl2 tạo kết tủa xanh lơ, MgCl2 tạo kết tủa trắng,

4) Không thêm chất khác hãy nêu phương pháp nhận biết các lọ chất mất nhãn sau đây: dd Na2CO3, ddBaCl2, dd H2SO4, dung dịch HCl.

Hướng dẫn: Trích mẫu và cho mỗi chất tác dụng với các chất còn lại.

B ng mô t : ả ả

Na2CO3 BaCl2 H2SO4 HCl

Na2CO3

BaCl2 -

H2SO4 -

HCl - -

Nhận xét : Nhận ra Na2CO3 tham gia 1 pư tạo kết tủa, 2 pư tạo khí.

Nhận ra BaCl2 tham gia 2 pư tạo kết tủa.

Nhận ra H2SO4 tham gia 1 pư tạo kết tủa, 1 pư tạo khí.

Nhận ra HCl tham gia 1 pư tạo khí.

Cỏc phương trỡnh húa học ( ẵ số dấu hiệu ghi trong bảng , viết một bờn của đường chéo sẫm )

Na2CO3 + BaCl2  BaSO4  + 2NaCl

Na2CO3 + H2SO4  Na2SO4 + H2O + CO2  Na2CO3 + 2HCl  2NaCl + H2O + CO2  H2SO4 + BaCl2  BaSO4  + 2HCl

5) Bằng phương pháp hóa học, hãy phân biệt các chất sau đây đựng trong các lọ không nhãn:

a) Các khí : CO2, SO2, Cl2, H2, O2, HCl.

b) Các chất rắn : bột nhôm, bột sắt, bột đồng, bột Ag.

c) Các chất rắn : BaCO3, MgCO3, NaCl, Na2CO3, ZnCl2 ( chỉ được lấy thêm một chất khác ).

d) Các dung dịch: Na2CO3, NaCl, Na2SO4, NaNO3, BaCl2.

e) Các dung dịch : NaHSO4, Na2CO3, Na2SO3, Na2S, BaCl2 ( chỉ được dùng thêm quỳ tím ).

g) Các dung dịch : HCl, HNO3, NaOH, AgNO3, NaNO3, HgCl2 ( được dùng thêm 1 kim loại ).

Hướng dẫn: dùng kim loại Cu, nhận ra HNO3 có khí không màu hóa nâu trong không khí.

Nhận ra AgNO3 và HgCl2 vì pư tạo dung dịch màu xanh.

Dùng dung dịch muối Cu tạo ra, nhận ra được NaOH có kết tủa xanh lơ.

Dùng Cu(OH)2 để nhận ra HCl làm tan kết tủa.

Dùng dd HCl để phân biệt AgNO3 và HgCl2 ( có kết tủa là AgNO3 )

6) Có 5 ống nghiệm đựng 5 dung dịch không nhãn được đánh số từ 1  5, gồm:

Na2CO3, BaCl2, MgCl2, H2SO4, NaOH . Thực hiện các thí nghiệm được kết quả như sau:

(1) tác dụng với (2)  khí ; tác dụng với (4)  kết tủa.

(3) tác dụng với (4),(5) đều cho kết tủa.

Hãy cho biết mỗi ống nghiệm đựng những chất gì, giải thích và viết phương trình phản ứng.

Hướng dẫn :

* C1: chất (2) tạo kết tủa với 2 chất và tạo khí với 1 chất nên là : Na2CO3 , và (1) là H2SO4

chất (4) + (1)  kết tủa nên chọn (4) là BaCl2

chất (5) + (2)  kết tủa nên chọn (5) là MgCl2 ; Chất (3) là NaOH.

* C2: Có thể lập bảng mô tả như sau:

Na2CO3 BaCl2 MgCl2 H2SO4 NaOH

Na2CO3    -

BaCl2  -  -

MgCl2  - 

H2SO4   -

NaOH - -  -

Chỉ có Na2CO3 tạo với các chất khác 2KT và 1 khí nên chọn (2) là Na2CO3 , (1) là H2SO4

Từ đó suy ra : (4) là BaCl2 vì tạo kết tủa với (1) ; còn lọ ( 5) là MgCl2 vì tạo kết tủa với (2)

7) Có 3 cốc đựng các chất:

Cốc 1: NaHCO3 và Na2CO3

Cốc 2: Na2CO3 và Na2SO4

Cốc 3: NaHCO3 và Na2SO4

Chỉ được dùng thêm 2 thuốc thử nhận biết ra từng cốc? Viết phương trình phản ứng.

Hướng dẫn :

-Dùng dung dịch BaCl2 để thử mỗi cốc :

Cốc 1: BaCl2 + Na2CO3  BaCO3  + 2NaCl Cốc 2: BaCl2 + Na2SO4  BaSO4  + 2NaCl

BaCl2 + Na2CO3  BaCO3  + 2NaCl Cốc 3: BaCl2 + Na2SO4  BaSO4  + 2NaCl - Lọc lấy các kết tủa, hòa tan trong dung dịch HCl dư thì:

Nếu kết tủa tan hoàn toàn , pư sủi bọt  cốc 1 BaCO3 + 2HCl  BaCl2 + H2O + CO2  Nếu kết tủa tan 1 phần,pư sủi bọt  cốc 2 BaCO3 + 2HCl  BaCl2 + H2O + CO2 

Nếu kết tủa không tan , không sủi bọt khí  cốc 3

8) Nêu phương pháp hóa học để phân biệt các chất khí sau đây:

a) NH3, H2S, HCl, SO2 ; c) NH3, H2S, Cl2, NO2, NO.

b) Cl2, CO2, CO, SO2, SO3. ; d) O2, O3, SO2, H2, N2. Hướng dẫn :

a) Dùng dd AgNO3 nhận ra HCl có kết tủa trắng, H2S có kết tủa đen.

Dùng dung dịch Br2, nhận ra SO2 làm mất màu da cam ( đồng thời làm đục nước vôi).

Nhận ra NH3 làm quỳ tím ướt  xanh.

b) Cl2, CO2, CO, SO2, SO3:

Dùng dung dịch Br2 nhận ra SO2. Dùng dung dịch BaCl2, nhận ra SO3. Dùng dung dịch Ca(OH)2 nhận ra CO2. Dùng dung dịch AgNO3 nhận ra Cl2 ( có kết tủa sau vài phút ).

c) NH3, H2S, Cl2, NO2, NO.

Nhận ra NH3 làm xanh quỳ tím ẩm, Cl2 làm mất màu quỳ tím ẩm, H2S tạo kết tủa đen với Cu(NO3)2,. Nhận ra NO bị hóa nâu trong không khí, NO2 màu nâu và làm đỏ quỳ tím ẩm.

Có thể dùng dung dịch Br2 để nhận ra H2S do làm mất màu nước Br2: H2S + 4Br2 + 4H2O  H2SO4 + 8HBr .

d) O2, O3, SO2, H2, N2.

Để nhận biết O3 thì dùng giấy tẩm dung dịch ( hồ tinh bột + KI )  dấu hiệu: giấy

 xanh.

2KI + O3 + H2O  2KOH + I2 + O2 ( I2 làm hồ tinh bột  xanh ).

9) Nhận biết các chất sau đây ( không được lấy thêm chất khác ) a) dung dịch AlCl3, dd NaOH. ( tương tự cho muối ZnSO4 và NaOH ) b) các dung dịch : NaHCO3, HCl, Ba(HCO3)2, MgCl2, NaCl.

c) các dung dịch : NaCl, H2SO4, CuSO4, BaCl2, NaOH.

d) các dung dịch : BaCl2, HCl, H2SO4, K3PO4. Hướng dẫn ( câu b):

NaHCO3 HCl Ba(HCO3)2 MgCl2 NaCl

NaHCO3  -  -

HCl   - -

Ba(HCO3)2 -   -

MgCl2  -  -

NaCl - - - -

Qua bảng, ta thấy có một cặp chất chưa nhận ra ( Ba(HCO3)2 , NaHCO3. Để phân biệt 2 chất này ta phải nung nóng, nhận ra Ba(HCO3)2 nhờ có kết tủa.

* Cách 2: đun nóng 5 dung dịch, nhận ra Ba(HCO3)2 có sủi bọt khí và có kết tủa, nhận ra NaHCO3 có sủi bọt khí nhưng không có kết tủa. Dùng dung dịch Na2CO3 vừa tạo thành để nhận ra HCl và MgCl2. Chất còn lại là NaCl.

10) Nhận biết sự có mặt của mỗi chất sau đây trong một hỗn hợp ( nguồn : “Câu hỏi giáo khoa Hóa vô cơ”- Nguyễn Hiền Hoàng , tr.116 -NXB trẻ: 1999 )

a) Hỗn hợp khí : CO2, SO2, H2, O2.

b) Hỗn hợp khí : CO, CO2, SO2, SO3, H2.

c) Dung dịch loãng chứa hỗn hợp: HCl, H2SO4 , HNO3. d) Dung dịch hỗn hợp : Cu(NO3)2, AlCl3, BaCl2.

e) Hỗn hợp bột gồm: Al, Zn, Fe, Cu.

11) Nhận biết bằng phương pháp hóa học ( nguồn “Câu hỏi giáo khoa Hóa vô cơ” - Nguyễn Hiền Hoàng , tr.115 )

a) Các chất rắn: Na2O, Al2O3, Fe2O3 ( chỉ dùng nước ).

b) Các hỗn hợp: (Al + Al2O3) , ( Fe + Fe2O3) , ( FeO + Fe2O3).

c) Các hỗn hợp: ( Fe + Fe2O3) , ( Fe + FeO) , ( FeO + Fe2O3).

d) Các hỗn hợp: ( H2 + CO2) , ( CO2 + SO2) , ( CH4 + SO2 ).

12) Có 3 muối khác nhau, mỗi muối chứa một gốc và một kim loại khác nhau ( có thể là muối trung hòa hoặc muối axit) được ký hiệu A,B,C.

Biết : A + B  có khí bay ra.

B + C  có kết tủa.

A + C  vừa có kết tủa vừa có khí bay ra.

Hãy chọn 3 chất tương ứng với A,B,C và viết các phương trình hóa học xảy ra.

Chuyên đề 2:

Tách - Tinh chế các chất

I- KIẾN THỨC CẦN NHỚ

1/ Sơ đồ tách các chất ra khỏi hỗn hợp :

 

  

  

,

+ X AXtan : Y A ( tái tạo ) Hỗn hợp A

B B :( thu trực tiếp B)

Một số chú ý :

- Đối với hỗn hợp rắn : X thường là dung dịch để hoà tan chất A.

- Đối với hỗn hợp lỏng ( hoặc dung dịch ): X thường là dung dịch để tạo kết tủa hoặc khí.

- Đối với hỗn hợp khí : X thường là chất để hấp thụ A ( giữ lại trong dung dịch).

- Ta chỉ thu được chất tinh khiết nếu chất đó không lẫn chất khác cùng trạng thái.

2) Làm khô khí : Dùng các chất hút ẩm để làm khô các khí có lẫn hơi nước.

- Nguyên tắc : Chất dùng làm khô có khả năng hút nước nhưng không phản ứng hoặc sinh ra chất phản ứng với chất cần làm khô, không làm thay đổi thành phần của chất cần làm khô.

Ví dụ : không dùng H2SO4 đ để làm khô khí NH3 vì NH3 bị phản ứng : 2NH3 + H2SO4 (NH4)2SO4

Không dùng CaO để làm khô khí CO2 vì CO2 bị CaO hấp thụ : CO2 + CaO  CaO

- Chất hút ẩm thường dùng: Axit đặc (như H2SO4 đặc ) ; P2O5 (rắn ) ; CaO(r) ; kiềm khan , muối khan ( như NaOH, KOH , Na2SO4, CuSO4, CaSO4 … )

Một phần của tài liệu PHUONG PHAP GIAI BAI TAP HOA 9 (Trang 44 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(108 trang)
w