Xây dựng thị trường hiệu quả

Một phần của tài liệu tiểu luận các giải pháp khắc phục thất bại của thị trường (Trang 26 - 29)

2.2. Các biện pháp khắc phục những thất bại của thị trường

2.2.1. Xây dựng thị trường hiệu quả

Khái niệm về thị trường hiệu quả là gì?

Thị trường hiệu quả (tiếng Anh: effecient market) là nơi mà tại bất kỳ thời điểm nào, tất cả các thông tin mới đều được những người tham gia thị trường nắm bắt và tức thì được phản ánh vào trong giá cả thị trường.

Năm 1953, lần đầu tiên Maurice Kendall đã sử dụng máy tính trong phân tích các giao dịch cổ phiếu và đưa ra kết luận giá cổ phiếu thay đổi ngẫu nhiên, không có quy luật và không thể dự đoán được. Kết luận này đặt nền móng cho lý thuyết thị trường có hiệu quả.

Theo học thuyết này, thị trường có hiệu quả bao gồm 3 chỉ tiêu: phân phối hiệu quả; hoạt động hiệu quả; thông tin hiệu quả.

Nội dung chính của lý thuyết cho rằng thị trường hiệu quả là thị trường trong đó giá cả của chứng khoán đã phản ánh đầy đủ, tức thời tất cả các thông tin hiện có trên thị trường. Điều này có nghĩa là giá cả được xác định ở mức công bằng và phản ánh đầy đủ thông tin hiện có trên thị trường. Giá chứng khoán thay đổi một cách ngẫu nhiên do ảnh hưởng của những thông tin không thể dự đoán được.

Có 3 hình thái của thị trường có hiệu quả, đó là hình thái yếu, hình thái trung bình và hình thái mạnh.

– Hình thái yếu của thị trường. Trong hình thái này giá cả của chứng khoán đã phản ánh đầy đủ và kịp thời những thông tin trong quá khứ về giao dịch của thị trường như giá cả giao dịch, khối lượng, động thái… Khi hình thái yếu của thị trường tồn tại thì các nhà phân tích kỹ thuật sẽ bị vô hiệu hoá.

-Hình thái trung bình. Trong hình thái này giá cả của chứng khoán đã phản ánh tất cả những thông tin liên quan đến công ty đã được công bố công khai bên cạnh các thông tin trong quá khứ. Khi hình thái trung bình tồn tại thì không có

hình thức phân tích nào kể cả phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật có thể đem lại lợi

Các giải pháp khắc phục những thất bại của thị trường Kinh tế vi mô

nhuận siêu ngạch cho nhà đầu tư nếu việc phân tích chỉ dựa vào những thông tin trên thị trường.

-Hình thái mạnh. Trong hình thái này giá cả của chứng khoán phản ánh tất cả những thông tin cần thiết co liên quan đến tổ chức phát hành thậm chí đó là những thông tin nội gián, thông tin mật. Điều này có ngiã là thị trường sẽ phản ánh hết sức nhanh trước những thông tin. Và vì vậy, trong hình thái này không thể thực hiện bất cứ một phương pháp phân tích nào.

Thúc đẩy cạnh tranh là giải pháp hiệu quả nhất đối với nền kinh tế

Chính phủ có vai trò rất quan trọng trong việc hình thành khuôn khổ pháp lý cơ bản điều chỉnh các quan hệ kinh tế. Cần có chính sách khuyến khích cạnh tranh và sự giám sát để chống độc quyền và chống lạm dụng và lợi dụng độc quyền.

Luật lệ về cạnh tranh giữ vai trò rất quan trọng cũng như các luật lệ này cần nghiêm túc thực thi. Luật lệ này sẽ ngăn chặn các hình thức độc quyền xảy ra trong nền kinh tế. Tuy nhiên, nhiều khi luật lệ cạnh tranh đã được xây dựng nhưng lại không được thực thi một cách nghiêm túc. Cạnh tranh có vai trò quan trọng đối với tăng năng suất và đổi mới công nghệ trong ngành /doanh nghiệp/nền kinh tế. Những nước có nền kinh tế phát triển như Hoa Kỳ, Đức, EU... đều rất chú trọng đến luật cạnh tranh và chống độc quyền. Ví dụ, tại Điều 81 và 82 của Hiệp ước EU (EC Treaty Guarantee a Fairly Uniform Law) bảo đảm một luật lệ thống nhất công bằng cho toàn bộ các quốc gia EU, hạn chế các thoả thuận tạo điều kiện cho sự tập trung hoặc sự khác biệt tạo ra sức mạnh thị trường và cấm lạm dụng sức mạnh độc quyền.

Tuy vai trò của Chính phủ là khắc phục những thất bại của thị trường trong đó có chống độc quyền, nhưng không phải bao giờ cũng thành công. Có nhiều lý do, như đường lối, chính sách ban hành trái quy luật, không phù hợp với thực tế;

tình trạng quan liêu tràn lan, thủ tục hành chính rườm rà, hoặc thất bại trong việc phối hợp giữa các cơ quan thuộc chính phủ không được nhất quán và thống nhất. Cũng có thể đôi khi những chính sách được hoạch định ra không giải quyết tốt được vấn đề, bởi không có đủ thông tin cần thiết, hoặc đôi khi những chính sách được hoạch định không đơn giản vì lợi ích kinh tế mà còn bị chi phối nhiều bởi các lý do ngoài kinh tế.

Một thị trường cạnh tranh đơn giản là có rất nhiều người mua và người bán, để không có một người mua hoặc người bán duy nhất nào có ảnh hưởng ý nghĩa tới giá cả. Tuy nhiên, cũng có một số thị trường, nơi chỉ có một số nhà cung ứng

vẫn có thể coi là cạnh tranh cao như Việt Nam có gần 10 nhà cung cấp dịch vụ thông tin di động. Sự cạnh tranh giữa các hãng này thường tương đối cao và có thể coi

Các giải pháp khắc phục những thất bại của thị trường Kinh tế vi mô

là cạnh tranh... và thúc đẩy cạnh tranh trong nền kinh tế thì về dài hạn sẽ nâng cao phúc lợi xã hội và mang lại hiệu quả cao đối với nền kinh tế.

Để thúc đẩy cạnh tranh, tiền đề đầu tiên là việc sản xuất và phân bổ hàng hoá và dịch vụ tư cần phải để thị trường thực hiện, trong khi đó chính phủ thực hiện vai trò then chốt cung cấp cơ sở hạ tầng về mặt định chế. Hơn nữa, bản thân thị trường không nhất thiết sẽ tạo ra những kết quả mà xã hội mong muốn (Stiglitz 2002) và các khiếm khuyết thị trường phổ biến hơn tại những nước đang phát triển so với các nước công nghiệp nên chính phủ các nước đang phát triển có vai trò quan trọng, có thể sẽ mang lại kết quả tốt trong tăng trưởng và phát triển kinh tế nếu những hành động can thiệp của chính phủ được xem xét và lựa chọn một cách kỹ càng.

Thực tế cho thấy, trong những năm cuối thế kỷ 20, khu vực Đông Á đã trải qua quá trình khủng hoảng nghiêm trọng, nhất là vào năm 1997 khi mà thị trường độc quyền ở các nước xung quanh Việt Nam như Thái Lan, Hàn Quốc hoàn toàn sụp đổ. Khi đó, các nhà kinh tế đã nhận thấy vai trò của chính phủ đặc biệt quan trọng, và việc không điều tiết được nền kinh tế là nguyên nhân của sự sụp đổ.

Nhà kinh tế học người Mỹ Paul Krugman khi nghiên cứu về Đông Á trong giai đoạn này đã viết:

ô Bài học lớn nhất cú được từ những khú khăn giai đoạn này của chõu Á khụng phải là bài học về kinh tế học mà chính là bài học về chính phủ. Khi các nền kinh tế Châu Á không cho ta bất cứ những thứ gì ngoài các tin tức tốt đẹp thì rõ ràng người ta nghĩ rằng, những nhà lập kế hoạch của các nền kinh tế này biết họ làm gì. Nhưng giờ đây, khi sự thật được phơi bày thì hoá ra họ không hiểu gì cả

ằ.

Thừa nhận trên thực tế tồn tại nhiều thành phần kinh tê trong thời kỳ quá độ là một trong những điềukiện cơ sở để thúc đẩy kinh tế hàng hoá phát triển, nhờ đó mà sử dụng có hiệu quả sức mạnh tổng hợp của mọi thành phần kinh tế.

Cùng với việc đổi mới, củng cố kinh tế nhà nước và kinh tế hợp tác, thừa nhận việc khuyến khích các thành phần kinh tế cá thế, tư nhân phát triển là nhận thức quan trọng về xây dựng chủ nghĩa trong thời kỳ quá độ. Theo hướng đó mà khu vực kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế cá thể và các hình thức kinh tế hỗn hợp khác đều được khuyến khích phát triển theo định hướng tiến lên chủ nghĩa xã hội. Tất cả các thành phần kinh tế đều bình đẳng trước pháp luật, tuy vị trí,

quy mô, tỷ trọng, trình độ có khác nhau nhưng tất cả đều là nội lực của nền kinh tế phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Một phần của tài liệu tiểu luận các giải pháp khắc phục thất bại của thị trường (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(36 trang)
w