CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ KHU VỰC NGHIÊN CỨU VÀ TÌNH HÌNH HÌNH NGẬP LỤT LƯU VỰC SÔNG LẠI GIANG
1.2. Điều kiện kinh tế xã hội
Dân số trung bình toàn tỉnh trong 3 năm gần đây thể hiện theo bảng 1.8.
Tỷ lệ tăng tự nhiên dân số của tỉnh vào loại trung bình, khoảng 8,2/00 mỗi năm, trong đó tỷ lệ sinh 15,9/00, tỷ lệ chết 7,70/00. Tỷ lệ tăng dân số cơ học hầu như không đáng kể, coi như bằng 0. Bảng 1.9 biểu thị tỷ lệ tăng dân số 3 năm gần đây của tỉnh, cụ thể như sau :
Bảng 1.7. Dân số trung bình tỉnh theo đơn vị huyện
ĐVT: 1.000 người TT
Năm Huyện
2014 2015 2016
Mật độ dân số ( người/
km2) 1
2 3 4 5 6 7 8 9 10 11
Thành phố Quy Nhơn Huyện An Lão
Huyện Hoài Ân Huyện Hoài Nhơn Huyện Phù Mỹ Huyện Phù Cát Huyện Vĩnh Thạnh Huyện Tây Sơn Huyện An Nhơn Huyện Tuy Phước Huyện Vân Canh
285,5 24,7 86 209,5 172,5 191,6 28,5 125,6 182,1 183,4 25,1
286,7 24,7 86,3 210,3 173 192,2 28,6 126 182,9 184,3 25,2
287,3 24,8 86,6 210,8 173,6 192,8 28,7 126,4 183,6 184,7 25,3
1004,5 35,6 115 500,7 312,2 283,1 40 182,7 752,5 839,5 31,5
TOÀN TỈNH 1514,5 1520,2 1524,6 251,1
( Nguồn cục thống kê Bình Định năm 2016)
Bảng 1.8. Tỷ suất sinh thô, tỷ suất chết thô và tỷ lệ tăng dân số phân theo thành thị , nông thôn
ĐVT: 0/00
TT
Năm
Hạng mục 2014 2015 2016
1
2
3
Tỷ lệ sinh - Thành thị.
- Nông thôn.
Tỷ lệ chết - Thành thị.
- Nông thôn Tỷ lệ tăng tự nhiên - Thành thị.
- Nông thôn
16 15,5 17,6 7,8 7,6 8,0 8,2 7,9 9,6
15,9 15,4 17,6 7,7 7,4 7,9 8,2 8,0 9,7
15,9 15,4 17,5 7,6 7,3 8,0 8,3 8,1 9,5 ( Nguồn cục thống kê Bình Định)
b. Y tế
Số cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh năm 2017 có 186 cơ sở. Trong đó, số lượng bệnh viện 22 cơ sở; phòng khám đa khoa khu vực 05 cơ sở; trạm y tế xã, phường, thị trấn 159 cơ sở. Phân theo cấp quản lý, trong tổng số 186 cơ sở có 03 cơ sở do cấp Bộ quản lý, 183 cơ sở do địa phương quản lý.
Nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn cho hoạt động y tế và chăm sóc sức khỏe nhân dân, hệ thống cơ sở và trang thiết bị khám chữa bệnh ngày càng được đầu tư nâng cấp theo hướng hiện đại, đội ngũ cán bộ y tế tăng cường cho tuyến dưới ngày càng được chú trọng, hoạt động y tế tuyến xã ngày càng được cải thiện về nhân lực và phương tiện làm việc.
Tỷ lệ xã, phường, thị trấn đạt chuẩn Quốc gia về y tế đạt 60,4%, tăng 0,7% so với cùng kỳ năm trước.
c. Giáo dục, đào tạo
Năm 2017, toàn tỉnh có 446 trường học phổ thông. Trong đó, trường tiểu học có 243 trường, trường trung học cơ sở có 146 trường; trường trung học phổ thông có 50 trường, trường phổ thông cơ sở có 4 trường, trường trung học có 3, xấp xỉ cùng kỳ.
Số lớp học phổ thông có 8.469 lớp, giảm 0,2% so với cùng kỳ. Trong đó, số lớp ở bậc tiểu học có 4.454 lớp, giảm 1,2%; số lớp ở bậc trung học cơ sở có 2.674 lớp, tăng 0,8%; số lớp học ở bậc trung học phổ thông có 1.341 lớp, tăng 1,4%.
Số học sinh phổ thông năm 2016 có 265.825 học sinh, giảm 1,9% so với năm trước. Trong đó, bậc tiểu học có 119.614 học sinh, giảm 4,2%; bậc trung học cơ sở có 92.653 học sinh, giảm 0,8%; bậc trung học phổ thông có 53.558 học sinh, tăng 1,5%.
Số giáo viên phổ thông có 14.075 người, giảm 0,8% so cùng kỳ. Trong đó, số giáo viên tiểu học có 6.286 người, giảm 0,8%; số giáo viên trung học cơ sở có 5.087 người, giảm 1,5%; số giáo viên trung học phổ thông có 2.702 người, tăng 0,4% so với cùng kỳ.
Năm 2016 số học sinh trung cấp chuyên nghiệp trên địa bàn có 1.402 học sinh, giảm 12,4% so với năm học trước. Trong khi đó, số sinh viên đại học, cao đẳng có 23.247 sinh viên, giảm 9,5% so với cùng kỳ.
Số giảng viên các trường đại học, cao đẳng năm 2016 có 706 người, giảm 15,6%; giảng viên các trường trung cấp chuyên nghiệp có 69 người, giảm 2,8%
so với cùng kỳ.
d. Tình trạng kinh tế
Hiện trạng kinh tế tỉnh Bình Định nhìn chung có xu hướng phát triển, năm sau tăng hơn năm trước, khối sản xuất nông nghiệp tăng chậm và không đều so với khối công nghiệp và xây dựng cơ bản, thương nghiệp, dịch vụ và các ngành khác.
- Sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản
Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản năm 2016 (theo giá so sánh 2010) ước tính đạt 21.490,2 tỷ đồng, tăng 4,1% so với cùng kỳ. Trong đó:
Nông nghiệp: toàn tỉnh có 103.016 ha đất trồng cây hàng năm, trong đó đất trồng lúa là 55.371 ha, sản lượng cả năm là 638.900 tấn, giảm 18.307,7 tấn (- 2,8%), do diện tích gieo trồng giảm. Giá trị sản sản xuất ngành nông nghiệp đạt 13.645,7 tỷ đồng, tăng 3,7 % so với cùng kỳ
Lâm nghiệp: với 394.025,44 ha đất lâm nghiệp có rừng, trong đó rừng sản xuất chiếm 168.030,42 ha, rừng phòng hộ và đặc dụng là 225.995,02 ha. Sản lượng gỗ khai thác toàn tỉnh năm 2016 đạt 723.752 m3, tăng 6,4% (+43.552 m3) so với cùng kỳ. Trong sản lượng khai thác, gỗ nguyên liệu giấy chiếm chủ yếu, đạt 723.255 m3 (+44.694 m3), tăng 6,6%, Giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp đạt 835,2 tỷ đồng, tăng 6,8% so với cùng kỳ
Thuỷ sản : sản lượng thủy sản năm 2016 trên địa bàn tỉnh ước đạt 221.980 tấn, tăng 4,7% so cùng kỳ. Trong đó, sản lượng cá đạt 173.226 tấn, tăng 5,1%;
sản lượng tôm đạt 8.105 tấn, tăng 3%; thủy sản khác đạt 40.649 tấn, tăng 3,2%
so với cùng kỳSản lượng nuôi trồng thủy sản năm 2016 ước tính đạt 9.969 tấn, tăng 2,4% (+237 tấn) so với cùng kỳ, tôm các loại thu hoạch đạt 6.112 tấn, tăng 3,4%. ; Giá trị sản xuất ngành thuỷ sản đạt 7.009,3 tỷ đồng, tăng 4,5% so với cùng kỳ.
Chăn nuôi: theo kết quả điều tra chăn nuôi tháng 10/2016 số lượng gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh là: đàn trâu 21.139 con; đàn bò 301.713 con. đàn lợn 851.069 con, trong đó lợn nái 170.940 con, lợn thịt 678.804 con, gia cầm:
6.974.200 con…
- Sản xuất công nghiệp
Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2016 (theo giá so sánh 2010) đạt 34.746,7 tỷ đồng, tăng 9,27% so với cùng kỳ. Trong đó: doanh nghiệp ngoài Nhà nước đạt 21.477,7 tỷ đồng, tăng trưởng 7,7%; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đạt 6.209,6 tỷ đồng, tăng trưởng 19,08%; cơ sở cá thể đạt 6.150,3 tỷ đồng, tăng trưởng 9,42%; doanh nghiệp Nhà nước đạt 909,1 tỷ đồng, giảm 10,89%.
Phân theo ngành kinh tế, công nghiệp chế biến, chế tạo đạt 33.389,5 tỷ đồng, tăng trưởng 9,79%; cung cấp nước, quản lý và xử lý rác thải, nước thải đạt 210,1 tỷ đồng, tăng trưởng 15,94%; công nghiệp khai khoáng đạt 436,7 tỷ đồng, giảm 7,65%; công nghiệp sản xuất và phân phối điện đạt 710,5 tỷ đồng, giảm 2,73% so với cùng kỳ.
- Xây dựng cơ bản và các ngành kinh tế khác
Giá trị sản xuất xây dựng năm 2016 (theo giá so sánh 2010) ước tính đạt 13.776,1 tỷ đồng, tăng 10,4% so với cùng kỳ
Khu vực dịch vụ ước đạt 19.486,9 tỷ đồng, tăng 8,52% so với cùng kỳ 1.2.2. Cơ sở hạ tầng
a. Giao thông:
Hệ thống đường giao thông thuỷ bộ tương đối phát triển. Mạng lưới đường bộ, ngoài quốc lộ 1A và quốc lộ 19, các đường giao thông liên tỉnh, liên huyện, liên xã khá thuận lợi. Đường sắt Bắc Nam chạy xuyên qua khu vực cùng với cảng biển Quy Nhơn và cảng hàng không Phù Cát là ưu thế nổi bậc so bới các địa phương khác trong cả nước.
b. Bưu chính viễn thông:
Mạng lưới bưu điện phát triển rộng rãi, từ thành phố, thị trấn, huyện lỵ đến tận xã. Có 1 cơ sở thông tin trực thuộc Tổng công ty Bưu Chính Viễn Thông Việt Nam, 13 công ty và bưu điện huyện, 70 bưu cục khu vực, và 127 trạm bưu điện xã. Có 37 tổng đài điện thoại tự động các loại với dung lượng 32.812 số, 11 máy thu phát vô tuyến điện liên hợp, 66 thiết bị vi ba….Doanh thu hàng năm:
60,36 tỷ đồng.
c. Thương nghiệp:
Doanh thu trong lĩnh vực thương nghiệp hàng năm là 3.714,79 tỷ đồng, trong đó, lĩnh vực kinh tế nhà nước là 496,37 tỷ, kinh tế tập thể 98,87 tỷ, kinh tế tư nhân 3.098,83 tỷ, kinh tế nhiều thành phần 30,72 tỷ đồng.
d. Hoạt động du lịch và các dịch vụ khác:
Tổng mức doanh thu hàng năm khoảng 26,12 tỷ đồng. Có 18 khách sạn với 438 buồng, 980 giường. Hệ số sử dụng buồng 38,2%.
e. Cung cấp điện nước:
Thành phố Quy Nhơn và hầu hết các thị trấn huyện lỵ; Các xã nằm gần trung tâm đã được cung cấp lưới điện 220V. Điện năng tự sản xuất hàng năm phục vụ cho các nhu cầu trong tỉnh là 26,74 triệu KWh, chưa kể điện năng được cung cấp từ mạng lưới điện Quốc Gia.
Nước máy sản xuất hàng năm khoảng 5,7 triệu m3, nước máy tiêu thụ khoảng 3,65 triệu m3. Tại các nông thôn vùng xa trung tâm nông dân chủ yếu sử
dụng nước giếng khoan, giếng đào, nước sông suối tự nhiên.