KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

Một phần của tài liệu Đề xuất giải pháp chuyển từ sản xuất chè thông thường sang sản xuất chè hữu cơ tại xã tràng xá, huyện võ nhai, tỉnh thái nguyên (Trang 26 - 31)

3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu

- Cây chè, các hộ trồng chè và các hoạt động liên quan đến sản xuất chè trên địa bàn xã Tràng Xá, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên.

3.1.2. Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi nội dung nghiên cứu: Đề tài khảo sát tình hình sản xuất chè và nhu cầu sản xuất chè hữu cơ của các hộ trồng chè trên địa bàn xã Tràng Xá. Từ đó đưa ra một số giải pháp chuyển từ sản xuất chè thường sang sản xuất chè hữu cơ.

- Phạm vi không gian: Đề tài nghiên cứu trên địa bàn xã Tràng xá, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên.

- Phạm vi thời gian: Số liệu sử dụng trong nghiên cứu được thu thập trong năm 2020.

3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành

- Địa điểm nghiên cứu: Xã Tràng Xá, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên.

- Thời gian tiến hành nghiên cứu: Từ ngày 10/01/2020 đến ngày 10/05/2020.

3.3. Nội dung nghiên cứu

- Điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội của xã Tràng Xá, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên.

- Tình hình sản xuất chè của các hộ được điều tra.

- Nhận thức về chè hữu cơ và nhu cầu chuyển đổi từ sản xuất chè thông thường sang sản xuất chè hữu cơ của các trồng chè trên địa bàn xã Tràng Xá, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên.

- Thuận lợi, khó khăn khi tham gia sản xuất chè hữu cơ của các hộ điều tra.

- Các giải pháp đề xuất để thực hiện chuyển đổi từ sản xuất chè thông thường sang sản xuất chè hữu cơ cho các trồng chè trên địa bàn xã Tràng Xá, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên.

3.4. Phương pháp nghiên cứu 3.4.1. Phương pháp xác định mẫu

Trong nghiên cứu khoa học, việc chọn mẫu đủ lớn và mang tính đại diện là rất quan trọng. Để có được số mẫu có cơ sở thống kê và tránh những sai sót trong quá trình chọn mẫu trong đề tài nghiên cứu tôi áp dụng công thức chọn mẫu Slovin (1960), độ tin cậy 90%, sai số 10%:

n = N 1+ N (e)2 Trong đó:

n là cỡ mẫu.

N là số lượng tổng thể.

e là sai số tiêu chuẩn.

Toàn bộ xã có 2094 hộ, theo công thức tính ta tìm được n= 100.Chọn 4 xóm trên địa bàn xã để tiến hành lấy mẫu nghiên cứu.Xóm Đồng Ruộng, xóm có diện tích chè lớn nhất xã với hơn 50ha chè các loại.Xóm Tân Thành và Thành Tiến với 100% hộ gia đình sản xuất chè.Xóm Đồng Ẻn với hơn 80% hộ gia đình sản xuất chè.

Tại 4 xóm đã chọn, chọn ngẫu nhiên các hộ gia đình để tiến hành điều tra,dân số của mỗi xóm là khác nhau, áp dụng công thức ở trên tôi thu được số mẫu tại mỗi xóm cụ thể như sau:

Xóm Tân Thành: 29 hộ.

Xóm Đồng Ẻn: 21 hộ.

Xóm Thành Tiến: 23 hộ.

Xóm Đồng Ruộng: 27 hộ.

3.4.2. Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp

Là phương pháp thu thập thông tin từ các tài liệu đã được công bố của các cơ quan, các trường đại học, các tạp chí và báo chí chuyên ngành, những báo cáo khoa học, nghiên cứu trong và ngoài nước,….

Trong đề tài này, tôi đã thực hiện nghiên cứu và thu thập các thông tin thứ cấp liên quan đến tình hình sản xuất chè, sản xuất nông nghiệp hữu cơ thông qua sách báo, các hội thảo nông nghiệp, hay qua phương tiện thông tin đại chúng(Trang Web, bài báo),…

3.4.3. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp

Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp: Là phương pháp thu thập thông tin, số liệu chưa được công bố ở bất cứ tài liệu nào mà người thu thập có được thông qua việc sử dụng các phương pháp khác nhau như: phỏng vấn trực tiếp, quan sát thực tế,… Với đề tài nghiên cứu “Đề xuất giải pháp chuyển từ sản xuất chè thông thường sang sản xuất chè hữu cơ tại xã Tràng Xá, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên” tôisử dụng phương pháp quan sát, khảo sát thông qua phiếu điều tra và phỏng vấn với những câu hỏi mở.

- Quan sát trực tiếp: Đây là một trong những phương pháp được sử dụng để thu thập thông tin sơ cấp thông qua tri giác. Trực tiếp, nghe, nhìn, sử dụng phương tiện ghi âm, ghi hình.Các thông tin quan sát sẽ được ghi chép lại, vừa để thu thập thêm thông tin vừa có thể kiểm chứng về tính xác thực của các nguồn thông tin thu thập được bằng các phương pháp khác. Tôi đã quan sát thái độ, hành động của người lao động trong các hoạt động sản xuất, trong những buổi tập huấn, hội thảo về chè để đánh giá mức độ quan tâm của họ đối với nhu cầu thay đổi phương thức sản xuất.

- Khảo sát thông qua phiếu điều tra: Để có số liệu phục vụ cho quá trình nghiên cứu, tôi tiến hành thu thập thông tin của các hộ nông dân. Các hộ nông dân được điều tra bằng phiếu điều tra với những câu hỏi đóng và câu hỏi mở,

nhằm thu thập những thông tin liên quan đến hoạt động sản xuất chè, nhu cầu của hộ đối với sản xuất chè theo hướng hữu cơ.

- Phỏng vấn với câu hỏi mở: Cùng với việc quan sát phỏng vấn bằng những câu hỏi mở vừa giúp có thêm thông tin vừa góp phần kiểm chứng tính xác thực của những thông tin mà hộ được phỏng vấn đã cung cấp trong phiếu điều tra.

3.3.4. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu

Số liệu trong nghiên cứu được xử lý bằng phần mềm Excel 2010.Sử dụng một số hàm như: hàm tính trung bình (AVERAGE), hàm đếm dữ liệu (COUNT), hàm tính tổng (SUM),... để xử lý số liệu đã được điều tra.

PHẦN 4

Một phần của tài liệu Đề xuất giải pháp chuyển từ sản xuất chè thông thường sang sản xuất chè hữu cơ tại xã tràng xá, huyện võ nhai, tỉnh thái nguyên (Trang 26 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)