So sánh đánh giá thành phần nhóm loài động vật đáy

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP: " BIẾN ĐỘNG THÀNH PHẦN LOÀI VÀ SỐ LUỢNG ĐỘNG VẬT ĐÁY QUANH KHU VỰC NUÔI TÔM SÚ (penaeus monodon)" (Trang 38 - 41)

CHƯƠNG IV. KẾT QUẢ THẢO LUẬN

4.2 Biến động thành phần loài động vật đáy xung quanh các mô hình nuôi tô súnuôi tô sú

4.2.4 So sánh đánh giá thành phần nhóm loài động vật đáy

* Đợt 1: Kết quả biến động số lượng loài động vật đáy trong đợt 1 được trình bày trong bảng 17.

Bảng 17 biến động thành phần loài động vật đáy trong đợt 1

TL BTC TC

Polychaeta 8 3 8

Crustacea 14 7 6

Bivalvia 5 1 1

Gastropoda 8 2 5

Tổng số loài 35 13 20

Trong cả 3 mô hình thì nhóm Crustacea với số lượng loài phong phú nhất, kế đến là nhóm giun nhiều tơ Polycheata, tuy nhiên tuy không đa dạng thành phần loài như Crustacea, nhưng Polycheata lại có một số loài như Nephtys caecaxuất hiện với số lượng áp đảo.

Nhóm loài Crustacea chiếm số lượng loài cao với 14 loài so với 6 loài ở điểm BTC và 5 loài ở điểm TC. Nhóm loài Polychaeta của TL bằng với điểm TC với 6 loài, cao hơn nhiều so với điểm BTC. Hai mãnh vỏ và Gastropoda với số loài là 4 và 6 vẫn cao hơn so với hai mãnh vỏ của BTC là 1 loài,tham canh là 1 loài, cho thấy sự nghèo nàn về dinh dưỡng của hai kênh dẫn của mô hình BTC và TC.

0 5 10 15 20 25 30 35

Số loài

TL BTC TC

Mô hình

Polychaeta Crustacea Bivalvia Gastropoda Tổng

Hình 5. Biến động thành phần loài động vật đáy trong đợt 1

Nhìn vào hình ta thấy hệ thống kênh dẫn của mô hình TL, với sự đa dạng về thành phần loài. Cho thấy mức độ đô dinh dưỡng, môi trường như độ mặn,

nhiệt độ thấp trong mô hình TL tương phù hợp cho quần thể động vật đáy phát triển nhất là nhóm loài Crustacea và Polychaeta. Trong khi đó hệ thống kênh dẫn của mô hình BTC lại có tính chất nền đáy sỏi, lưu tốc dòng chảy cao, nhiệt độ và độ mặn tương đối cao nên không phù hợp cho quần thể động vật đáy phát triển, do đó thành phần loài rất thấp.

* Đợt 2:Biến động thành phần loài động vật đáy trong đợt 2 được trình bày trong bảng 18

Bảng 18 biến động thành phần loài động vật đáy trong đợt 1

TL BTC TC

Polychaeta 4 4 7

Crustacea 5 4 5

Bivalvia 3 2 1

Gastropoda 1 2

Tổng số loài 13 10 15

Trong đợt 2 này, nhóm loài Polycheata và Crustacea vẫn chiếm ưu thế và có sự phân bố tương đối đồng đều trong tất cả các thủy vực của các mô hình, tuy nhiên trong mô hình BTC lại vắng mặt Gastropoda.

0 2 4 6 8 10 12 14 16

Số loài

TL BTC TC

Mô hình

Polychaeta Crustacea Bivalvia Gastropoda Tổng

Hình 6. Biến động thành phần loài động vật đáy trong đợt 2

Nhìn vào hình 2 thấy rỏ sự đa dạng về thành phần loài trong kênh dẫn mô hình TC, trong đó nhất là nhóm loài Polychaeta và Crustacea, do trong đợt thứ 2 này độ mặn trong các mô hình giảm nhất là ở điểm TC phù hợp cho quần thể động vật đáy phát triển. Trong khi đó mô hình BTC lại tăng lên về

của Crustacea có thể tồn tại được, và đã nắm được tính chất nền đáy nên đã lựa chọn vị trí thu mẫu thích hợp.

* Đợt 3:Biến động thành phần loài động vật đáy trong đợt 3 được trình bày trong bảng 19

Bảng 19. Biến động thành phần loài động vật đáy trong đợt 3

TL BTC TC

Polychaeta 4 4 2

Crustacea 4 6 4

Bivalvia 2 2 1

Oligochaeta 1

Tổng số loài 10 12 8

Với sự có mặt của Oligochaeta ở điểm thu TC trong đợt này cho thấy đã có sự thay đổi lớn về độ mặn cũng như các yếu tố môi trường. Mô hình TL, BTC có thành phần nhóm loài tương đương nhau, không thấy có sự chênh lệch lớn giữa các nhóm loài trong hai thủy vực này.

Nhìn chung trong đợt thu thứ 3 này thành phần loài nhóm Crustacea vẫn chiếm ưu thế và cho thấy sự ổn đinh về thành phần loài của mình, kế đến là nhóm Polychaeta, tuy nhiên trong mô hình TC lại có sự xuất hiện của nhóm Olygochaeta, cho thấy đã có sự khác biệt giữa các thủy vực, tuy nhiên khác biệt đó không lớn lắm. Sự khác biệt của các nhóm trong các thủy vực khác nhau là không lớn lắm.

0 2 4 6 8 10 12

Số loài

TL BTC TC

Mô hình

Polychaeta Crustacea Bivalvia Oligochaeta Tổng

Hình 7. Biến động thần phần loài động vật đáy trong đợt 3

Trong đợt 3 này thành phần loài mô hình BTC lại cao nhất điển hình là Crustacea, nhóm loài Polychaeta và Bivalvia thi tương đương với điểm tôm lúa, các yếu tố môi trường thì chỉ có TN,TP và độ mặn đả giảm mạnh, ảnh hưởng đến thành phần loài của các mô hình, như nhóm ngành Gastropoda đã không còn xuất hiện.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP: " BIẾN ĐỘNG THÀNH PHẦN LOÀI VÀ SỐ LUỢNG ĐỘNG VẬT ĐÁY QUANH KHU VỰC NUÔI TÔM SÚ (penaeus monodon)" (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)