CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI ACB - CHI NHÁNH HÀ NỘI
2.1 Khái quát chung về hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP Á Châu-
2.1.1 Khái quát quá trình hình thành và phát triển ngân hàng TMCP Á Châu 14
2.1.2.1 Hoạt động huy động vốn
Nguồn vốn đóng vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng vì nó là cơ sở để ngân hàng tổ chức mọi hoạt động kinh doanh, quyết định quy mô hoạt động tín dụng và các hoạt động kinh doanh khác của Ngân hàng. Nó quyết định năng lực thanh toán và đảm bảo uy tín của ngân hàng, quyết định năng lực cạnh tranh của ngân hàng. Hoạt động huy động vốn của chi nhánh được thế hiện qua bảng số liệu sau:
Đơn vị: tỉ đồng
0 500 1000 1500 2000 2500 3000
von huy dong(ty dong)
1356 2034 2518
2006 2007 2008
Biểu đồ 1: Vốn huy động hợp nhất(tỷ đồng)
Mặc dù có nhiều biến động thanh khoản trên thị trường trong năm 2008 nhưng nhìn chung nguồn vốn huy động của chi nhánh luôn đảm bảo mức tăng trưởng phù hợp. Cuối năm 2008, tổng vốn huy động của chi nhánh là 2.158 tỷ đồng, tăng 124 tỷ đồng so với cuối năm 2007. Trong đó, tiền gửi khách hàng vẫn là nguồn huy động chủ yếu, chiếm khoảng 81.5% tổng vốn huy động của chi nhánh. So với cuối 2007, số lượng khách hàng giao dịch
Chỉ tiêu Năm
2006
Năm 2007
Năm 2008 Giá trị Tỉ trọng
Tiền vay từ NHNN 25,49 30,71 13,01 0.51%
Tiền gửi và tiền vay từ các TCTD
trong nước 217,91 348,22 431,5
9 17.14%
Vốn nhận từ Chính phủ,các TCQT
và các TC khác 14,6 19,07 21,4 0.85%
Tiền gửi của khách hàng 1.098 1.636 2.052 81.5%
Tổng vốn huy động 1.356 2.034 2.518 100%
thu hút thêm được 1.183 khách hàng (tăng 27.4%) và 1.232 tài khoản (tăng 23.6%).
2.1.2.2 Hoạt động sử dụng vốn
Trong 15 năm hoạt động, trên thị trường có sự cạnh tranh gay gắt, nhưng hoạt động dử dụng vốn của ACB-chi nhánh Hà Nội vẫn gặt hái được rất nhiều thành công. Hoạt động sử dụng vốn của ACB thể hiện rõ nhất trong hoạt động cho vay của chi nhánh thông qua hai chỉ tiêu cơ bản là dư nợ cho vay và chất lượng của các khoản cho vay. Chúng ta sẽ xem xét tình hình sử dụng vốn của chi nhánh qua các bảng số liệu sau:
*Tình hình dư nợ cho vay tại chi nhánh 3 năm gần đây như sau Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
Tổng dư nợ 1.215.483 2.187.870 2.219.267
(Nguồn: báo cáo phòng tín dụng ACB-chi nhánh Hà Nội) -Năm 2006: tổng dư nợ cho vay là 1.215.483 triệu
-Năm 2007: tổng dư nợ cho vay là 2.187.870 triệu, tăng so với năm 2006 là 376.335 triệu đồng
-Năm 2008: tổng dư nợ cho vay là 2.219.267triệu đồng, tăng nhẹ so với 2007 là 31.397 triệu đồng
Đi sâu phân tích hơn nữa, ta thấy:
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
Ngắn hạn 151.935 700.118 1.087.440
Trung dài hạn 1.063.548 1.487.752 1.131.670
(Nguồn: báo cáo phòng tín dụng ACB-chi nhánh Hà Nội)
-Năm 2006: dư nợ cho vay ngắn hạn là 151.935 triệu đồng, chiếm 12.5% tổng dư nợ.
-Năm 2007: dư nợ cho vay ngắn hạn là 700.118 triệu đồng, chiếm 32%
tổng dư nợ.
-Năm 2008: dư nợ cho vay ngắn hạn là 1.087.440 triệu đồng chiếm 49% tổng dư nợ với tốc độ tăng trưởng là 70.18%
Dư nợ ngắn hạn có xu hướng tăng dần và chiếm tỷ trọng cao, chứng tỏ ngân hàng ngày càng chú trọng vào nguồn vốn huy động ngắn hạn.
Còn dư nợ trung dài hạn có xu hướng giảm dần theo các năm. Nhưng nói chung, ta thấy tỷ lệ giữa mục tiêu dài hạn và mục tiêu ngắn hạn của ACB vẫn rất hợp lý và an toàn.
*Chất lượng các khoản vay:
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
Tổng dư nợ CV 1.215.483 2.187.870 2.219.267
Nợ quá hạn 4.861 4.375 5.548
(nguồn: báo cáo phòng tín dụng ACB-chi nhánh Hà Nội) -Năm 2006: nợ quá hạn là 4.861 đồng chiếm 0.4% tổng dư nợ
-Năm 2007: nợ quá hạn là 4.375 triệu đồng chiếm 0.2% tổng dư nợ -Năm 2008: nợ quá hạn là 5.548 triệu đồng chiếm 0.25% tổng dư nợ Ta thấy trong nhiều năm, cùng với sự tăng trưởng về quy mô các khoản vay thì chất lượng các khoản vay của chi nhánh cũng tăng dần. Cụ thể là tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ đều nhỏ hơn 1%. Tuy năm 2008 tỷ lệ nợ quá hạn có tăng so với 2007 nhưng không đáng ngại, bởi 2008 là năm khủng hoảng kinh tế, ngân hàng phải thắt chặt cho vay. Chứng tỏ ACB có tốc độ tăng trưởng tín dụng cao nhưng tính an toàn và hiệu quả của hoạt động tín dụng luôn được đảm bảo.