I. Chiến lược xuất khẩu rau quả trong thời gian tới
1. Định hướng phát triển ngành sản xuất rau quả trong thời gian tới
Hiệp hội Rau quả Việt Nam đã có những định hướng và chính sách cho sự phát triển ngành rau quả trong thời gian tới; đầu tiên, cần phấn đấu nâng cao năng lực cạnh tranh ngành trái cây Việt Nam bằng các giải pháp nâng cao chất lượng, đồng thời chú trọng sản xuất sản phẩm giá trị cao, trái cây hữu cơ phục vụ thị truờng cao cấp góp phần phát triển thị trường trong nước và xuất khẩu, nâng cao thu nhập người sản xuất trái cây, đáp ứng các nhu cầu đa dạng và ngày càng tăng của người tiêu dùng.
Bên cạnh đó cần tiếp tục hình thành nên vùng nguyên liệu tập trung sản xuất lớn đủ sức cung ứng ổn định cho doanh nghiệp cũng như có chính sách bảo hiểm đầu tư trong nông nghiệp, bảo hiểm hợp đồng tiêu thụ dài hạn đặc biệt đối với các loại cây xuất khẩu vốn có thị trường tiêu thụ tương đối ổn định, tạo an tâm và giảm rủi ro cho các doanh nghiệp khi đầu tư, xây dựng vùng nguyên liệu ổn định lâu dài.
Trong năm 2011, Vinafruit sẽ tích cực phối hợp với các cơ quan chức năng để tiếp tục hỗ trợ các chương trình xúc tiến thương mại nhằm tìm kiếm mở rộng thị trường xuất khẩu nhiều hơn nữa cũng như hỗ trợ giá cước vận chuyển rau quả từ Việt Nam đi các thị trường trọng điểm như EU, Hoa Kỳ.
2. Chiến lược hỗ trợ xuất khẩu rau quả:
Để đạt mục tiêu trên, Vinafruit đề ra một số chiến lược hành động như chiến lược liên kết ngành trái cây, chiến lược hội nhập, chiến lược nâng cao năng lực cạnh tranh ngành trái cây, chiến lược xây dựng thương hiệu, chiến lược đào tạo, chiến xây dựng hợp tác xã chuyên ngành trái cây, chiến lược công nghệ sau thu hoạch, chiến lược hiện đại hóa công nghiệp chế biến, chiến lược phát triển công nghệ thông tin ngành trái cây... Chiến lược được phân thành ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Để thực hiện các
64
chiến lược hiệu quả cần có sự hỗ trợ của chính phủ, sự tham gia tích cực của hội viên, của doanh nghiệp trái cây và sự hợp tác giúp đỡ của các tổ chức và doanh nghiệp quốc tế.
II. Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu rau quả sang thị trường Hoa Kì
1. Hoàn thiện hoạt động xuất khẩu và đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại.
1.1. Biện pháp cải thiện cơ cấu xuất khẩu và chất lượng của rau quả
- Lựa chọn mặt hàng phù hợp với nhu cầu tiêu dùng thị trường:
Theo như khảo sát nhu cầu: Tại Mỹ, nhu cầu tiêu thụ các mặt hàng nước hoa quả trong xu hướng tăng do khuyến cáo của các nhà khoa học về vai trò của hoa quả đối với việc gia tăng sức khỏe và tuổi thọ.
Những năm gần đây, nước hoa quả chiếm tỷ trọng cao vượt trội trong số các mặt hàng nông sản được nhập khẩu vào Mỹ, với khoảng 35-37% tổng kim ngạch nhập khẩu nông
sản. Khí hậu nóng lên khiến mặt hàng này càng được ưa chuộng. Trong khi đó, Việt Nam lại có lợi thế về nguồn hoa quả nhiệt đới rất phong phú, bổ dưỡng. Nếu có thể đáp ứng các yêu cầu về vệ sinh, an toàn thực phẩm, đây sẽ là một thị trường tiềm năng cho xuất khẩu của Việt Nam.
Rau quả trái mùa, đảo mùa: Với xu hướng tăng cường tiêu thụ rau quả quanh năm để
đối phó với căn bệnh béo phì, đột qui, tim đang gia tăng tại Mỹ, nhu cầu sử dụng rau quả trái mùa, đảo mùa sẽ ở mức cao trong thời gian tới.
Nước trái cây, nước rau ép đóng hộp: Đây là những mặt hàng sẽ tiếp tục có nhu cầu cao bởi một mặt chúng đáp ứng các yêu cầu về dinh dưỡng, mặt khác rất tiện dụng tại công sở và trong các sinh hoạt ngoài trời.
Thực phẩm chế biến an toàn, hữu cơ: Theo dự báo của Foodproceeding.com, một diễn đàn về thực phẩm chế biến, nhu cầu đối với lương thực, thực phẩm (hàng ăn) an toàn của Mỹ được dự báo sẽ lên tới 2,9 tỷ USD vào năm 2014,
65
tăng 6,7% so với hiện nay. Hiện nay nhóm lương thực, thực phẩm chế biến chiếm khoảng 70% tổng nhu cầu về hàng ăn an toàn tại Mỹ và đang có xu hướng tăng.
Để xuất khẩu được rau quả nói sang thị trường Mỹ, các doanh nghiệp Việt Nam phải xem xét đến hai vấn đề chính đó là chất lượng, tính đồng đều của sản phẩm, bao gồm: hình dáng, trọng lượng và chất lượng bên trong. Đặc biệt cần quan tâm đến vấn đề kiểm dịch thực vật. Việc kiểm tra tại vườn rau quả, thời gian thu hoạch là biện pháp góp phần loại bỏ được một số sâu bệnh, hoặc kiểm soát không khí, nhiệt độ lạnh cũng có thể diệt được sâu bệnh. Như vậy mới đáp ứng được những yêu cầu khắt khe Mỹ đưa ra.
1.2. Biện pháp né tránh chống bán phá giá về rau quả của Hoa Kì
Việc Hoa Kỳ áp thuế chống bán phá giá đối với một số mặt hàng nông sản của Trung Quốc có thể là cơ hội cho xuất khẩu của Việt Nam vào Hoa Kỳ khi năng lực cạnh tranh của hàng Trung Quốc bị giảm xuống; mặt khác cũng đặt ra nguy cơ bị liên đới từ vụ kiện này.
Đối với chính sách giá xuất khẩu: Để không bị liên đới trong các vụ kiện bán phá giá trên (đối với cùng mặt hàng xuất khẩu), các doanh nghiệp Việt Nam không thể duy trì mức giá xuất khẩu thấp hoặc giảm trong nhiều tháng. Cần tăng giá trị gia tăng của sản phẩm để một mặt tăng giá bán, trong khi vẫn được người tiêu dùng ở nước
nhập khẩu chấp nhận (do chất lượng và giá trị gia tăng đã tăng lên).
Khi thâm nhập thị trường Hoa Kỳ, nên điều tiết tốc độ tăng lượng xuất vào thị trường đó, bởi nếu một mặt hàng xuất khẩu vào thị trường đó có tốc độ tăng trưởng rất nhanh, mặt hàng này rất dễ được xét vào diện điều tra chống bán phá giá.
Cần tìm ra các ngách mà các doanh nghiệp cần thâm nhập để chuyển nguy cơ bị chống bán phá giá sang phía đối thủ cạnh tranh (VD: Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia...) và tận dụng cơ hội về phía mình.
66 1.3. Các biện pháp hạn chế rủi ro trong thương mại
Trong số những sản phẩm có nguy cơ rủi ro nhiều nhất có thể kể đến là những hàng hoá kiểm soát về nhiệt độ trong đó có rau quả tươi. Để đối phó với những rủi ro đó, các doanh nghiệp xuất khẩu rau quả sang Mỹ cần lựa chọn công ty vận chuyển hay giao nhận phù hợp có đảm bảo các điều kiện vận chuyển. Sau đó các doanh nghiệp nên lựa chọn các công ty bảo hiểm cho mình để đảm bảo rau quả vận chuyển được an toàn và tiết kiệm được chi phí.
Đối với những mặt hàng đó, điều quan trọng là doanh nghiệp cần phải lựa chọn những công ty vận tải uy tín và chuyên nghiệp để đảm bảo container đóng hàng đủ điều kiện Một khâu khác trong việc xúc tiến tiêu thụ mặt hàng rau quả sang thị trường Mỹ cần được chú trọng đó là khâu truyền thông. Các doanh nghiệp có thể thực hiện chương trình truyền thông tại điểm bán rau quả. Mục tiêu của chương trình là kết nối nhu cầu kinh doanh giữa người bán và người sản xuất, quảng bá cho hàng nông sản trong nước, tạo dấu hiệu nhận diện và tăng niềm tin vào nông sản trong nước cho các cửa hàng. Nếu cả người nông dân và doanh nghiệp cùng làm tốt những việc trên thì giá trị kim ngạch xuất khẩu rau quả sẽ còn tăng cao hơn nữa trong thời gian tới.
2. Đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu về thị trường Hoa Kì.
Trước những khó khăn đó, việc chuyển hướng sang các thị trường khác có thể bù đắp phần nào cho lượng tiêu thụ tại thị trường Hoa Kỳ nhưng không phải là một phương án lâu dài; bởi với qui mô thị trường lớn như hiên nay, Hoa Kỳ vẫn có sức hấp thụ một lượng hàng hóa lớn trên thế giới mà nhiều thị trường nhỏ khác kết hợp cũng chưa cân xứng. Do đặc tính dễ thay đổi về cả thị hiếu và chính sách của thị trường này, để giữ vững thị phần và đẩy mạnh xuất khẩu nông sản vào thị trường Hoa Kỳ đòi hỏi các nhà xuất khẩu phải liên tục cập nhật, nắm bắt và xử lí tốt thông tin về thị trường này.
Đó là cơ sở cho việc xác định được cơ cấu hàng hóa xuất khẩu (về chủng loại, chất lượng); hệ thống phân phối hiệu quả và tiết kiêm nhất cũng như giảm thiểu những rủi ro về thuế chống phá giá và gian lận thương mại trong xuất khẩu sang Hoa Kỳ.
67
3. Phát triển thương hiệu dựa vào lượng kiều bào ở Mỹ, vận động hành lan.
Phát huy tiềm năng phân phối từ lực lượng kiều bào tại Mỹ: Theo Giám đốc cơ quan thống kê quốc gia Mỹ Robert Groves, xã hội tiêu dùng Mỹ sẽ có những dịch chuyển lớn từ thập kỷ tới. Theo nghiên cứu của cơ quan này, trong giai đoạn 2010-2050, dân số Mỹ sẽ tăng từ 310 triệu lên 439 triệu người và 1/5 số người Mỹ sẽ ở độ tuổi từ 65 trở lên vào năm 2030. Cũng trong vòng 20 năm nữa, những người Mỹ gốc Á, gốc Phi sẽ chiếm một tỷ trọng lớn trong trong xã hội. Đặc biệt, trong nhóm các ngôn ngữ được đưa vào danh sách điều tra dân số và tiêu dùng của cơ quan này, Việt Nam là một trong 7 ngôn ngữ chính, cùng với tiếng Anh, Trung Quốc, Tây Ba Nha, Hàn ngữ, tiếng Nga; cho thấy cộng đồng người Việt và gốc Việt tại Mỹ chiếm một vị trí khá quan trọng. Đây cũng có thể là một lợi thế mà các doanh nghiệp Việt Nam cần tận dụng trong quá trình thâm nhập và phát triển thị phần tại thị trường này.
Hiểu rõ đặc tính tiêu dùng, cơ cấu các nhóm người tiêu dùng rau quả của Mỹ (theo độ tuổi, giới tính)
Nâng cao chất lượng và tính chuyên nghiệp trong khâu nhãn mác, hướng dẫn sử dụng: Theo một nghiên cứu về hành vi người tiêu dùng Mỹ do hãng Puratos USA- một nhà sản xuất thực phẩm của Mỹ vừa thực hiện, 77% người tiêu dùng Mỹ có thói quen đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và thành phần chất trong bao nhãn thực phẩm trước khi mua. Ngoài ra một số lượng ngày càng gia tăng người tiêu dùng nghiên cứu kỹ về chế độ dinh dưỡng hoặc có tư vấn về dinh dưỡng khi ra quyết định mua sắm thực phẩm. Xu hướng này cho thấy hàng nông sản xuất khẩu sang Hoa Kỳ sẽ ngày càng phải đáp ứng các tiêu chuẩn rất cao về kỹ thuật, an toàn vệ sinh thực phẩm.
4. Huy động sự hỗ trợ từ phía nhà nước
Về chính sách thuế, cần điều chỉnh giảm thuế GTGT đối với sản phẩm chế biến rau quả từ thuế suất 10% xuống còn 5%. Ngoài ra cần có chính sách khuyến khích ưu đãi đầu tư vào lĩnh vực sản xuất, bảo quản, chế biến rau quả; khuyến khích, hỗ trợ hình thành nhiều HTX, nhiều cơ sở xuất khẩu theo vùng trên cơ sở liên kết quyền lợi chặt
68
chẽ giữa những người trồng rau quả; tạo chủ động liên kết giữa các viện, trường, trung tâm với các nhà xuất khẩu, nhà vườn… nhằm ứng dụng các nghiên cứu có tính thực tiễn cao…