CHƯƠNG 2: TRUYỀN DẪN TÍN HIỆU HDTV
2.3 Các thông số cơ bản của HDTV
2.3.3 Chiến lược phát triển HDTV
Từ năm 1968 hãng NHK (Japan Broadcasting Corporation) của Nhật bắt đâu nghiên cứu và phát triển hệ truyền hình có độ phân giải cao HDTV. Kết quả làm xuất hiện tiêu chuẩn kỹ thuật HDTV cho studio:
- Số dòng quét/ảnh : 1125 - Tỉ lệ khuôn hình : 5:3
- Phương pháp quét : 2:1 (xen kẽ)
- Tần số mành : 60Hz
- Độ rộng băng tần tín hiệu : 20MHz
Trong khoảng thời gian 1981-1985, Hãng NHK đã tổ chức nhiều triển lãm thiết bị HDTV và hội thảo ở nhiều nước như Mỹ, Châu Âu, Liên Xô cũ….
Tháng 2-1984 NHK công bố chính thức một hệ thống phát sóng và thu tín hiệu truyền hình độ phân giải cao: hệ MUSE. Trong đó, băng tần tín hiệu HDTV được nén từ 20 MHz xuống 8,1MHz và có thể truyền phát sóng qua vệ tinh và hệ thống truyền hình cáp CATV, ghi hình bằng VTR và videodisk (băng và đĩa từ).
Tháng 10-1984, hệ MUSE được trình bày với mạch mã hóa (encoder) và giải mã (decoder) và được nhiều nước công nhận là hệ truyền hình độ phân giải cao đầu tiên trên thế giới.
Cũng giống như lịch sử phát triển của truyền hình trước đây (thế giới có 3 hệ truyền hình: NTSC, PAL, SECAM và nhiều tiêu chuẩn: CCIR, OIRT, FCC), truyền hình độ phân giải cao HDTV cũng chưa thống nhất được thành một hệ chung cho toàn thế giới.
Năm 1974, Mỹ tập trung nghiên cứu chủ đề ―các giới hạn kỹ thuật truyền hình‖ và đưa ra dự kiến hệ thống truyền hình có màn hình rộng (thuộc SMPTE).
Năm 1978, Hãng BBC (Anh) công bố kết quả nghiên cứu về khả năng phát sóng tín hiệu HDTV qua vệ tinh và tiêu chuẩn HDTV (Plilips và Harvey).
Năm 1974, Giáo sư Wendland (Trường ĐẠi Học Dortmund. Đức) báo cáo
28 về một hệ thống HDTV tương hợp.
Vệ tinh đầu tiên truyền tín hiệu HDTV 1125 với kết quả tốt vào năm 1978- 1979 (qua vệ tinh BSE của Nhật) đó là hiệu màu (chrominance) sau này 1983 mới phát triển thành hệ MUSE, truyền tín hiệu HDTV trong cùng một kênh (tín hiệu các thành phần truyền lần lượt).
Thiết bị truyền hình HDTV được nghiên cứu và sản xuất với nhịp độ cao như camera, VTR tương tự, telecine laser, màn hình CRT30‘. Display110‘ (tỉ lệ khuôn hình là 5:3) thiết bị phát sóng ở 12GHz và 38GHz (1982)
Năm 1981, EBU thành lập nhóm chuyên gia nghiên cứu về hệ thống HDTV và năm 1982 tổ chức hôi nghị chuyền đề về HDTV ở Canada, Châu Âu có chương trình nghiên cứu về HDTV mang tên EUREKA‘95 (EU‘95) với sự tham gia của Đức, Pháp, Hà Lan …các tổ chức tham gia và đóng góp nhiều cho chương trình EU‘95 là viện Heinrich Hertz (Đức),BBC (Anh), IBA, RAI, DBP, CCETT (về màu sắc, mã, phát sóng).
Năm 1983, Hội nghị quốc tế về truyền hình (International Television Symposium) ở Montreux (Canada) có trưng bày nhiều thiết bị về HDTV, Hãng CBS (Mỹ) cũng đã công bố hệ thống phát sóng HDTC tương hợp phát qua vệ tinh (đồng thời sử dụng 2 kênh). Nhóm nghiên cứu SG11/CCIR thành lập tiểu ban nghiên cứu tiêu chuẩn truyền hình có độ phân giải cao IPW/6 từ 1983.
Năm 1985, tại Nhật có triển lãm EXPO‘85 với nhiều thiết bị HDTV: máy phóng hình 370‘. CRT display 40‘, máy phát sóng truyền tín hiệu trên mặt đất (phạm vi hẹp) truyền tín hiệu HDTV với khoảng cách > 500km bằng cáp quang (optical fiber trunk line).
Tháng 6/1982, Hội nghị triển lãm quốc tế IBC‘92 ở Amsterdam (Hà Lan) với nhiều báo cáo và thiết bị của một số hệ HDTV đã kết thúc tốt đẹp, IBC‘92 là mốc đánh dấu quan trọng về sự phát triển của truyền hình HDTV, về việc HDTV đang đi vào cuộc sống của chúng ta.
29
2.3.3.1 Chiến lược và phương pháp:
Hội nghị thường kỳ của CCIR lần thứ 17 (1990 ở Dusseldort, Đức) khẳng định chiến toàn diện về phát triền HDTV theo các điểm sau đây:
- Môi trường phát sóng;
- Khả năng ứng dụng HDTV;
- Sự điều hòa giữa ứng dụng phát sóng và không gian sóng;
- Phương tiện sản xuất chương trình truyền hình HDTV;
- Mạng truyền dẫn, phát sóng trên mặt đất và trên vệ tinh.
Dựa vào các quan điểm trên và việc xác định các yếu tố cơ bản của HDTV cho studio, nhóm SG11/CCIR đã xem xét những tiến bộ trong lĩnh vực nén tốc độ bit nhằm mục đích phát sóng HDTV trên mặt đất.
2.3.3.2 Điều hòa các tiêu chuẩn phát sóng và không phát sóng:
Sự điều hòa các tiêu chuẩn HDTV là rất quan trọng vì tốc độ truyền tín hiệu HDTV (không phát sóng) lớn hơn rất nhiều so với tốc độ truyền tín hiệu HDTV phát sóng
2.3.3.3 Tiêu chuẩn sản xuất:
CCIR mong muốn có 1 tiêu chuẩn truyền hình HDTV thống nhất quốc tế để thuận lợi trong việc trao đổi chương trình truyền hình. Trong giai đoạn 1990-1994 CCIR tập trung nghiên cứu các vấn đề sau đây:
- Định nghĩa hệ thống truyền hình màu HDTV chuẩn cho việc sản xuất chương trình truyền hình;
- Đặc trưng về hình ảnh và các thông số quét;
- Tiêu chuẩn interface và các ứng dụng khác trong việc ghi hình, truyền dẫn và phát sóng;
- Phương pháp điều hòa đối với các ứng dụng không phát sóng.
Các thông số quan trọng về hình ảnh và đặc trưng quét vẫn còn là vấn đề cần
30 phải được thống nhất.
2.3.3.4 Phát sóng HDTV trên mặt đất:
Có thể thực hiện việc phát sóng HDTV trên mặt đất nhờ kỹ thuật giảm tốc độ, bit của tín hiệu, nhờ giảm được tốc độ bit của tín hiệu nên có thể tạo được các hệ HDTV và ATV băng tần hẹp.
31