3.4. Kiến nghị đối với các bên liên quan
3.4.2. Kiến nghị đối với các tổ chức cung cấp dịch vụ đào tạo và tư vấn
3.4.2.3. Nâng cao chất lượng tư vấn trong các tổ chức cung cấp dịch vụ tư vấn phát triển doanh nghiệp
Hiện nay nhu cầu tư vấn của doanh nghiệp còn chưa cao, một phần vì chưa sẵn sàng chi trả cho hoạt động tư vấn, một phần vì họ chưa tin về lợi ích
của hoạt động tư vấn cho sự phát triển của doanh nghiệp. Tuy nhiên nhu cầu này sẽ tăng lên theo sự phát triển của doanh nghiệp và của nền kinh tế quốc dân. Về thị trường cung cấp dịch vụ tư vấn thì có các chuyên gia tư vấn độc lập và tổ chức cung cấp dịch vụ tư vấn chuyên nghiệp. Các nhà tư vấn độc lập và các tổ chức cung cấp dịch vụ tư vấn phát triển doanh nghiệp cần nâng cao trình độ, năng lực và phẩm chất của người làm dịch vụ tư vấn. Các tổ chức cung cấp dịch vụ tư vấn cần phát triển, chuyên môn hoá đội ngũ những người tư vấn. Họ phải nâng cao kiến thức về phát triển doanh nghiệp, về kiến thức chuyên môn sâu để xây dựng kế hoạch, chiến lược phát triển. Họ cần tạo ra mối quan hệ hợp tác, cùng tham gia của cán bộ lãnh đạo, quản lý của khách hàng trong quá trình tư vấn để đưa ra các giải pháp sát thực tế và được doanh nghiệp yên tâm thực hiện. Mặt khác, họ phải hoàn thiện về kỹ năng tư vấn và truyền đạt để có được sự thông hiểu và tin tưởng áp dụng của chủ doanh nghiệp.
Các nhà tư vấn độc lập cũng như tư vấn của các tổ chức cần chịu trách nhiệm về tư vấn của mình. Cần gắn những lời tư vấn với kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, có như vậy mới nâng cao lòng tin của chủ doanh nghiệp.
Để phát triển thị trường tư vấn, các tổ chức cung cấp dịch vụ tư vấn phải tìm hiểu nhu cầu tư vấn của doanh nghiệp, kết hợp các hoạt động đào tạo với các hoạt động tư vấn, và có thể cần phải bù lỗ hoạt động tư vấn để phát triển dịch vụ này.
3.4.2.4. Các tổ chức cung cấp dịch vụ đào tạo, tư vấn hoạt động theo cơ chế thị trường
Các tổ chức cung cấp dịch vụ đào tạo, tư vấn phục vụ doanh nghiệp cần hoạt động theo theo luật doanh nghiệp, hoặc từ sự nghiệp có thu sang cơ chế hạch toán kinh tế. Chỉ khi thực sự hoạt động theo cơ chế thị trường, các tổ
Thang Long University Libraty
chức cung cấp dịch vụ mới tìm mọi cách nâng cao chất lượng dịch vụ và giảm giá thành dịch vụ để có thể tồn tại trong cạnh tranh.
Cần tăng cường các hoạt động truyền thông để nâng cao sự nhận biết của khách hàng về dịch vụ của doanh nghiệp: các tổ chức này cần xây dựng trang web, thiết kế quyển giới thiệu, tờ rơi giới thiệu về doanh nghiệp, về dịch vụ đào tạo, tư vấn của doanh nghiệp. Nên gửi thư trực tiếp tới những khách hàng tiềm năng để giới thiệu về dịch vụ của mình. Nên bố trí cán bộ chương trình chuyên làm các hoạt động marketing và tiếp cận khách hàng. Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ cần tranh thủ các cơ hội tiếp cận trực tiếp với khách hàng để giới thiệu dịch vụ và thuyết phục khách hàng.
Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ đào tạo, tư vấn cần xây dựng cơ sở dữ liệu về khách hàng và thực hiện các biện pháp chăm sóc khách hàng một cách sáng tạo. Một số hoạt động chăm sóc gợi ý như gửi thư, quà chúc mừng doanh nghiệp nhân ngày thành lập, gửi thư thông báo về các khóa đào tạo, tư vấn mới, thăm trực tiếp doanh nghiệp,...v.v.
Kết luận chương 3:
Từ những lý luận về phát triển nguồn nhân lực ở Chương 1 kết hợp với việc phân tích thực trạng phát triển nguồn nhân lực của Công ty Kim Sơn ở Chương 2 đã đánh giá những mặt làm được cũng như những yếu kém còn tồn tại trong công tác phát triển nguồn nhân lực tại Công ty Kim Sơn. Chương 3 đã trình bày những giải pháp nhằm hoàn thiện công tác này cho Công ty Kim Sơn.
Theo tác giả, đây là những giải pháp phù hợp và hữu hiệu đối với Công ty Cổ phần Công nghiệp Kim Sơn, giúp cho công ty phát triển nguồn nhân lực ngày càng hiệu quả hơn, đáp ứng được định hướng phát triển sản xuất kinh doanh của công ty và làm tăng thêm giá trị doanh nghiệp.
KẾT LUẬN CHUNG
Luận văn đã hệ thống hóa và phát triển những lý luận về phát triển nguồn nhân lực nói chung và đã đưa ra một mô hình tổng quát về nội dung, phương pháp và cách tiếp cận về phát triển nguồn nhân lực trong Công ty Kim Sơn. Trên cơ sở đó, Luận văn đã thu thập thông tin, tìm hiểu và phân tích thực trạng phát triển nguồn nhân lực trong công ty, chỉ ra những mặt còn tồn tại trong công tác này. Công tác quản lý đào tạo, phát triển nguồn nhân lực trong Công ty Kim Sơn còn nhiều bất cập: phần lớn doanh nghiệp không thực hiện đánh giá nhu cầu đào tạo và phát triển và chưa biết cách đánh giá; về đánh giá hiệu quả đào tạo thì doanh nghiệp cũng không thực hiện đánh giá và chưa biết cách đánh giá hiệu quả đào tạo một cách bài bản. Một tồn tại nổi bật khác là công ty chưa chú ý phát triển nghề nghiệp cho nhân viên và cũng chưa khuyến khích nhân viên chủ động trong lập kế hoạch phát triển nghề nghiệp của mình.
Trên cơ sở những phân tích và đánh giá nêu trên, Luận văn đã đề xuất một số quan điểm, các giải pháp cũng như khuyến nghị nhằm phát triển nguồn nhân lực trong công ty. Các giải pháp cho công ty là: Công ty cần hiểu rõ tầm quan trọng của phát triển nguồn nhân lực và vai trò của mình trong phát triển nguồn nhân lực; công ty cần hoàn thiện công tác quản lý đào tạo và phát triển;
Xây dựng chính sách, chiến lược phát triển nguồn nhân lực; Thực hiện phát triển nghề nghiệp cho người lao động; Hoàn thiện công tác đánh giá và quản lý kết quả thực hiện công việc của người lao động và xây dựng văn hóa doanh nghiệp, khuyến khích học tập và phát triển; Bên cạnh sự nỗ lực của doanh nghiệp, Nhà nước cần hoàn thiện các chính sách vĩ mô nhằm khuyến khích phát triển doanh nghiệp, hình thành quỹ phát triển nguồn nhân lực, tiếp tục thực hiện chương trình trợ giúp đào tạo nguồn nhân lực cho doanh nghiệp, đa dạng hóa các hoạt động hỗ trợ, thực hiện truyền thông thay đổi nhận thức của chủ doanh nghiệp về vai trò của họ trong phát triển nguồn nhân lực.
Thang Long University Libraty