CHƯƠNG 3. HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐIỆN NĂNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP TIẾT KIỆM ĐIỆN NĂNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY QUẢNG PHÚ
3.2. Các Quy trình công nghệ chính
Công ty Cổ phần Dệt may Quảng Phú 02 quy trình công nghệ chính đó là quy trình dệt và nhuộm.
3.2.1. Quy trình công nghệ dệt
Mắc sợi:
Các côn sợi được mắc lên dàn máy canh theo số lượng đã tính toán nhất định và được quấn lên trục canh, tuỳ theo thiết kế và yêu cầu người ta có thể sử dụng mắc đồng loạt hay mắc phân băng.
Hồ sợi:
Sợi mộc (sợi dọc)
\ Máy canh
Máy hồ
Xâu go
Nối trục
Dệt (sợi dọc nền + sợi dọc bông + sợi ngang)
Hình 3.1 Quy trình công nghệ dệt
Trong quá trình tạo vải trên máy dệt, sợi dọc chịu tác dụng nhiều lần của lực kéo, uốn và lực ma sát vì nó được dẫn qua xà sau, que tách, lamen, mắt go, lược, khi tạo miệng vải, dập sợi ngang vào đường dệt…vì vậy sợi dọc thường tưa và đứt. Để giảm độ đứt sợi trên máy dệt, sợi cần phải qua quá trình hồ sợi.
- Hồ bao phủ cho sợi một lớp màng trên bề mặt sợi, dán các đầu xơ nhô ra vào thân sợi. Sợi sau khi hồ có độ bền tăng, mặt sợi trơn bóng, đồng đều hơn, tạo điều kiện sản xuất vải có chất lượng hơn.
- Đem nhiều trục canh ghép lại thành trục dệt, tùy theo tính chất của từng mặt hàng mà trục dệt có số sợi, chiều dài yêu cầu.
Dệt:
Dệt là quá trình đưa sợi dọc và sợi ngang đã qua quá trình chuẩn bị lên máy dệt và đan thành vải có một khổ rộng, một mật độ và một kiểu dệt xác định. Toàn bộ quá trình dệt là một quá trình tuần hoàn và liên tục phối hợp chặt chẽ với nhau.
3.2.2. Quy trình công nghệ nhuộm:
Tiền xử lý:
Tất cả các vật liệu sau khi dệt đều chứa chất bẩn có trong sợi như sáp bông, các chất màu tự nhiên hay là những chất được thêm vào để tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình xe chỉ, dệt hoặc đan như hồ sợi dọc hay các chất bôi trơn. Ngoài ra khăn mộc sau khi dệt thường cứng, khó thấm nước. Nếu đem khăn này đi nhuộm, màu sắc sẽ không đều, không tươi sáng, không bền màu. Như vậy, trước khi nhuộm, các loại khăn thường phải trải qua công đoạn gia công làm sạch gọi là “Tiền xử lý” nhằm mục đích:
Khăn mộc
Phối mẻ
Chất
may Rũ hồ
Nấu
tẩy Nhuộm Hồ
mềm Vắt
T Trả xoắn Sấy
khô D
Định hình
Hình 3.2 Quy trình công nghệ nhuộm
- Đạt được độ gắn màu đồng nhất và nhiều nhất.
- Giảm các chất bẩn có trong xơ đến mức thấp nhất.
- Tăng tính ái nước, tăng tính hấp phụ, và khả năng trương nở đồng đều.
- Tránh làm tổn thương khăn.
- Sản phẩm phải đạt độ trắng chấp nhận được đối với khăn không nhuộm cũng như yêu cầu về độ sáng đối với khăn nhuộm.
Quá trình tiền xử lý có thể thực hiện theo quy trình gián đoạn hay liên tục, tổng quát bao gồm các quá trình sau: Rũ hồ, nấu vải, tẩy trắng, giặt xả.
Rũ hồ:
Trước khi dệt, người ta thường hồ sợi dọc bằng một lớp hồ mỏng bao quanh nó giúp cho sợi chống lại tác dụng cơ học khi dệt, làm cho sợi ít bị đứt, tránh được ma sát gây cháy. Tuy nhiên lớp hồ này sau khi dệt sẽ nằm trong mặt vải làm cho vải cứng, khó thấm nước, khó thấm các dung dịch hóa chất, thuốc nhuộm. Vì vậy trước khi nấu tẩy, nhuộm…vải mộc cần được làm sạch hồ làm cho nó mềm mại hơn, có độ mao dẫn tốt dễ thấm nước và thuốc nhuộm để dễ tẩy trắng và nhuộm đều hơn đồng thời còn loại được một số tạp chất thiên nhiên trên vải.
Nếu quá trình rũ hồ thực hiện không triệt để sẽ ảnh hưởng nhiều đến các công đoạn tiếp theo như tẩy không trắng, nhuộm không bắt màu…
Nấu vải:
Sau khi rũ hồ, trên vải vẫn còn một số tạp chất thiên nhiên và các vết dầu mỡ trong quá trình dệt. Do đó mục đích của việc nấu là nhằm loại bỏ các tạp chất còn lại trên vải, ngoài ra các vết dầu mỡ, chất sáp, các sắc tố… cũng được tẩy sạch khi nấu.
Mặt khác, vải sau khi nấu có độ thấm ướt, độ mao dẫn cao do sự thay đổi về mặt cấu trúc của xơ sợi nên dễ dàng hấp phụ thuốc nhuộm. Vì vậy, nấu là một quá trình rất quan trọng có tính chất quyết định chất lượng vải trước khi nhuộm.
Tẩy trắng:
Vải sau khi nấu thường chỉ đạt được độ thấm ướt, độ mao dẫn cao nhưng vẫn chưa trắng mà có màu sẫm hơn lúc chưa nấu, một phần là do các hợp chất màu tự nhiên có trong vải, một phần là do nó hấp phụ trở lại những phẩm vật có màu nâu khó giặt sạch của dung dịch nấu.Đối với những sợi mà được nhuộm với màu sáng, trước tiên việc tẩy trắng làm nâng cao sự trắng của sợi cellulose và do đó cải thiện sự sáng chói của thuốc nhuộm.
Thứ hai, tác động của quá trình oxy hoá làm cải thiện vẻ bên ngoài của sợi bằng cách tăng sự phá huỷ những chất bẩn còn lại như là những mảnh vỏ khô.Vì vậy đối với các mặt hàng làm trắng hoặc nhuộm các màu nhạt thì đều phải qua công đoạn tẩy trắng để loại trừ
các sắc tố có trong vải sợi.Với các mặt hàng nhuộm màu đậm thì có thể bỏ qua công đoạn này.
Nhuộm:
Đối với khăn, người ta thường nhuộm hoạt tính và nhuộm hoàn nguyên.
Nhuộm hoạt tính:
Nhuộm hoạt tính có những ưu và khuyết điểm sau:
Ưu điểm:
- Có gam màu rộng - Màu tươi và thuần sắc
- Có độ bền màu cao với gia công ướt - Phương pháp nhuộm đa dạng
- Dễ tái lập màu
- Dễ làm sạch nước thải - Giá thành vừa phải Nhược điểm:
- Khó giặt phần thuốc nhuộm bị thủy phân - Chu kỳ nhuộm dài
- Tốn nhiều hóa chất
- Độ bền ánh sáng không cao nhất là màu đỏ và da cam
Thuốc nhuộm hoạt tính có thể áp dụng các phương pháp nhuộm gián đoạn (từng mẻ) trên các máy nhuộm thích hợp, có thể áp dụng phương pháp nhuộm bán liên tục (trên máy CPB).
Nhuộm màu hoàn nguyên:
Thuốc nhuộm hoàn nguyên là lớp thuốc nhuộm có đủ màu. Màu của chúng tươi và bền với tác dụng của ánh sáng, khí quyển và gia công ướt, riêng độ bền với ma sát không cao lắm. Thuốc nhuộm hoàn nguyên được dùng chủ yếu để nhuộm chỉ, vải sợi bông, visco, ít khi dùng để nhuộm vải sợi protein và vải sợi tổng hợp.
Thuốc nhuộm hoàn nguyên ban đầu không tan trong nước và không có ái lực dù nhỏ với bất cứ xơ sợi nào. Để có thể nhuộm ta phải chuyển sang dạng hợp chất leuco bằng chất khử trong môi trường kiềm. Hợp chất leuco này có ái lực với xơ cellulose, sau khi vào trong xơ sợi, hợp chất leuco bị oxi hoá trở lại dạng không tan ban đầu.
3.2.3. Hệ thống khí nén
Công ty Cổ phần dệt may Quảng Phú tỉnh Ninh Thuận sử dụng rất nhiều khí nén để điều khiển các thiết bị sản xuất. Hiện nay Công ty sử dụng 2 máy nén khí công suất
75KW để cung cấp khí nén cho toàn bộ nhu cầu khí nén để điều khiển thiết bị của nhà máy Dệt, nhà máy Nhuộm, với Áp suất cài đặt tại bình chứa khí nén là (5,7 – 6,5 kg/cm2) và thời gian chạy không tải của máy nén khí chiếm khoản 50% thời gian. Dưới đây là nguyên lý hoạt động của máy nén khí trục vít (75kW).
Khi các trục vít quay nhanh, không khí được hút vào bên trong vỏ thông qua cửa nạp và đi vào buồng khí ở giữa các trục vít và ở đó không khí được nén giữa các răng khi buồng khí nhỏ lại, sau đó khí nén đi tới cửa thoát. Cả cửa nạp và cửa thoát sẽ được đóng hoặc được mở tự động khi các trục vít quay hoặc không che các cửa, Ở cửa thoát của máy nén khí có lắp một van một chiều để ngăn các trục vít tự quay khi quá trình nén dã ngừng.
Khi khí nén đi vào bình chứa cùng với dầu và làm tăng áp suất bình chứa đến giá trị cho phép thì sẽ ngừng không cấp khí cho đến khí áp suất trong bình giảm xuống giá trị nhỏ nhất thì sẽ cấp lại. Sau khi khí đã được lọc để tách dầu và được truyền đi để điều khiển các thiết bị đồng thời dầu được tuần hoàn trả lại cho máy nén khí.
Hình 3.3 Nguyên lý hoạt động của máy nén khí trục vít
3.2.4. Quy trình dây chuyền xử lý nước thải:
Quy trình dây chuyền xử lý nước thải của trạm bao gồm các bước sau (hình 3.4) Bể điều hòa: Nước thải từ các nhà máy sẽ được thu về theo hệ thống thu gom trên tuyến thu gom và tự chảy về bể gom. Nước thải từ bể gom sẽ được bơm lên bể kỵ khí bằng 2 bơm chìm nước thải công suất mỗi bơm là 5,5kW, lưu lượng 120m3/h.
Bể kỵ khí: nơi xảy ra quá trình phân hủy chất hữu cơ nhờ các vi sinh yếm khí.
Bể anoxit: nhiệm vụ chính của bể này là xử lý Nitơ và phốt pho có trong nước thải
Hình 3.4 Quy trình dây chuyền xử lý nước thải
Bể Arotank 1 và 2: đây là bể xử lý nước thải bằng vi sinh hiếu khí, bể được sục khí liên tục, lượng khí này được cấp bởi 2 tổ máy thổi khí đặt tại các bể gồm 2 máy thổi khí 37kW.
Bể lắng: nước từ arotank sẽ chảy sang bể lắng bao gồm lượng nước trong và bùn vi sinh trộn lẫn, tại đây bùn vi sinh sẽ lắng xuống đáy và được bơm tuần hoàn bùn 5,5kW bơm về bể arotank 1 và 2, còn nước trong sẽ chảy sang bể khử trùng.
Bể khử trùng: phần nước trong sẽ được khử trùng bằng dung dich HOCl 3.2.5. Hệ thống chiếu sáng nhà máy
Hệ thống chiếu sáng bao gồm:
+ Chiếu sáng công cộng: Sử dụng hệ thống đèn LED với công suất 100W để chiếu sáng cho khu vực khuôn viên của các nhà máy với số lượng 30 bóng với thời gian hoạt động từ 18h chiều đến 6h sáng ngày hôm sau.
+ Chiếu sáng khu vực nhà máy máy: Sử dụng đèn huỳnh quang T8-36W để cung cấp ánh sáng cho nhân viên may với số lượng 600 bóng đèn với thời gian hoạt động liên tục từ 7giờ sáng đến 17 giờ chiều.
+ Chiếu sáng khu vực nhà máy nhuộm: Sử dụng đèn huỳnh quang T8-36W để cung cấp ánh sáng cho nhà máy với số lượng 60 bóng đèn với thời gian hoạt động liên tục 12/24 từ 18h chiều đến 6h sáng ngày hôm sau.
+ Chiếu sáng khu vực văn phòng: Sử dụng đèn T8-36W để cung cấp ánh sáng cho nhân viên làm việc với số lượng 50 bóng đèn với thời gian hoạt động từ 7 giờ sáng đến 17 giờ chiều.