Quy hoạch của chính phủ

Một phần của tài liệu TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC GIA NHẬP TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI WTO TỚI NGÀNH THÉP VIỆT THÉP VIỆT NAM (Trang 28 - 31)

III. tác động của việc gia nhập wto tới ngành thép việt nam

a.Quy hoạch của chính phủ

Ngày 4 tháng 9 năm 2007, Thủ tớng chính phủ đã có Quyết định số 145/2007/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành thép Việt Nam giai đọan 2007 – 2015, có xét đến năm 2025. Trên cơ sở dựa vào dự báo nhu cầu thép thành phẩm Việt Nam năm 2010 là 11-12 triệu tấn; năm 2015 là 15-16

triệu tấn; năm 2025 khoảng 24-25 triệu tấn, quy hoạch đa ra mục tiêu giai đoạn 2007-2015 cần đầu t khoảng 8 tỷ USD phát triển ngành thép, đến năm 2015 Việt Nam xuất khẩu 0,5 triệu tấn thép các loại. Mục tiêuđến năm 2010, Việt Nam sẽ luyện đợc 3,5 triệu tấn phôi/năm, và sẽ đạt đến 12-15 triệu tấn/năm vào năm 2025. Đặc biệt, sản xuất thép thành phẩm dự kiến sẽ đạt 6,3 -6,5 triệu tấn vào năm 2010; 11-12 triệu tấn năm 2015; 19-22 triệu tấn năm 2025.

Để thực hiện thành công mục tiêu trên, bản quy hoạch nhấn mạnh tới việc tập trung đầu t vào 6 dự án lớn của ngành thép giai đoạn 2007-2015. Đó là: liên hợp thép Hà Tĩnh ( công suất dự kiến 4,5 triệu t ấn/năm, dự kiến đI vào sản xuất năm 2011); liên hợp thép Dung Quất ( công suất trên 5 triệu tấn/năm, bắt đầu giai đoạn 2 vào năm 2011); dự án nhà máy cán thép nóng, nguội, mạ kẽm chất lợng cao công suất 3 triệu tấn/năm do POSCO (Hàn Quốc) làm chủ đầu t; dự án nhà máy thép cuộn, thép cán nóng chất lợng cao công suất 2 triệu tấn/năm do liên doanh ESSA của ấn Độ phối hợp với một số công ty trong nớc thực hiện; Dự án mở rộng Công ty Gang Thép Thái Nguyên. Dự kiến vốn đầu t cho ngành thép giai đoạn 2007-2015 lên tới 10-12 tỷ USD, trong khi giai đoạn 2007-2015 cần khoảng 8 tỷ USD.

Ngoài ra, bản quy hoạch nhấn mạnh tới việc phát triểm sản xuất gang lào cao với quy mô vừa và nhỏ tại các tỉnh miền núi phía Bắc nh Lào Cai, Tuyên Quang, Cao Bằng, Hà Giang, Yên Bái, Bắc Kạn với tổng công suất 1 triệu tấn/năm và hoàn thành các dự án thép dẹt…

Nhìn chung, quy hoạchphát triển ngành thép của chính phủ tập chung chủ yếu vào các sản phẩm thép cán, thép cuộn (những thành phẩm thép mà hiện nay cha sản xuất đợc hoặc sức cạnh tranh kém). Trong bản quy hoạch của chính phủ không đề cập đến dự án đầu t vào dự án và thép cây và thép cuộn vì công suất đẫ vợt gấp đôi nhu cầu.

b. Các công trình và dự án đầu t nghành thép đợc công bố từ đầu năm 2007 đến nay.

• Công trình của nớc ngoài và liên doanh với nớc ngoài:

- Nhà máy cuộn cán nòng liên doanh giữa Tổng cong ty thép Việt Nam và Tập đoàn ESSAR (ấn Độ) tại Bà Rịa – Vũng Tàu công suất 2 triệu tấn, tổng đầu t trên 500 triệu USD.

- Nhà máy cán nguội 1,2 triệu tấn/năm và cuộn cán nòng 3 triệu tấn/năm tổng đầu t trên 1 tỷ USD của Tập đoàn POSCO (Hàn Quốc) tại Phú Mỹ, Bà Rịa – Vũng Tàu.

- Nhà máy Liên hợp thép Hà Tĩnh liên doanh giữa Tập đoàn TATA(ấn Độ) với Tổng công ty thép Việt Nẩmn xuất thép cuộn cán nóng, cán nguội, thép tấm với công suất dự kiến 4.5 – 5 triệu tấn/năm, tổng…

đầu t khoảng 3,5 tỷ USD.

- Nhà máy thép liên hợp liên doanh giữa Tập đoàn thép POSCO (Hàn Quốc) với tập đoàn Vinashin công suất dự kiến 5 triệu tấn/năm sản xuất thép tấm, thép cuộn cán nóng, cán nguội.

- Liên hợp thép giữa Công ty Thép Jinna (Trung Quốc) với Tycoon (Đài Loan – Trung Quốc) công suất 5 triệu tấn phôi/năm đầu t trên 1 tỷ USD ở Dung Quất (Quảng Ngãi).

• Công trình đầu t trong nớc:

- Nhà máy luyện kim công suất 300.000 tấn/năm Cửu Long – Vináhin, khởi công xây dựng tại Yên Bái.

- Nhà máy lò cao, lò điện ở Hải Phòng của Công ty Cp Thép Vạn Lợi, công suất dự kiến 500.000 tấn/năm.

- Nhà máy liên doanh giữa Công ty Thép Vạn Lợi và Công ty Thơng mại và Khoáng sản Hà Tĩnh sản xuất phôI thép.

Chỉ trong khoảng mấy tháng đầu năm 2007, đầu t vào ngành thép Việt Nam tăng đột biến, không chỉ bao gồm các doanh nghiệp vốn đầu t nớc ngoài mà còn có rất nhiều các doanh nghiệp trong nớc đã chứng tỏ mức độ hấp dẫn của môi trờng đầu t vào Việt Nam nói chung và ngành thép nói riêng.

Một phần của tài liệu TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC GIA NHẬP TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI WTO TỚI NGÀNH THÉP VIỆT THÉP VIỆT NAM (Trang 28 - 31)