Lựa chọn giải pháp tối ưu cho đường dây 220kV Đồng Hới - Đông Hà

Một phần của tài liệu Đề xuất các giải pháp giảm suất cắt cho đường dây 220kv đồng hới đông hà (Trang 66 - 69)

CHƯƠNG 3. CÁC GIẢI PHÁP NHẰM GIẢM SUẤT CẮT ĐƯỜNG DÂY 220kV ĐỒNG HỚI - ĐÔNG HÀ

3.3. Lựa chọn giải pháp tối ưu cho đường dây 220kV Đồng Hới - Đông Hà

Sau khi tính toán, phân tích kỹ số liệu của các giải pháp luận văn sẽ so sánh, lựa chọn giải pháp phù hợp, tối ưu nhất để áp dụng đối với đường dây 220kV Đồng Hới - Đông

Hà như sau:

3.3.1. Lắp đặt chống sét van:

Theo tính toán thì Tổng chi phí lắp đặt cho 01 vị trí (3 pha) CSV là: 293,184,000 đồng (chưa kể thời gian mất điện để thực hiện).

Tổng chi phí để lắp đặt cao, khi chống sét van bị hư hỏng thì sẽ gây sự cố cho lưới điện, ngoài ra phải định kỳ cắt điện để vệ sinh, bảo dưỡng và thực hiện thí nghiệm định kỳ chống sét van, do vậy giải pháp lắp đặt chống sét van là không mang lại hiệu quả kinh tế đối với việc giảm suất cắt trên đường dây cho nên giải pháp này không phù hợp đối với đường dây này do đó nội dung luận văn không lựa chọn để áp dụng. Thực tế trên lưới điện Công ty Truyền tải điện 2 hiện nay, với những lý do nêu trên nên việc lắp chống sét van đường dây truyền tải vẫn còn ít chọn sử dụng.

3.3.2. Tăng bát cách điện trên chuỗi sứ:

Với việc bổ sung thêm 03 bát sứ trên 01 chuỗi tổng suất cắt của đường dây 220kV Đồng Hới - Đông Hà do sét đánh vào tất cả các trường hợp là:

= ( ) + ( ) + (0,299 0,449) = 0,454 0,69 (lần/100km/năm).

Với suất cắt này (sau khi đã bổ sung thêm 03 bát cách điện) vẫn ở mức cao, chưa đáp ứng được yêu cầu suất cắt được giao là 0,66 lần/100km/năm, ngoài ra việc tăng thêm cách điện đường dây còn gặp một số hạn chế như sau:

Thời gian cắt điện để thi công lắp đặt bổ sung thêm bát cách điện nhiều.

Tổng chi phí để lắp đặt cho 01 vị trí trên đường dây là: 4.821.000 đồng (chưa kể thời gian mất điện để thực hiện).

Mặc dù chi phí thấp tuy nhiên, nếu để bổ sung cách điện đạt suất cắt cho phép thì phải bổ sung nhiều hơn 5 bát cách điện, khi lắp đặt thêm bát cách điện sẽ ảnh hưởng đến độ võng dây dẫn, khoảng cách pha - đất (18m khu vực dân cư, 8m khu vực nhiều người qua lại, 7m khu vực ít người qua lại), khoảng cách an toàn phóng điện trong không khí, không đảm bảo khoảng cách an toàn cho người và thiết bị. Mặt khác, khi tăng tăng thêm bát cách điện trên chuỗi sứ của đường dây thì sóng điện áp truyền vào trạm có thể gây quá áp và hư hỏng thiết bị trạm, do vậy lựa chọn tăng chiều dài chuỗi sứ trong trường hợp này không mang tính khả thi.

3.3.3. Giảm góc bảo vệ:

Với đường dây 220kV Đồng Hới - Đông Hà có thể áp dụng giải pháp này để giảm suất cắt cho đường dây. Theo thực tế phương án thi công, lắp đặt, bổ sung thêm thiết bị, vật tư để giảm góc bảo vệ chi phí cho 01 vị trí cao: 31,061,000 đồng (chưa kể thời gian mất điện để thực hiện), thời gian cắt điện kéo dài (lưới điện truyền tải hiện nay vẫn chưa có tính dự phòng cao nên việc cắt điện một đường dây sẽ buộc các đường dây khác phải mang tải cao hơn và không đảm bảo an ninh hệ thống), ảnh hưởng đến khả năng chịu lực của cột so với thiết kế ban đầu, do vậy nội dung của giải pháp này cũng không khả thi và không áp dụng đối với đường dây 220kV Đồng Hới - Đông Hà.

Giải pháp này chỉ áp dụng cho hướng tuyến theo địa hình như đi qua rừng đặc dụng, di sản văn hóa, … phải giới hạn hành lang tuyến thì tính toán cụ thể để lắp bổ sung chuỗi sứ V.

3.3.4.Treo bổ sung dây chống sét:

Chi phí đầu tư cho giải pháp này cao, trung bình 94,106,000 đồng cho mỗi khoảng cột. Để đảm bảo an toàn trong quá trình thi công cũng phải cắt điện, thời gian cắt điện kéo dài. Ngoài ra theo Nghị định 14/2014/NĐ-CP cho phép tồn tại nhà ở, công trình trong hành lang nên việc treo bổ sung dây chống sét dưới dây dẫn đường dây sẽ gây ảnh hưởng, hạn chế khả năng sử dụng các công trình trong hành lang đường dây 220kV, do vậy giải pháp bổ sung dây chống sét ngẫu hợp áp dụng cho khu vực nhiều giông sét, điện trở suất của đất cao khó xử lý giảm điện trở nối đất chân cột hoặc khu vực đỉnh đồi cao, vượt thung lung, thì xem xét lựa chọn một số khoảng cột, lắp bổ sung 02 dây chống sét từ cột này sang cột khác nằm ở vị trí thấp hơn dây pha dưới cùng.

3.3.5. Thay đổi điện trở nối đất của cột ( thay đổi Rc ):

Theo yêu cầu đưa ra của Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia và Công ty Truyền tải điện 2, suất cắt hàng năm của đường dây này là 0,66 lần/100km/năm, như vậy theo tính toán ở trên khi giảm điện trở tiếp địa cột xuống còn 9 Ω thì tổng suất cắt đường dây sẽ là: 0,433 ÷ 0,66 lần/100km/năm, với suất cắt này đảm bảo yêu cầu do Công ty giao.

So với 04 giải pháp trên thì giải pháp này chiếm ưu thế đáp ứng được yêu cầu đề ra vì một số lý do như sau:

- Chi phí tương đối thấp, nhân công lắp đặt không đòi hỏi yêu cầu kỹ thuật cao.

- Vật tư, thiết bị đơn giản, dễ mua sắm ngoài thị trường, dễ gia công.

- Suất cắt đảm bảo theo yêu cầu đề ra.

- Đặc biệt giải pháp này khi thực hiện bổ sung dây tiếp địa không cần cắt điện đường dây, có thể triển khai dần. Tuy nhiên giá cả vẫn còn cao hơn biện pháp bổ sung cách điện (nếu không tính chi phí do mất điện).

Bảng 3.2. Chi phí lắp đặt của các giải pháp

TT Nội dung thực hiện Chi phí

(VNĐ) Ghi chú

1 Lắp chống sét van 293,484,000 Chưa tính chi phí do mất điện để thực hiện

2 Tăng cường bát cách điện 4,821,000 Chưa tính chi phí do mất điện để thực hiện

3 Giảm góc bảo vệ 31,061,000 Chưa tính chi phí do mất điện để thực hiện

4 Bổ sung tiếp địa cột (đạt

9Ω, giá trị bình quân) 11,282,000 Thực hiện không phải cắt điện đường dây

5 Treo bổ sung dây chống sét 94,106,000 Chưa tính chi phí do mất điện để thực hiện

Một phần của tài liệu Đề xuất các giải pháp giảm suất cắt cho đường dây 220kv đồng hới đông hà (Trang 66 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)