CHÍNH SÁCH CỦA ĐẢNG

Một phần của tài liệu Đề cương Quản lý truyền thông (Trang 32 - 35)

Về nguyên tắc, chúng ta phải hiểu rằng, theo quan điểm chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, báo chí là công cụ tư tưởng của Đảng đồng thời là diễn đàn của nhân dân. Vì vậy, Đảng lãnh đạo báo chí là nguyên tắc bất di bất dịch trong sự nghiệp cách mạng của Đảng. Thực tế cách mạng Việt Nam trong gần một thế kỷ qua đã chứng minh: dưới sự lãnh đạo của Đảng, báo chí Việt Nam đã có những đóng góp rất to lớn góp phần rất quan trọng làm nên thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Sau gần 30 năm đổi mới dưới sự lãnh đạo của Đảng, cùng với sự phát triển toàn diện các lĩnh vực kinh tế - xã hội, báo chí Việt Nam đến nay đã có những bước phát triển mạnh mẽ về lượng và chất, cả về nội dung thông tin và phương pháp hành xử, cả về tiềm lực được tích lũy cũng như khả năng tác động vào đời sống xã hội. Có thể nói, sự phát triển mạnh mẽ của báo chí Việt Nam ngày nay là hệ quả của sự lãnh đạo toàn diện của Đảng, sự phát triển đất nước, đồng thời cũng không tách rời sự tác động tích cực của quá trình toàn cầu hóa và sự phát triển khoa học - công nghệ của nhân loại.

Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, của Đảng Cộng sản Việt Nam và tư tưởng Hồ Chí Minh về báo chí cũng như bối cảnh lịch sử, điều kiện chính trị và sứ mạng lịch sử của báo chí cách mạng cho thấy bản chất của báo chí cách mạng Việt Nam như sau: Báo chí do Đảng thành lập và lãnh đạo; Báo chí là công cụ đấu tranh tư tưởng của Đảng, bảo vệ quan điểm của Đảng, trung thành với lý tưởng của Đảng;

Báo chí là diễn đàn của nhân dân, là trung tâm tập hợp quần chúng, là người dẫn đường, định hướng tư tưởng cách mạng cho nhân dân; Báo chí là người bảo vệ quyền lợi chính đáng của nhân dân, đấu tranh vì hạnh phúc ấm no của nhân nhân; Báo chí đưa thông tin chân thực, chính xác, khách quan hướng người đọc đến Chân - Thiện - Mỹ...

Đảng lãnh đạo báo chí Việt Nam là một nguyên tắc tối thượng, tiên quyết. Đảng lãnh đạo báo chí bằng cương lĩnh, chiến lược, các định hướng về chính sách và chủ trương công tác, bằng tuyên truyền thuyết phục, vận động, tổ chức, kiểm tra. Đảng lãnh đạo báo chí thông qua các cơ quan nhà nước, thể chế hóa, cụ thể hóa đường lối, quan điểm của Đảng thành luật pháp, chính sách đối với báo chí. Đảng lãnh đạo báo chí thông qua các tổ chức Đảng trong các cơ quan báo chí, trong các cấp hội nhà báo, cơ quan chủ quản báo chí. Đảng lãnh đạo thông qua việc bố trí, đào tạo, quản lý cán bộ lãnh đạo cơ quan báo chí và công tác tổ chức cán bộ báo chí…

Tuy nhiên, sự vận động của cuộc sống trong xu thế toàn cầu hóa đã và đang xuất hiện nhiều vấn đề rất mới về lý luận và thực tiễn, đòi hỏi Đảng ta phải đổi mới tư duy và nâng cao năng lực lãnh đạo toàn diện của Đảng ở lĩnh vực trọng yếu này.

Một vài ý kiến mang tính chất tham khảo về việc nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng đối với báo chí trong giai đoạn hiện nay:

Về nội dung lãnh đạo của Đảng đối với báo chí: Đảng tiếp tục bổ sung, hoàn thiện quan điểm, đường lối, phương thức lãnh đạo báo chí sát hợp với đặc thù của báo chí và tình hình thực tế vận động liên tục, phong phú hiện nay; Tiếp tục tăng cường nội dung lãnh đạo có tính khoa học cao, có tầm bao quát vừa rộng, vừa sâu, vừa lâu dài; Đảng tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng đối với hoạt động báo chí; Đảng chỉ đạo nâng cao vai trò quản lý, chỉ đạo của cơ quan chủ quản báo chí; Tăng cường vai trò lãnh đạo của cấp ủy trong cơ quan chủ quản và cơ quan báo chí;

Cơ quan chỉ đạo, quản lý báo chí phải công khai, minh bạch, chủ động hơn nữa trong việc cung cấp thông tin và định hướng thông tin...

Về vấn đề xây dựng, hoàn thiện pháp luật và các chính sách đối với báo chí: Tăng cường vai trò của pháp luật tức là tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động báo chí thông qua hoạt động của bộ máy nhà nước; Sửa đổi Luật Báo chí cho phù hợp với hoạt động báo chí trong bối cảnh mới;

Củng cố, bổ sung cơ chế để tăng cường giám sát xã hội đối với báo chí; Đảng và Nhà nước định hướng chính sách xây dựng quy hoạch và phát triển lâu dài hệ thống báo chí tiên tiến, mạnh về đội ngũ, tài chính, có khả năng đáp ứng mọi yêu cầu thông tin trong các tình huống phức tạp nhất; Tiếp tục đầu tư xây dựng một số đơn vị báo chí có vị thế đầu đàn, đủ năng lực cung cấp thông tin cho các tầng lớp nhân dân, giữ vai trò chi phối dư luận xã hội, giữ nhịp cho cả hệ thống báo chí, vươn ra thế giới, chủ động thông tin về những diễn biến kinh tế, chính trị trong nước và trên thế giới; Bổ sung và hoàn thiện chính sách khuyến khích theo hướng phải bảo đảm được sự tự chủ, chủ động sáng tạo của báo chí.

Về vấn đề tổ chức, nhân sự: Tiếp tục kiện toàn bộ máy và tăng cường nâng cao năng lực chuyên môn, bản lĩnh chính trị của cán bộ quản lý báo chí; Nâng cao vai trò, chất lượng hoạt động của Hội Nhà báo Việt Nam; Nâng cao chất lượng người làm báo theo tiêu chí vừa hồng vừa chuyên, xây dựng chuẩn hóa đội ngũ phóng viên, biên tập viên; Coi trọng việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cao ý thức, bản lĩnh chính trị và phát triển Đảng tại cơ quan báo chí cũng như cơ sở đào tạo báo chí; Chọn lọc kỹ và nâng cao vai trò của người lãnh đạo cơ quan báo chí...

Về đổi mới hoạt động của các cơ quan báo chí: Báo chí phải tuân thủ sự lãnh đạo tuyệt đối của Đảng (đó là nghĩa vụ, trách nhiệm và đồng thời là lợi ích, là phẩm chất chính trị của cơ quan báo chí và người làm báo của Đảng - ý thức này phải được thực hiện với nguyên tắc tối thượng, nhất quán); Cơ

Một phần của tài liệu Đề cương Quản lý truyền thông (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(35 trang)
w