TÔNG CỐT THÉP NHÀ MÁY NHIỆT ĐIỆN 3.1. Tổng quan về các biện pháp thi công ống khói bê tông cốt thép
3.4. Quy trình thi công hệ thống ván khuôn trượt
Quy trình thi công hệ thống ván khuôn trượt bao gồm các công tác chính sau:
DUT.LRCC
55
Bảng 3.1. Bảng tiến độ quy trình thi công
Tên công tác
Thời gian thi công (tuần)
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16
Lắp dựng hệ thống ván khuôn trượt Công tác trượt hệ thống ván khuôn Công tác bê tông cốt thép
Tháo dỡ hệ thống ván khuôn trượt
3.4.1. Lắp dựng hệ thống ván khuôn trượt
Công tác lắp dựng hệ thống ván khuôn trượt sẽ được tiến hành ngay trên đài móng bê tông cốt thép, ngay sau khi hoàn thành công tác lấp đất xung quanh ống khói.
Mạch dừng thi công giữa đài móng và phần vỏ bê tông cốt thép phải được đục nhám đến phần cốt liệu lớn và vệ sinh cẩn thận.
Công tác lắp dựng hệ thống ván khuôn trượt được chia thành các công việc sau:
- Đánh dấu trên đài móng các được tâm, các đường chu vi trong và chu vi ngoài, các vị trí mở cửa;
DUT.LRCC
56
Hình 3.23. Đánh dấu chu vi và lỗ mở cửa chính
- Lắp ráp các bộ phận của hệ thống ván khuôn trượt bằng cần trục tự hành.
- Lắp đặt cốt thép dọc của vỏ ống khói, nối với cốt thép chờ đã được đặt sẵn lúc thi công đài móng và cốt thép ngang cho khoảng 1m đầu tiên;
- Lắp đặt các thành phần nhúng và các ống bọc dây dẫn điện, tín hiệu ở mặt đất;
- Lắp đặt hệ thống điện và chiếu sáng phục vụ thi công, bố trí số lượng 1 máy phát điện dự phòng công suất 300kVA;
- Lắp đặt hệ thống điều khiển công tác trượt (thiết bị laser) để phục vụ công tác kiểm tra độ thẳng đứng và độ vặn xoắn của hệ thống ván khuôn trượt;
DUT.LRCC
57
Hình 3.24. Vị trí đặt hệ thống điểu khiển bằng tia laser
Hình 3.25. Mặt cắt hệ thống điều khiển bằng tia laser
Hình 3.26. Bảng mục tiêu và điểm phát tia laser
1
2 3
A A
Bảng mục tiêu
EL. +2.50
Hệ thống ván khuôn trượt
Điểm phát tia laser
DUT.LRCC
58
- Sử dụng hóa chất tháo ván khuôn cho ván khuôn thép trước khi bắt đầu đổ bê tông. Bề mặt bên trong ván khuôn phải được làm sạch kỹ lưỡng để loại bỏ bất kỳ mảnh vụn hoặc vật liệu rời khác.
3.4.2. Công tác trượt hệ thống ván khuôn
Công tác trượt hệ thống ván khuôn chủ yếu được thực hiện trên 3 khu vực sàn thao tác đã được liệt kê ở trên.
Sau khi hoàn thành các công tác lắp dựng hệ thống ván khuôn trượt và trước khi bắt đầu đổ bê tông, phải thực hiện kiểm tra lần cuối về chức năng của toàn bộ hệ thống kích thủy lực.
Các điều kiện và kiểm tra dưới đây là bắt buộc:
- Kiểm tra thiết bị thủy lực;
- Kiểm soát tất cả công tác lắp đặt hệ thống điện, máy móc và chiếu sáng;
- Kiểm tra lần cuối các điều kiện an toàn của toàn bộ sàn tháo tác, lan can an toàn;
- Kiểm tra toàn bộ các mạch dừng, mối nối, liên kết chờ sẵn;
Độ thang bằng của hệ thống ván khuôn trượt và độ thẳng đứng của bê tông vỏ ống khói được kiểm soát bằng 3 thiết bị laser đặt tại mặt đất và 3 bảng mục tiêu gắn cố định trên hệ thống ván khuôn.
Độ dày vỏ ống khói, độ côn của ống khói (sự thay đổi đường kính ống khói) được kiểm soát và điều chỉnh bằng hệ thống bu-lông cơ khí nằm ở các tấm ván khuôn.
Hình 3.27. Điều chỉnh chiều dảy vỏ ống khói
DUT.LRCC
59
Công tác trượt hệ thống ván khuôn được thực hiện phụ thuộc vào công tác bê tông cốt thép.
Trừ trường hợp bất khả kháng, tốc độ trượt của hệ thống ván khuôn được duy trì ổn định, phụ thuộc vào độ ninh kết của bê tông, thời tiết, khả năng cung cấp bê tông và cốt thép... Tốc độ trung bình là 0,1~0,15m/h tương đương khoảng 3m/ngày.
3.4.3. Công tác bê tông cốt thép
Trước khi bắt đầu công tác đổ bê tông, mạch dừng bê tông ở trên bề mặt móng sẽ được đục nhám và làm sạch bằng vòi phun cao áp để loại bỏ các mảnh vụn và vật liệu rời. Sau khi công tác vệ sinh được hoàn thành, bề mặt trong của ván khuôn sẽ được xử lý bằng hóa chất tháo ván khuôn phù hợp.
Bê tông được trộn sẵn sẽ được vận chuyển từ trạm trộn đến công trình bằng xe bồn bê tông.
Người chịu trách nhiệm vận hành hệ thống ván khuôn trượt có toàn quyền quyết định thời gian đông kết của bê tông trong quá trình trượt để đảm bảo an toàn cho hệ thống ván khuôn trượt và chất lượng của bê tông. Trong thời tiết bất lợi, người vận hành phải phối hợp với chỉ huy công trình và giám sát an toàn để quyết định việc đổ bê tông có bị hoãn lại hay tiếp tục.
Quá trình đổ bê tông phải đảm bảo lớp bê tông trước đó mới chỉ đạt được thời gian đông kết ban đầu, để đảm bảo lớp bê tông này không dính vào ván khuôn. Hóa chất tháo ván khuôn phải được bôi thường xuyên lên bề mặt ván khuôn trước khi đổ bê tông vào ván khuôn.
Độ sụt khuyến cáo của bê tông tại chân công trình là 15cm ± 2cm, kích thước hạt cốt liệu không được vượt quá 25mm.
Bê tông sẽ được vận chuyển và đổ như sau:
- Từ mặt đất lên đến cao trình EL. +20,00 m, bê tông sẽ được vận chuyển trong các gầu được nâng lên bằng cần cẩu và được vận chuyển trên sàn thao tác chính đến ván khuôn bằng xe rùa;
DUT.LRCC
60
Hình 3.28. Gầu chứa bê tông được nâng bằng cần cẩu
- Sau đó, cho tới khi lên tới cao trình đỉnh ống khói, bê tông sẽ được chuyển từ xe bồn bê tông và một thùng có thể tích khoảng 0,8m3 được nâng lên bằng tời đến sàn thao tác chính. Bê tông sau đó được phân phối bằng các xe rùa.
DUT.LRCC
61
Hình 3.29. Bê tông được đổ từ sàn thao tác chính
- Bê tông được đổ thành từng lớp dày khoảng 25cm và chiều đổ nhất định theo hướng đã quy định ban đầu.
- Thời gian ninh kết của bê tông phải được xác định sao cho lớp đổ đầu tiên phải đạt độ cứng yêu cầu và khối lượng bê tông trong ván khuôn xấp xỉ 2/3, khi đó hệ thống ván khuôn có thể tiếp tục trượt.
DUT.LRCC
62
Hình 3.30. Bê tông bê trong ván khuôn trượt
- Đối với các đợt trượt đầu tiên thì phải được thực hiện sau khi lớp bê tông đầu tiên đông kết hoàn toàn.
- Sau mỗi 2 lượt trượt, tất cả các kích thủy lực phải được căn chỉnh cho đúng thông số làm việc, cũng như việc kiểm soát mực độ leo của các ti kích phải cân bằng, thực hiện bằng ống nước hoặc dụng cụ quang học.
- Sau quá trình cân bằng hệ thống ván khuôn trượt, phải kiểm tra thường xuyên (cứ sau mỗi 50cm chiều cao bê tông) bán kính trong và chiều dày vỏ ống khói tại vị trí đỉnh ván khuôn. Điều này cho phép sửa chữa ngay lực tức bất kỳ sai lệch nào so với kích thước thiết kế.
- Bê tông phải được đầm chặt bằng đầm rung đường kính 50~60mm để đảm bảo chất lượng bê tông và tránh bọt khí, lỗ rỗng. Các đầm rung phải được đầm theo phương thẳng đứng theo từng khoảng cách bằng nhau để
DUT.LRCC
63
đảm bảo bê tông được đầm đều. Đầm rung quá mức có thể gây ra sự phân tầng hoặc rò rỉ qua ván khuôn. Máy đầm phải được rút ra từ từ để ngăn ngừa sự hình thành các khoảng trống.
Hình 3.31. Đầm bê tông bằng đầm dùi
- Các lỗ mở trên ván khuôn được thiết kế cho cửa chính, ống dẫn khói, dầm đỡ, đèn cảnh báo máy bay và cửa sổ thông gió phải được gia công trước bằng các khung gỗ thích hợp được chuẩn bị thành nhiều thành phần và được đánh dấu để thuận tiện cho việc lắp đặt. Các phần này cũng được sơn hóa chất tháo ván khuôn thích hợp trước khi sử dụng. Tại những vị trí mà các khe hợp và ống lồng ti kích trùng nhau, cần phải tạo lỗ trên các mẫu gỗ để luồn ống lồng qua. Đối với nhưng lỗ mở kích thước lớn thì xung quanh các ống lồng vẫn sẽ được đổ bê tông bao quanh theo dạng các cột tạm.
DUT.LRCC
64
Hình 3.32. Cột tạm khu vực cửa chính được loại bỏ khi bê tông đạt cường độ - Cốt thép ở mặt đất được bảo quản trên các giá hoặc gối kê và được phần
loại theo đường kính. Cốt thép sau đó được cắt và gia công ở mặt đất và được vận chuyển lên bằng tời 5kN.
Hình 3.33. Vận chuyển cốt thép bằng tời 5kN
DUT.LRCC
65
- Cốt thép dọc và cốt thép vòng được cắt và uốn theo thiết kế, quá trình cắt và uốn phải được tiến hành nguội, không sử dụng nhiệt. Cốt thép được cắt dài 5,85m để thuận tiện cho việc vận chuyển và dễ dàng lắp đặt, nhất là đối với cốt thép vòng thường được lắp tại sàn thao tác dưới, nơi có khoảng hở giữa vành gông và bê tông thấp.
- Tất cả các tấm nhúng, ống chờ hoặc các bộ phần chờ khác nằm trong bê tông vỏ ống khói phải được lắp đặt tại vị trí thiết kế trước khi đổ bê tông.
- Các khung gỗ của lỗ mở, tấm nhung kể trên phải được cố định chắc chắn vào cốt thép hoặc gắn vào các thanh thép bổ sung để đảm bảo rằng vị trí của chúng không bị ảnh hưởng bởi quá trình trượt.
Hình 3.34. Tấm đế của hệ thống cầu thang bộ
DUT.LRCC
66
- Khi đạt đến độ cao đỉnh ống khói và đợt bê tông cuối cùng đã được đổ, ván khuôn phải trượt đến khi mép trên của ván khuôn phải cao hơn hơn mức bê tông khoảng 10~15cm.
3.4.4. Tháo dỡ hệ thống ván khuôn trượt
Sau khi hoàn thành công tác trượt và công tác bê tông cốt thép, hệ thống ván khuôn trượt sẽ được tháo dỡ trước các thành phần phụ trợ.
Khi kết cấu thép sàn thào tác mái được lắp đặt, toàn bộ hệ thống ván khuôn trượt sẽ được tháo dỡ.
a. Công tác chuẩn bị
- Chuẩn bị mặt bằng đủ rộng để đảm bảo thi công thuận lợi và an toàn;
- Lắp đặt hàng rào tạm và biển cảnh báo xung quanh;
- Kiểm tra các thiết bị cẩu;
- Chuẩn bị công cụ, thiết bị, máy móc cần thiết cho quá trình tháo dỡ;
b. Quy trình tháo dỡ hệ thống ván khuôn trượt - Tháo dỡ thiết bị thi công trên sàn thao tác;
- Tháo dỡ hệ thống ống dẫn dầu;
- Tháo dỡ kích thủy lực và trạm bơm dầu;
- Tháo dỡ sàn thao tác chính;
- Tháo dỡ sàn thao tác treo và sàn thao tác trong, ngoài;
- Tháo dỡ giá treo và vành gông;
- Tháo dỡ các tấm ván khuôn.