Sự tương quan giữa MPO và các yếu tố nguy cơ

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu sự liên quan giữa nồng độ Enzyme myeloperoxidase huyết tương với bề dày lớp nội trung mạc động mạch cảnh và một số yếu tố nguy cơ tim mạch ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 (Trang 133 - 138)

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.6. Sự tương quan giữa MPO và các yếu tố nguy cơ

Xét về mối tương quan đơn biến giữa MPO với các yếu tố, kết quả nghiên cứu của chúng tôi không thấy có mối tương quan giữa MPO với tuổi, giới, thời gian mắc bệnh, HA, đường huyết, HbA1C, các yếu tố viêm cũng như các thông số siêu âm tim.

Tuy nhiên, nghiên cứu của tác giả Wiersma (2008) cho thấy nồng độ MPO tương quan với tuổi (r=0,21; p<0,001) [172]. Tác giả Kaire Heilman (2009) và cộng sự cũng ghi nhận không tìm thấy mối tương quan giữa MPO với thời gian mắc bệnh ĐTĐ, HbA1C và mức đường huyết [97].

Đối với các yếu tố nguy cơ không truyền thống, trong nghiên cứu chúng tôi ghi nhận có mối tương quan thuận giữa MPO với vòng bụng, BMI, IMT, mảng xơ vữa và MPO có tương quan với bất thường trên điện tim như QTc.

Hệ số tương quan giữa MPO với vòng bụng là r= 0,226; p=0,043;

Phương trình hồi quy tuyến tính đơn biến là y=8,727x-230,5.

Còn đối với BMI, hệ số tương quan giữa MPO với BMI là r=0,242;

p=0,030; Phương trình hồi quy đơn biến: y=20,16x+51,12.

Eva Tumova và cộng sự (2013) cũng cho thấy nồng độ MPO ở nhóm béo phì có hoặc không có hội chứng chuyển hóa cao hơn nhóm không có béo phì (p=0,015). Nồng độ MPO cũng có tương quan với vòng bụng (r= 0,253 và p=0,015) và BMI (r=0,300 và p= 0,003) [164].

Josune Olza (2012) cũng ghi nhận nồng độ MPO có tương quan với vòng bụng và BMI có ý nghĩa, với hệ số tương quan lần lượt là r=0,108 và r=0,155 (p<0,05) [135].

Xét về mối tương quan giữa MPO với IMT động mạch cảnh ở bệnh nhân ĐTĐ týp 2, kết quả từ nghiên cứu của chúng tôi thấy có mối tương quan thuận giữa MPO với IMT, với r=0,348; p<0,01; Phương trình hồi quy tuyến tính đơn biến: y=369,8x+92,31.

Fu Li Juan (2007) nghiên cứu 120 bệnh nhân hội chứng chuyển hóa được chẩn đoán theo tiêu chí IDF 2005 ghi nhận ở bệnh nhân có hội chứng chuyển hóa tăng cả MPO huyết tương và IMT; MPO tương quan với IMT với hệ số tương quan r=0,0213; p<0,05. Kết quả tương tự từ nghiên cứu của tác giả Li Tao (2008) ở 90 bệnh nhân có hội chứng chuyển hóa, MPO có mối tương quan với IMT, hệ số tương quan r=0,241;

p=0,022) [89], [118].

Một số nghiên cứu cũng cho thấy mối tương quan thuận giữa MPO với mảng xơ vữa như trong nghiên cứu của Krasniak và cộng sự (2007) ở 73 bệnh nhân suy thận mạn để đánh giá mức độ xơ vữa động mạch liên quan đến các yếu tố nguy cơ. Tác giả đã ghi nhận nồng độ MPO tương quan với mảng xơ vữa động mạch cảnh, hệ số tương quan r=0,24, với p<0,05 trong phân tích

đơn biến [112]; Tác giả Markus Exner (2006) cũng cho thấy MPO tương quan với tiến trình hẹp động mạch cảnh với r=0,083 và p=0,008 [82]. Trong nghiên cứu chúng tôi MPO tương quan với mảng xơ vữa với hệ số tương quan r=0,306 (p=0,005).

Nghiên cứu mối tương quan giữa MPO với bất thường trên điện tim, chúng tôi ghi nhận có mối tương quan thuận giữa MPO với QTc ở bệnh nhân ĐTĐ týp 2, với r=0,292; p<0,01; Phương trình hồi quy tuyến tính đơn biến:

y=2,171x-482,4.

4.6.2. Sự tương quan hồi quy tuyến tính đa biến giữa MPO và các yếu tố nguy cơ

Để đánh giá tương quan đa biến giữa MPO và các yếu tố có tương quan với MPO như vòng bụng, BMI, QTc và IMT, chúng tôi thực hiện phân tích tương quan đa biến giữa MPO với các yếu tố trên. Kết quả phân tích hồi quy đa biến cho thấy QTc và IMT là 2 yếu tố ảnh hưởng quan trọng lên MPO (với p<0,05) sau khi đã hiệu chỉnh vòng bụng, BMI. Phương trình hồi quy đa biến là: y=1,512QTc+267,975IMT-1463,974.

Như vậy, nghiên cứu của chúng tôi góp phần cho thấy viêm và stress oxy hóa có vai trò quan trọng trong tiến trình xơ vữa động mạch. Ở bệnh nhân ĐTĐ tăng các dạng phản ứng oxy, tăng stress oxy hóa và MPO là dấu chỉ điểm sinh hóa mới cho xơ vữa động mạch. MPO liên quan đến nhiều yếu tố nguy cơ tim mạch ở bệnh nhân ĐTĐ týp 2 như tuổi, vòng bụng, BMI, thời gian mắc bệnh, rối loạn lipid (tăng triglycerid), bất thường tim mạch (QTc tăng) và những thay đổi về cấu trúc thành mạch (tăng IMT, mảng xơ vữa).

4.6.3. Đường cong ROC và chỉ số nguy cơ OR

Để đánh giá giá trị dự báo MPO tăng của các yếu tố có tương quan với MPO, chúng tôi nhận thấy:

Khi tương ứng ở điểm cắt MPO≥330pmol/l thì vòng bụng là yếu tố ảnh hưởng đến nồng độ MPO ở điểm cắt vòng bụng tối ưu là 82,5 cm, diện tích dưới đường cong là 66,3 %, mức ý nghĩa (khoảng tin cậy) 95%: 53,6-78,0%, độ nhạy 82 %, độ đặc hiệu 48,4 %, p<0,05.

Khi tương ứng ở điểm cắt MPO≥330pmol/l thì BMI ảnh hưởng đến nồng độ MPO ở điểm cắt tối ưu của BMI là 23,02 kg/m2 với diện tích dưới đường cong là 70,2%, mức ý nghĩa (khoảng tin cậy) 95%: 58,6-81,9%, độ nhạy 72 %, độ đặc hiệu 71 %, p<0,01.

Khi tương ứng tại điểm cắt MPO≥330pmol/l thì IMT ảnh hưởng đến MPO ở điểm cắt IMT tối ưu là 1,05 mm với diện tích dưới đường cong là 63,6%, mức ý nghĩa (khoảng tin cậy) 95%: 51,1%-76,2%, độ nhạy 68 %, độ đặc hiệu 61,3 %, p<0,05.

Khi tương ứng ở điểm cắt MPO≥330pmol/l thì diện tích dưới đường cong giữa MPO và QTc là 78,1%, điểm cắt tối ưu của QTc là 454,5ms, mức ý nghĩa (khoảng tin cậy) 95%: 66,5-89,7%, độ nhạy 80 %, độ đặc hiệu 77,4 %, p<0,01.

Chúng tôi ghi nhận khi nồng độ MPO≥330pmol/l thì nguy cơ IMT≥0,9mm tăng gấp 1,07 lần (OR=1,07; 95%CI: 0,38-2,96) và nguy cơ mảng xơ vữa tăng gấp 3,34 lần (OR=3,34; 95%CI: 1,28-8,67).

Đối với đường huyết, khi nồng độ MPO≥330pmol/l thì nguy cơ glucose máu ≥ 7,2 mmol/l tăng gấp 2,31 lần (OR=2,31; 95%CI: 0,89-5,95);

nguy cơ tăng HbA1C≥7% gấp 1,31 lần (OR=1,31; 95%CI: 0,38-2,96).

Đối với các thành phần lipid, khi MPO≥330pmol/l thì nguy cơ tăng cholesterol toàn phần ≥5,2mmol/l gấp 1,12 lần (OR=1,12; 95%CI: 0,44- 2,83). Nguy cơ tăng triglycerid≥1,7mmol/l gấp 18,18 lần (OR=18,18;

95%CI:2,14-154,3%). Nguy cơ tăng LDL-cholesterol≥2,6mmol/l gấp 1,88 lần (OR=1,88; 95%CI= 0,7-5,03). Nguy cơ tăng NonHDL-C≥3,4mmol/l gấp 3,58 lần (OR=3,58; 95%CI:1,25-10,24).

Đối với các yếu tố viêm như CRP, fibrinogen và bạch cầu thì khi MPO≥330pmol/l nguy cơ tăng CRP không đáng kể (OR<1), fibrinogen tăng 2,97 lần (OR=2,97; 95%CI:0,88-9,93) và bạch cầu tăng gấp 4,3lần (OR=4,3; 95%CI:0,89-20,78).

Tác giả Tang và cộng sự ghi nhận ở điểm cắt MPO>322pmol/l sẽ tiên đoán biến cố tim mạch chủ yếu trong 3 năm gấp 1,72 lần (95%CI:1,0- 3,6) [158]. Tác giả Nathan Wong và cộng sự cho thấy điểm cắt MPO cho nhồi máu cơ tim ở bệnh nhân có bệnh tim mạch là 564pmol/l, độ nhạy là 82%, độ đặc hiệu 84% [174]. Tác giả Marit Graner và cộng sự cũng ghi nhận nồng độ MPO tăng có ý nghĩa ở bệnh nhân có hội chứng mạch vành cấp và nguy cơ bệnh mạch vành trong tương lai ở mức MPO>951pmol/l, chỉ số chênh OR là 1,49 (95%CI:1,20-1,84), diện tích dưới đường cong của MPO là 0,87 [92].

Trong nghiên cứu của tác giả Chen cho thấy nồng độ MPO liên quan với mảng xơ vữa, chỉ số chênh OR là 1,06 (95%CI: 0,97-1,15) [67].

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu sự liên quan giữa nồng độ Enzyme myeloperoxidase huyết tương với bề dày lớp nội trung mạc động mạch cảnh và một số yếu tố nguy cơ tim mạch ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 (Trang 133 - 138)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(173 trang)