Kiến nghị các giải pháp

Một phần của tài liệu Đánh giá ảnh hưởng của việc thay đổi thảm phủ đến dòng chảy lưu vực sông vệ tỉnh quảng ngãi (Trang 87 - 97)

CHƯƠNG IV: ỨNG DỤNG ẢNH VIỄN THÁM LANDSAT ĐỂ NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA THẢM PHỦ ĐẾN DÒNG CHẢY TRÊN LƯU VỰC SÔNG VỆ

II. Kiến nghị các giải pháp

1. Trồng và bảo vệ rừng phòng hộ đầu nguồn

Như đã nêu tại phần trên, tác động của thảm phủ đến dòng chảy trên sông là rất lớn, trong đó vao trò của rừng là hết sức quan trọng và chủ yếu. Trong thời gian qua, tuy Chính phủ và chính quyền tỉnh Quảng Ngãi đã có nhiều biện pháp để phát triển rừng đầu nguồn (Chương trình mục tiêu phát triển lâm nhiệp bền vững) nhưng hiệu quả chưa đạt như mong đợi. Bên cạnh đó, sự phát triển kinh tế, xói đói, giảm nghèo khu vực miền núi bắt đầu phát triển nên các diện tích rừng già, rừng phòng hộ bị thu hẹp.

Do vậy, để đảm bảo đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, xói đói, giảm nghèo và bảo vệ nguồn nước, giảm nhẹ rủi ro thiên tai, ngoài các biện pháp đã được thực hiện trong thời gian qua như: lập quy hoạch, tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng về trồng và bảo vệ rừng, tổ chức thực hiện chương trình trồng rừng tại địa phương thì cần chú ý các điểm rừng đầu nguồn sông Vệ cần phát triển rừng như sau:

- Phát triển và bảo vệ rừng tại các nhánh chính của sông Vệ gồm: xã Ba Dinh, Ba Giang (thuộc nhánh 1), Ba Cung, Ba Chùa, Ba Vinh, Ba Điền (nhánh 2), Ba Nam, Ba Lế (nhánh 3, 4). Trong đó, yêu cầu phải phát triển cây bản địa, rừng trồng có nhiều tầng, lớp; tại những núi cao, núi đang có rừng phòng hộ, núi có các dòng chảy (suối) cần tổ chức bảo vệ và phát triển rừng đang có và có kế hoạch trồng mới, bổ sung rừng trong thời gian tiếp theo.

- Chỉ phát triển rừng keo tại các vị trí núi, đồi thấp không có dòng chảy sông, suối, vùng đất trống, đồi trọc không thể trồng rừng để góp phần xói đói, giảm nghèo cho nhân dân. Trong việc thống kê các loại rừng (03 loại rừng) cần có cơ chế giám sát cộng đồng nh m đảm bảo việc thống kê đúng, tránh tình trạng

` - Đối với các khu vực rừng đang phát triển mạnh các loại keo cần tuyên truyền và hướng dẫn nhân dân thu hoạch theo băng rừng , tức là thu hoạch 1/2, không nên thu hoạch hoàn toàn vì khi khai thác hoàn toàn sẽ làm cho nguy cơ sạt lở tăng lên nhanh.

Ngoài ra, tại vùng chân núi, chân đồi của khu vực trồng keo không nên phát triển khu dân cư vì vùng này rất dễ bị sạt lở.

- Trồng xen cây rừng và thay thế dần các diện tích trồng keo b ng cây trồng bản địa.

- Đối với khu vực trung lưu và hạ lưu sông Vệ (các xã thuộc huyện Nghĩa Hành, Tư Nghĩa, Mộ Đức) khi xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng xã hội, phát triển các khu dân cư không được làm cản trở dòng chảy lũ, thu hẹp lòng sông, suối và nghiêm cấm xây dựng các công trình làm gia tăng rủi ro thiên tai.

2. Xây dựng các tổ đội bảo vệ rừng từ cộng đồng

Phát huy hiệu quả từ mô hình quản lý rừng cộng đồng tại xã Hành Tín Đông, huyện Nghĩa Hành, cần thiết phải xây dựng mô hình quản lý rừng cộng đồng dựa trên tổ đội bảo vệ rừng. Mô hình này sẽ phát huy hiệu quả khi người dân nhận thấy lợi ích thu được từ rừng và giá trị của việc bảo vệ rừng.

3. Tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về trồng, bảo vệ rừng phòng hộ đầu nguồn: Công tác tuyên truyền này cần bắt đầu ngay từ trong các cấp học, bắt đầu từ giáo dục tiểu học. Đưa nội dung này vào môn học địa lý, giáo dục công dân.

4. Tăng cường công tác quản lý rừng, có chế tài xử phạt nặng đối với các đối tượng phá rừng, khai thác rừng.

5. Đối với các tổ chức, cá nhân có hành vi xây dựng các công trình làm cản trở dòng chảy, thu hẹp dòng chảy hoặc làm gia tăng rủi ro thiên tai cần bị xử lý nghiêm minh theo quy định pháp luật và phải hoàn trả lại hiện trạng như ban đầu./.

` TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

[1] Lê Văn Nhất, Lâm Đạo Nguyên, Phạm Bách Viết(2006),Thực hành viễn thám,Nxb Đại học Quốc gia,TPHCM

[2] Phân tích biến động sử dụng đất b ng ảnh Landsat - trường hợp tỉnh Đăk Lăk.Giai đoạn 2000-2010. Trần Hà Phương, Nguyên Thanh Hùng

[3] Đặng Văn Bảng, (2005), Mô hình toán thủy văn, Đại học Thủy lợi Hà Nội [4] Nguyễn Hữu Khải, Nguyễn Thanh Sơn, (2003), Mô hình toán thủy văn, nxb Đại học QG

[5] Hà Văn Khối và nnk, (2008), Giáo trình Thủy văn ông trình, nxb Khoa học tự nhiên và Công nghệ

[6] Hà Văn Khối, Thủy văn công trình nâng cao, (2002), Bài giảng s u đại học, ĐH L

[7] Nguyễn Thanh Sơn, (2003), Tính toán thủy văn, nxb Đại học Quốc Gia

[8] Tô Thúy Nga, Lê Hùng,(2014), Sổ tay thực hành mô hình thủy văn - thủy lực, ĐHBK Đà Nẵng

[9] Ngô Đình Tuấn (2005). Thủy văn nâng o, Bài giảng cao học thủy văn, ĐHTL

[10] Nguyễn Văn Tuần và nnk, (2001), Dự báo thủy văn, nxb Đại học Quốc gia Tiếng Anh

[11] Remote sensing-based quantification of land-cover and land-use change for planning (Bjorn Prenzel, 2003),

[12] Land Use/ Land Cover Changes Detection And Urban Sprawl Analysis (M. Harika, et al., 2012)

[13] Monitoring Land Use Change By Multi-temporal Landsat Remote Sensing Imagery (Tayyebi, 2008),

[14] Analyzing Land Use/ Land Cover Chang Using Remote Sensing and GIS in Rize, North-East Turkey (Selcuk Reis, 2008).

[15] DHI, (2007), A modelling System for Rivers and Chanells, Reference Manual;

[16] DHI, (2006), MIKE Zero Step by Step, Trainning guide;

[17] DHI, (2007), Reference Manual MIKE 21.

[18] DHI. (2012e). MIKE SHE User’s Manual, Mike by DH, Ed.

[19] Journal of Hydrology (January 2018, Pages 194-210), Exploration of warm- up period in conceptual hydrological modelling by Kue Bum Kim, Hyun-Han Kwon.

`

`

`

`

`

`

Một phần của tài liệu Đánh giá ảnh hưởng của việc thay đổi thảm phủ đến dòng chảy lưu vực sông vệ tỉnh quảng ngãi (Trang 87 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)