Giai đoạn 2015 - 2020 là thời kỳ quận Thanh Xuân triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ 15, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ quận Thanh Xuân lần thứ IV. Trong xu thế phát triển của tình hình kinh tế - xã hội, sự chuyển biến lớn về giai cấp cũng như điều kiện sinh hoạt của nhân dân, với không khí cới mở, thuận lợi cho các hoạt động văn hóa sẽ có nhiều điều kiên để mở rộng, phát triển. Do đó hoạt động của Nhà văn hóa cần phải được quan tâm đúng mức với sự tham gia đồng bộ của cả hệ thống chính trị. Đặc biệt là vai trò lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, sự quản lý của chính quyền và công tác vận động tập hợp quần chúng của Mặt trân tổ quốc và các đoàn thể nhân dân, góp phần từng bước thắt chặt mối liên hệ giữa Đảng, chính quyền và các đoàn thể trong hoạt động văn hóa. Sự nghiệp xây dựng nền văn hóa mới và con người mới đang đặt ra cho Nhà văn hóa phải đặc biệt quan tâm đến từng con người, từng gia đình, từng địa bàn dân cư, từng cộng đồng sản xuất và dịch vụ xã hội. Để tổ chức tốt các hoạt động của Nhà văn hóa quận Thanh Xuân, trước hết cần nâng cao nhận thức về vai trò của đời sống văn hóa đối với các cấp ủy Đảng, chính quyền, các ngành, đoàn thể, nhân dân và xã hội. Thứ hai, cần tạo điều kiện để xây dựng môi trường pháp lý và cơ chế, chính sách thận lợi để phát huy các nguồn lực của xã hội trong việc xây dựng đời sống văn hóa, cho các chủ thể hoạt động kinh doanh bình đẳng, cạnh tranh lành mạnh, công khai, minh bạch, có trật tự kỷ cương. Để nâng cao chất lượng hoạt động của Nhà văn hóa quận Thanh Xuân, trước tiên cần phải làm tốt công tác tuyên truyền tới các cấp, các ngành, các đoàn thể, cán bộ và nhân dân trên địa bàn nhận thức đầy đủ mục đích, ý nghĩa, vai trò của văn hóa trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở địa bàn, trong đời sống tinh thần của nhân dân. Công
tác tuyên truyền, vận động phải tiến hành bằng nhiều hình thức, đa dạng, thường xuyên liên tục, phù hợp với từng điều kiện, hoàn cảnh cụ thể, phát huy sức mạnh chủ lực của hệ thống thông tin đại chúng, của các cơ quan báo chí để văn hóa và trách nhiệm tham gia các hoạt động văn hóa thấm sâu vào mỗi người dân, để cho người dân thực sự tích cực chủ động thực hiện quan điểm, đường lối, chính sách, pháp luật về lĩnh vực văn hóa, xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, sự bình ổn chính trị xã hội, tạo điều kiện cho kinh tế xã hội phát triển. Hoạt động văn hóa trong thời kỳ mới đạt hiệu quả cao còn phụ thuộc vào sự tham gia của các tầng lớp nhân dân trong việc giám sát hoạt động của các đơn vị quản lý nhà nước cũng như tự quản các hoạt động văn hóa tại cơ sở và tạo tiền đề cho quần chúng nhân dân thực hiện quyền làm chủ của mình tiến tới xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ và văn minh. Cần quán triệt quan điểm xây dựng và phát triển văn hóa là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân, các cấp, các ngành, các đoàn thể trên địa bàn quận phải quan tâm xây dựng phát triển văn hóa bằng các hoạt động cụ thể: xây dựng kế hoạch, chương trình hoạt động và đáp ứng nhu cầu của hưởng thụ và sinh hoạt văn hóa của nhân dân, làm cho người dân có nhận thức đúng đắn về vai trò đặc biệt quan trọng của văn hóa trong việc bồi dưỡng và phát huy nhân tố con người, khắc phục thái độ xem nhẹ việc xây dựng và đấu tranh trên lĩnh vực văn hóa. Như vậy, hoạt động của Nhà văn hóa không chỉ là nhiệm vụ, công việc của bộ ngành mang tên văn hóa, mà còn là trách nhiệm, sự tham gia, phối hợp của các cấp, ngành, đoàn thể và toàn xã hội trên cơ sở sự chỉ đạo thực hiện đường lối, chính sách, pháp luật về văn hóa của Đảng và Nhà nước. Vì vậy, cần phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn xã hội thực hiện những giải pháp cụ thể và đồng bộ, nhằm hạn chế những yếu kém, phát huy những thành tựu đã đạt được trong hoạt động của Nhà văn hóa, để văn hóa thực sự thấm sâu vào mọi tầng lớp dân cư, trở thành nền tảng tinh thần vững
chắc của xã hội, góp phần thiết thực xây dựng một xã hội “công bằng, dân chủ, văn minh”.
3.3.1 Tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức về vai trò của hoạt động của Nhà văn hóa Quận Thanh Xuân
Trong nhiều năm qua, công tác quản lý văn hóa ở quận Thanh Xuân đã có nhiều cố gắng nỗ lực và đã đạt được một số kết quả nhất định nhưng vẫn gặp không ít khó khăn và vướng mắc. Một trong những nguyên nhân gây ra những hạn chế trên vì hệ thống mạng lưới quản lý văn hóa từ Phòng Văn hóa - Thông tin quận xuống các phường còn nhiều bất cập, cụ thể: cán bộ làm văn hóa ít so với khối lượng công việc, cơ chế phối hợp giữa các đơn vị sự nghiệp, đơn vị văn hóa cơ sở với Phòng Văn hóa thông tin quận chưa chặt chẽ, công tác chỉ đạo chưa kịp thời, sát sao, cơ sở vật chất thiếu thốn ... Để công tác quản lý văn hóa ở quận Tây Hồ trong thời gian tới đạt được những hiệu quả tốt hơn thì việc xây dựng, củng cố mạng lưới quản lý văn hóa xuống các phường chiếm vị trí quan trọng, cần phải.
- Chăm lo, xây dựng, củng cố, kiện toàn và đảm bảo hoạt động có hiệu quả của bộ máy làm công tác văn hóa ở quận và phường. Quan tâm đến công tác công tác đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng trình độ quản lý, phẩm chất chính trị, chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ ngành, có chiến lược đào tạo cán bộ nguồn, chú trọng việc phát hiện và đào tạo tài năng văn hóa nghệ thuật trẻ để xây dựng một đội ngũ cán bộ văn hóa có đủ năng lực đáp ứng yêu cầu phát triển sự nghiệp văn hóa. Thực hiện tốt chủ trương công chức hóa, trẻ hóa đội ngũ cán bộ, nhất là cấp cơ sở, có cơ chế đánh giá thực chất công chức và định kỳ sàng lọc cán bộ quản lý, công chức kém.
- Xây dựng kế hoạch triển khai, điều tra khảo sát đến từng khu dân cư về lĩnh vực hoạt động văn hóa thông tin- thể dục thể thao và các thiết chế văn hóa. Xây dựng các quy chế hoạt động văn hóa văn nghệ, lễ hội, việc tang,
việc cưới, thẩm định các điều kiện cần thiết trước khi cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ văn hóa. Xây dựng và triển khai thực hiện có hiệu quả: Chương trình phát triển văn hóa xã hội và xây dựng nếp sống văn hóa người Hà Nội trên địa bàn quận Thanh Xuân, giai đoạn 2015 - 2020;
- Xây dựng cơ chế thích hợp để mở rộng các dịch vụ văn hóa và quản lý giám sát chặt chẽ các dịch vụ văn hóa, có kế hoạch cấp đất và xây dựng các thiết chế văn hóa từ thành phố xuống cơ sở.
- Có cơ chế phối hợp chặt chẽ chế độ kiểm tra, nhắc nhở công tác quản lý văn hóa của Phòng Văn hóa Thông tin quận đối với các Ban Văn hóa phường. Các Ban văn hóa phường có chế độ báo cáo, thông tin kịp thời trong hoạt động quản lý văn hóa mang tính thường kỳ cũng như đột xuất, thực hiện công tác sơ kết, tổng kết đều đặn, làm tốt công tác thi đua khen thưởng đối với cá nhân, tập thể.
- Phối hợp tốt hơn nữa với phòng Nội Vụ và UBND các phường , tổ chức bố trí, sắp sếp đội ngũ cán bộ văn hóa cơ sở có đủ khả năng tâm huyết với sự nghiệp văn hóa mà trước hết là đồng chí trưởng ban văn hóa và chuyên trách văn hóa phường.
- Tăng cường đầu tư tài chính, tăng cường đầu tư trang thiết bị, cơ sở vật chất cho các hoạt động văn hóa. Trong đó, đội ngũ làm công tác thông tin tuyên truyền mà trực tiếp là đội thông tin lưu động cần được trang thiết bị đồng bộ như: xe thông tin lưu động, âm thanh, ánh sáng, loa đài, máy ảnh, máy quay camera hiện đại, máy chiếu...phù hợp với thời đại khoa học, công nghệ phát triển. Cần quan tâm và có cơ chế đãi ngộ đối với các thành viên tham gia đoàn kiểm tra liên ngành văn hóa quận như trang bị một số phương tiện cần thiết cho đoàn đi kiểm tra, dành một số kinh phí dưỡng hợp lý cho lực lượng kiểm tra liên ngành văn hóa làm việc ngoài giờ, xâm nhập thực tế...
Thực hiện xây dựng các thiết chế văn hóa từ quận đến cơ sở như: Nhà văn
hoá phường, Nhà văn hóa (nhà sinh hoạt) khu dân cư, thư viện quận, thư viện phường, tủ sách pháp luật, các thiết chế văn hóa từ quận đến cơ sở.
3.3.2 Củng cố, hoàn thiện mạng lưới quản lý ngành văn hóa từ quận tới cơ sở
Trong nhiều năm qua, công tác quản lý văn hóa ở quận Thanh Xuân đã có nhiều cố gắng nỗ lực và đã đạt được một số kết quả nhất định nhưng vẫn gặp không ít khó khăn và vướng mắc. Một trong những nguyên nhân gây ra những hạn chế trên vì hệ thống mạng lưới quản lý văn hóa từ Phòng Văn hóa - Thông tin quận xuống các phường còn nhiều bất cập, cụ thể: cán bộ làm văn hóa ít so với khối lượng công việc, cơ chế phối hợp giữa các đơn vị sự nghiệp, đơn vị văn hóa cơ sở với Phòng Văn hóa thông tin quận chưa chặt chẽ, công tác chỉ đạo chưa kịp thời, sát sao, cơ sở vật chất thiếu thốn ... Để công tác quản lý văn hóa ở quận Tây Hồ trong thời gian tới đạt được những hiệu quả tốt hơn thì việc xây dựng, củng cố mạng lưới quản lý văn hóa xuống các phường chiếm vị trí quan trọng, cần phải:
- Chăm lo, xây dựng, củng cố, kiện toàn và đảm bảo hoạt động có hiệu quả của bộ máy làm công tác văn hóa ở quận và phường. Quan tâm đến công tác công tác đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng trình độ quản lý, phẩm chất chính trị, chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ ngành, có chiến lược đào tạo cán bộ nguồn, chú trọng việc phát hiện và đào tạo tài năng văn hóa nghệ thuật trẻ để xây dựng một đội ngũ cán bộ văn hóa có đủ năng lực đáp ứng yêu cầu phát triển sự nghiệp văn hóa. Thực hiện tốt chủ trương công chức hóa, trẻ hóa đội ngũ cán bộ, nhất là cấp cơ sở, có cơ chế đánh giá thực chất công chức và định kỳ sàng lọc cán bộ quản lý, công chức kém.
- Xây dựng kế hoạch triển khai, điều tra khảo sát đến từng khu dân cư về lĩnh vực hoạt động văn hóa thông tin- thể dục thể thao và các thiết chế văn hóa. Xây dựng các quy chế hoạt động văn hóa văn nghệ, lễ hội, việc tang,
việc cưới, thẩm định các điều kiện cần thiết trước khi cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ văn hóa. Xây dựng và triển khai thực hiện có hiệu quả: Chương trình phát triển văn hóa xã hội và xây dựng nếp sống văn hóa người Hà Nội trên địa bàn quận Thanh Xuân, giai đoạn 2015 - 2020;
- Xây dựng cơ chế thích hợp để mở rộng các dịch vụ văn hóa và quản lý giám sát chặt chẽ các dịch vụ văn hóa, có kế hoạch cấp đất và xây dựng các thiết chế văn hóa từ thành phố xuống cơ sở.
- Có cơ chế phối hợp chặt chẽ chế độ kiểm tra, nhắc nhở công tác quản lý văn.
hóa của Phòng Văn hóa Thông tin quận đối với các Ban Văn hóa phường. Các Ban văn hóa phường có chế độ báo cáo, thông tin kịp thời trong hoạt động quản lý văn hóa mang tính thường kỳ cũng như đột xuất, thực hiện công tác sơ kết, tổng kết đều đặn, làm tốt công tác thi đua khen thưởng đối với cá nhân, tập thể.
- Phối hợp tốt hơn nữa với phòng Nội Vụ và UBND các phường , tổ chức bố trí, sắp sếp đội ngũ cán bộ văn hóa cơ sở có đủ khả năng tâm huyết với sự nghiệp văn hóa mà trước hết là đồng chí trưởng ban văn hóa và chuyên trách văn hóa phường.
- Tăng cường đầu tư tài chính, tăng cường đầu tư trang thiết bị, cơ sở vật chất cho các hoạt động văn hóa. Trong đó, đội ngũ làm công tác thông tin tuyên truyền mà trực tiếp là đội thông tin lưu động cần được trang thiết bị đồng bộ như: xe thông tin lưu động, âm thanh, ánh sáng, loa đài, máy ảnh, máy quay camera hiện đại, máy chiếu...phù hợp với thời đại khoa học, công nghệ phát triển. Cần quan tâm và có cơ chế đãi ngộ đối với các thành viên tham gia đoàn kiểm tra liên ngành văn hóa quận như trang bị một số phương tiện cần thiết cho đoàn đi kiểm tra, dành một số kinh phí dưỡng hợp lý cho lực lượng kiểm tra liên ngành văn hóa làm việc ngoài giờ, xâm nhập thực tế...
Thực hiện xây dựng các thiết chế văn hóa từ quận đến cơ sở như: Nhà văn hoá phường, Nhà văn hóa (nhà sinh hoạt) khu dân cư, thư viện quận, thư viện phường, tủ sách pháp luật, các thiết chế văn hóa từ quận đến cơ sở.
3.3.3 Đẩy mạnh công tác đào tạo và sử dụng cán bộ
Trong hoạt động của Nhà văn hóa, đội ngũ cán bộ trên lĩnh vực này có vai trò quan trọng. Sự yếu kém trong hoạt động của Nhà văn hóa có nguyên nhân từ yếu kém của đội ngũ cán bộ.
Nhìn chung, về đội ngũ cán bộ làm công tác văn hóa ở nước ta hiện nay: đa số các cán bộ đều không được đào tạo cơ bản về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ về quản lý văn hóa. Đội ngũ này thường làm việc dựa trên kinh nghiệm là chủ yếu. Trước sự vận động nhanh, phức tạp của đời sống văn hóa xã hội hiện tại, đa số cán bộ còn lúng túng trước những sự việc phát sinh, không tìm ra cách giải quyết hợp lý. Nhà nước ta cũng đã tổ chức nhiều khóa học bồi dưỡng về quản lý về chuyên môn văn hóa cho cán bộ. Đây là việc làm tốt nhưng hiệu quả không cao và không giải quyết được tận gốc vấn đề. Cách làm việc của đội ngũ cán bộ văn hóa còn quan liêu, cửa quyền. Nhiệm vụ xây dựng, đào tạo đội ngũ cán bộ văn hóa nói chung và của Quận Thanh Xuân nói riêng, phải đảm bảo các yêu cầu:
+ Có trình độ chuyên môn, được đào tạo tại các trường Đại học về các chuyên ngành liên quan đến văn hóa.
+ Có tâm, nhiệt tình và thực sự yêu thích công việc, có những xúc cảm cần thiết trong công việc. Văn hóa là một lĩnh vực rất nhạy cảm (tâm linh, ngoại cảm, tôn giáo, tín ngưỡng…), ranh giới giữa văn hóa và những cái phản văn hóa đôi khi là rất mong manh mà nước ta hầu như chưa có một văn bản quy định cụ thể rõ ràng trong giải quyết các sự việc xảy ra có liên quan đến văn hóa.
+ Luôn có sáng kiến mới trong công việc, biết cách kết hợp uyển chuyển giữa pháp luật và văn hóa. Phải luôn có chính kiến và hệ thống lý luận, lập luận vững chắc. Giải quyết công việc thực tế phải dựa trên sự phù hợp giữa tình và lý.
+ Luôn tự rèn luyện và trau dồi khả năng nghiệp vụ, mạnh dạn, kiên quyết trong xử lý công việc. Việc xây dựng, đào tạo đội ngũ cán văn hóa là rất cần thiết và quan trọng
trong giai đoạn hội nhập của nước ta hiện nay. Đào tạo phải được thực hiện theo từng giai đoạn chặt chẽ và bài bản. Cần phải căn cứ vào đội tuổi. Có thể là phải đi từ quy hoạch đến xây dựng, đào tạo và sử dụng ở độ tuổi nào sẽ
quy hoạch, ở độ tuổi nào sẽ là đào tạo, ở độ tuổi nào sẽ sử dụng chẳng hạn.
Đối với những người đã tốt nghiệp tại các trường Đại học, Cao đẳng thì nên tạo môi trường làm việc phù hợp với chuyên môn, để cho họ phát huy được năng lực, có điều kiện va chạm thực tế để tích lũy kinh nghiệm làm việc.
Trong quá trình họ làm việc thì sẽ nên tổ chức các khóa bồi dưỡng ngắn hạn về áp dụng luật trong quản lý văn hóa, tạo điều kiện cho họ học tập nâng cao trình độ để phục vụ công tác tốt hơn. Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ văn hóa thông tin ở cơ sở tổ chức nhiều lớp tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ văn hóa thông tin cấp Quận, đặc biệt là cán bộ văn hóa thông tin cấp phường, góp phần nâng cao chất lượng quản lý và tổ chức các hoạt động văn hóa thông tin. Cần rà soát lại tiêu chuẩn cán bộ, công chức ở cấp phòng và cấp xã, phường để có kế hoạch đào tạo và đào tạo lại đáp ứng yêu cầu “chuẩn hóa”. Việc bố trí cán bộ phải hợp lý tránh tình trạng nơi thừa, nơi lại thiếu. Với địa bàn rộng, trải dài trên nhiều tuyến phố chính lại tập trung đông dân cư, với nhiều địa điểm công cộng rất dễ phát sinh các tệ nạn xã hội. Do vậy, việc phân bổ cán bộ làm công tác quản lý văn hóa ở các phường cần được phân bổ hợp lý, phù hợp với tình hình thực tế ở mỗi