CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH DIỄN BIẾN ĐƯỜNG BỜ THEO THỜI GIAN
3.3 Kết quả phân tích
3.3.4 So sánh diễn biến đường bờ theo từng phương pháp NDWI, MNDWI và AWEI 60 KẾT LUẬN
a) Khu vực tỉnh Bình Định Giai
đoạn
Diện tích xói (ha) Diện tích xói trung bình năm (ha)
NDWI MNDWI AWEI TB NDWI MNDWI AWEI TB
1988 -
1997 872 2283 2370 1842 97 254 263 205
1997 -
2001 401 378 479 419 100 95 120 105
2001 -
2010 288 707 2278 1091 32 79 253 121
2010 -
2017 58 930 72 353 8 133 10 50
Bảng 3.6: Diện tích xói lở khu vực tỉnh Bình Định theo từng phương pháp NDWI, MNDWI và AWEI (ha)
Hình 3.22: Diện tích xói lở tỉnh Bình Định qua các giai đoạn Giai
đoạn
Diện tích bồi (ha) Diện tích bồi trung bình năm (ha)
NDWI MNDWI AWEI TB NDWI MNDWI AWEI TB
1988 -
1997 453 302 452 402 50 34 50 45
1997 -
2001 383 1382 3463 1743 96 346 866 436
2001 -
2010 754 1153 880 929 84 128 98 103
2010 -
2017 2249 720 4884 2617 321 103 698 374
Bảng 3.7: Diện tích bồi lắng khu vực tỉnh Bình Định theo từng phương pháp NDWI, MNDWI và AWEI (ha)
Hình 3.23: Diện tích bồi lắng tỉnh Bình Định qua các giai đoạn
Từ kết quả ở trên cho thấy sự thay đổi đường bờ khu vực tỉnh Bình Định qua các giai đoạn như sau:
- Giai đoạn có diện tích xói lở lớn nhất theo trung bình cả ba phương pháp là giai đoạn 1988 – 1997, với diện tích là 1842 ha, trung bình 205 ha/năm. Giai đoạn có diện tích xói lở nhỏ nhất theo trung bình cả ba phương pháp là giai đoạn 2010 – 2017, với diện tích 353 ha, trung bình 50 ha/năm.
- Giai đoạn có diện tích bồi lắng lớn nhất theo trung bình cả ba phương pháp là giai đoạn 2010 – 2017, với diện tích 2617 ha, trung bình 374 ha/năm. Giai đoạn có diện tích bồi lắng nhỏ nhất theo trung bình cả ba phương pháp là giai đoạn 1988 – 1997, với diện tích 402 ha, trung bình 45 ha/năm.
- Giai đoạn 1988 – 1997: Diện tích xói lở theo phương pháp AWEI (2370 ha) là lớn nhất, nhỏ nhất là phương pháp NDWI (872 ha). Diện tích bồi lắng theo phương pháp NDWI và AWEI là lớn nhất và tương đương nhau (453ha ~ 452 ha).
- Giai đoạn 1997 – 2001: Diện tích xói lở theo phương pháp AWEI (479 ha) là lớn nhất, nhỏ nhất là phương pháp NDWI (401 ha). Diện tích bồi lắng theo phương pháp AWEI là lớn nhất (3463 ha), nhỏ nhất là phương pháp NDWI (383 ha).
- Giai đoạn 2001 – 2010: Diện tích xói lở theo phương pháp AWEI (2278 ha) là lớn nhất, nhỏ nhất là phương pháp NDWI (288 ha). Diện tích bồi lắng theo phương pháp MNDWI là lớn nhất (1153 ha), nhỏ nhất là phương pháp NDWI (754 ha).
- Giai đoạn 2010 – 2017: Diện tích xói lở theo phương pháp MNDWI (930 ha) là lớn nhất, nhỏ nhất là phương pháp NDWI (58 ha). Diện tích bồi lắng theo phương pháp AWEI là lớn nhất (4884 ha), nhỏ nhất là phương pháp MNDWI (720 ha).
b) Khu vực huyện Hoài Nhơn Giai
đoạn
Diện tích xói (ha) Diện tích xói trung bình năm (ha)
NDWI MNDWI AWEI TB NDWI MNDWI AWEI TB
1988 -
1997 205 298 110 204 23 33 12 23
1997 -
2001 85 120 212 139 21 30 53 35
2001 -
2010 65 58 182 102 7 6 20 11
2010 -
2017 14 308 20 114 2 44 3 16
Bảng 3.8: Diện tích xói lở huyện Hoài Nhơn theo từng phương pháp NDWI, MNDWI và AWEI (ha)
Hình 3.24: Diện tích xói lở huyện Hoài Nhơn qua các giai đoạn Giai
đoạn
Diện tích bồi (ha) Diện tích bồi trung bình năm (ha)
NDWI MNDWI AWEI TB NDWI MNDWI AWEI TB
1988 -
1997 54 54 60 56 6 6 7 6
1997 -
2001 93 84 264 147 23 21 66 37
2001 -
2010 237 275 276 263 26 31 31 29
2010 -
2017 199 55 285 180 28 8 41 26
Bảng 3.9: Diện tích bồi lắng huyện Hoài Nhơn theo từng phương pháp NDWI, MNDWI và AWEI (ha)
Hình 3.25: Diện tích bồi lắng huyện Hoài Nhơn qua các giai đoạn
Từ kết quả ở trên cho thấy sự thay đổi đường bờ huyện Hoài Nhơn qua các giai đoạn như sau:
- Giai đoạn có diện tích xói lở lớn nhất theo trung bình của ba phương pháp là giai đoạn 1988 – 1997, với diện tích 204 ha, trung bình 23 ha/năm. Giai đoạn có diện tích xói lở nhỏ nhất theo trung bình của ba phương pháp là giai đoạn 2001 – 2010, với diện tích 102 ha, trung bình 11 ha/năm. Tuy nhiên, diện tích xói trung bình năm lớn nhất là 35 ha/năm thuộc giai đoạn 1997 – 2001.
- Giai đoạn có diện tích bồi lắng lớn nhất theo trung bình của ba phương pháp là giai đoạn 2001 – 2010, với diện tích 263 ha, với diện tích bồi lắng trung bình 29 ha/năm. Giai đoạn có diện tích bồi lắng nhỏ nhất theo trung bình của ba phương pháp là giai đoạn 1988 – 1997, với diện tích 56 ha, trung bình 6 ha/năm.
- Giai đoạn 1988 – 1997: Diện tích xói lở theo phương pháp MNDWI (298 ha) là lớn nhất, nhỏ nhất là phương pháp AWEI (110 ha). Diện tích bồi lắng theo phương pháp AWEI là lớn nhất (60 ha) và 2 phương pháp NDWI và MNDWI là tương đương nhau (54 ha).
- Giai đoạn 1997 – 2001: Diện tích xói lở theo phương pháp AWEI (212 ha) là lớn nhất, nhỏ nhất là phương pháp NDWI (85 ha). Diện tích bồi lắng theo phương pháp AWEI là lớn nhất (264 ha), nhỏ nhất là phương pháp MNDWI (84 ha).
- Giai đoạn 2001 – 2010: Diện tích xói lở theo phương pháp AWEI (182 ha) là lớn nhất, nhỏ nhất là phương pháp MNDWI (58 ha). Diện tích bồi lắng theo phương pháp MNDWI và AWEI là lớn nhất và tương đương nhau (276 ha), nhỏ nhất là phương pháp NDWI (237 ha).
- Giai đoạn 2010 – 2017: Diện tích xói lở theo phương pháp MNDWI (308 ha) là lớn nhất, nhỏ nhất là phương pháp NDWI (14 ha). Diện tích bồi lắng theo phương pháp AWEI là lớn nhất (285 ha), nhỏ nhất là phương pháp MNDWI (55 ha).
c) Khu vực huyện Phù Mỹ Giai
đoạn
Diện tích xói (ha) Diện tích xói trung bình năm (ha)
NDWI MNDWI AWEI TB NDWI MNDWI AWEI TB
1988 -
1997 85 225 69 126 9 25 8 14
1997 -
2001 144 92 84 107 36 23 21 27
2001 -
2010 51 67 55 58 6 7 6 6
2010 -
2017 2 145 8 52 0 21 1 7
Bảng 3.10: Diện tích xói lở huyện Phù Mỹ theo từng phương pháp NDWI, MNDWI và AWEI (ha)
Hình 3.26: Diện tích xói lở huyện Phù Mỹ qua các giai đoạn Giai
đoạn
Diện tích bồi (ha) Diện tích bồi trung bình năm (ha)
NDWI MNDWI AWEI TB NDWI MNDWI AWEI TB
1988 -
1997 148 45 20 71 16 5 2 8
1997 -
2001 35 68 28 44 9 17 7 11
2001 -
2010 103 162 87 117 11 18 10 13
2010 -
2017 604 80 190 291 86 11 27 42
Bảng 3.11: Diện tích bồi lắng huyện Phù Mỹ theo từng phương pháp NDWI, MNDWI và AWEI (ha)
Hình 3.27: Diện tích bồi lằng huyện Phù Mỹ qua các giai đoạn
Từ kết quả ở trên cho thấy sự thay đổi đường bờ huyện Phù Mỹ qua các giai đoạn như sau:
- Giai đoạn có diện tích xói lở lớn nhất theo trung bình của ba phương pháp là giai đoạn 1988 – 1997, với diện tích 126 ha, trung bình 14 ha/năm. Giai đoạn có diện tích xói lở nhỏ nhất theo trung bình của ba phương pháp là giai đoạn 2010 – 2017, với diện tích 52 ha, trung bình 7 ha/năm. Tuy nhiên, diện tích xói trung bình năm lớn nhất là 27 ha/năm thuộc giai đoạn 1997 – 2001.
- Giai đoạn có diện tích bồi lắng lớn nhất theo trung bình của ba phương pháp là giai đoạn 2010 – 2017, với diện tích 291 ha, trung bình 42 ha/năm. Giai đoạn có diện tích bồi lắng nhỏ nhất theo trung bình của ba phương pháp là giai đoạn 1997 – 2001, với diện tích 44 ha, trung bình 11 ha/năm. Tuy nhiên, diện tích bồi lắng trung bình năm nhỏ nhất là 8 ha/năm thuộc giai đoạn 1988 – 1997.
- Giai đoạn 1988 – 1997: Diện tích xói lở theo phương pháp MNDWI (225 ha) là lớn nhất, nhỏ nhất là phương pháp AWEI (69 ha). Diện tích bồi lắng theo phương pháp NDWI là lớn nhất (148 ha), nhỏ nhất là phương pháp AWEI (20 ha).
- Giai đoạn 1997 – 2001: Diện tích xói lở theo phương pháp NDWI (144 ha) là lớn nhất, nhỏ nhất là phương pháp AWEI (84 ha). Diện tích bồi lắng theo phương pháp NDWI là lớn nhất (68 ha), nhỏ nhất là phương pháp AWEI (28 ha).
- Giai đoạn 2001 – 2010: Diện tích xói lở theo phương pháp MNDWI (67 ha) là lớn nhất, nhỏ nhất là phương pháp NDWI (51 ha). Diện tích bồi lắng theo phương pháp MNDWI là lớn nhất (162 ha), nhỏ nhất là phương pháp AWEI (87 ha).
- Giai đoạn 2010 – 2017: Diện tích xói lở theo phương pháp MNDWI (145 ha) là lớn nhất, nhỏ nhất là phương pháp NDWI (2 ha). Diện tích bồi lắng theo phương pháp NDWI là lớn nhất (604 ha), nhỏ nhất là phương pháp MNDWI (80 ha).
d) Khu vực huyện Phù Cát Giai
đoạn
Diện tích xói (ha) Diện tích xói trung bình năm (ha)
NDWI MNDWI AWEI TB NDWI MNDWI AWEI TB
1988 -
1997 99 282 546 309 11 31 61 34
1997 -
2001 42 58 71 57 11 15 18 14
2001 -
2010 59 64 120 81 7 7 13 9
2010 -
2017 3 148 12 54 0 21 2 8
Bảng 3.12: Diện tích xói lở huyện Phù Cát theo từng phương pháp NDWI, MNDWI và AWEI (ha)
Hình 3.28: Diện tích xói lở huyện Phù Cát qua các giai đoạn Giai
đoạn
Diện tích bồi (ha) Diện tích bồi trung bình năm (ha)
NDWI MNDWI AWEI TB NDWI MNDWI AWEI TB
1988 -
1997 35 53 46 45 4 6 5 5
1997 -
2001 52 221 1217 497 13 55 304 124
2001 -
2010 53 158 125 112 6 18 14 12
2010 -
2017 573 28 1477 693 82 4 211 99
Bảng 3.13: Diện tích bồi lắng huyện Phù Cát theo từng phương pháp NDWI, MNDWI và AWEI (ha)
Hình 3.29: Diện tích bồi lắng huyện Phù Cát qua các giai đoạn
Từ kết quả ở trên cho thấy sự thay đổi đường bờ huyện Phù Cát qua các giai đoạn như sau:
- Giai đoạn có diện tích xói lở lớn nhất theo trung bình của ba phương pháp là giai đoạn 1988 – 1997, với diện tích 309 ha, trung bình 34 ha/năm. Giai đoạn có diện tích xói lở nhỏ nhất theo trung bình của ba phương pháp là giai đoạn 2010 – 2017, với diện tích 54 ha, trung bình 8 ha/năm.
- Giai đoạn có diện tích bồi lắng lớn nhất theo trung bình của ba phương pháp là giai đoạn 2010 – 2017, với diện tích 693 ha, trung bình 99 ha/năm. Giai đoạn có diện tích bồi lắng nhỏ nhất theo trung bình của ba phương pháp là giai đoạn 1988 – 1997, với diện tích 45 ha, trung bình 5 ha/năm. Tuy nhiên, diện tích bồi lắng trung bình năm lớn nhất là 124 ha/năm thuộc giai đoạn 1997 – 2001.
- Giai đoạn 1988 – 1997: Diện tích xói lở theo phương pháp AWEI (546 ha) là lớn nhất, nhỏ nhất là phương pháp NDWI (99 ha). Diện tích bồi lắng theo phương pháp MNDWI là lớn nhất (53 ha), nhỏ nhất là phương pháp NDWI (35 ha).
- Giai đoạn 1997 – 2001: Diện tích xói lở theo phương pháp AWEI (71 ha) là lớn nhất, nhỏ nhất là phương pháp NDWI (42 ha). Diện tích bồi lắng theo phương pháp AWEI là lớn nhất (1217 ha), nhỏ nhất là phương pháp NDWI (52 ha).
- Giai đoạn 2001 – 2010: Diện tích xói lở theo phương pháp NDWI (59 ha) là lớn nhất, nhỏ nhất là phương pháp AWEI (120 ha). Diện tích bồi lắng theo phương pháp MNDWI là lớn nhất (158 ha), nhỏ nhất là phương pháp NDWI (53 ha).
- Giai đoạn 2010 – 2017: Diện tích xói lở theo phương pháp MNDWI (148 ha) là lớn nhất, nhỏ nhất là phương pháp NDWI (3 ha). Diện tích bồi lắng theo phương pháp AWEI là lớn nhất (1477 ha), nhỏ nhất là phương pháp MNDWI (28 ha).
e) Khu vực huyện Tuy Phước Giai
đoạn
Diện tích xói (ha) Diện tích xói trung bình năm (ha)
NDWI MNDWI AWEI TB NDWI MNDWI AWEI TB
1988 -
1997 384 1102 1480 989 43 122 164 110
1997 -
2001 48 36 11 32 12 9 3 8
2001 -
2010 55 459 1812 775 6 51 201 86
2010 -
2017 22 140 15 59 3 20 2 8
Bảng 3.14: Diện tích xói lở huyện Tuy Phước theo từng phương pháp NDWI, MNDWI và AWEI (ha)
Hình 3.30: Diện tích xói lở huyện Tuy Phước qua các giai đoạn Giai
đoạn
Diện tích bồi (ha) Diện tích bồi trung bình năm (ha)
NDWI MNDWI AWEI TB NDWI MNDWI AWEI TB
1988 -
1997 29 74 56 53 3 8 6 6
1997 -
2001 92 834 1792 906 23 209 448 227
2001 -
2010 101 157 105 121 11 17 12 13
2010 -
2017 255 393 1956 868 36 56 279 124
Bảng 3.15: Diện tích bồi lắng huyện Tuy Phướctheo từng phương pháp NDWI, MNDWI và AWEI (ha)
Hình 3.31: Diện tích bồi lắng huyện Tuy Phước qua các giai đoạn
Từ kết quả ở trên cho thấy sự thay đổi đường bờ huyện Tuy Phước qua các giai đoạn như sau:
- Giai đoạn có diện tích xói lở lớn nhất theo trung bình của ba phương pháp là giai đoạn 1988 – 1997, với diện tích 989 ha, trung bình 110 ha/năm. Giai đoạn có diện tích xói lở nhỏ nhất theo trung bình của ba phương pháp là giai đoạn 1997 – 2001, với diện tích 32 ha, trung bình 8 ha/năm.
- Giai đoạn có diện tích bồi lắng lớn nhất theo trung bình của ba phương pháp là giai đoạn 1997 – 2001, với diện tích 906 ha, trung bình 227 ha/năm. Giai đoạn có diện tích bồi lắng nhỏ nhất theo trung bình của ba phương pháp là giai đoạn 1988 – 1997, với diện tích 53 ha, trung bình 6 ha/năm.
- Giai đoạn 1988 – 1997: Diện tích xói lở theo phương pháp AWEI (1480 ha) là lớn nhất, nhỏ nhất là phương pháp NDWI (384 ha). Diện tích bồi lắng theo phương pháp MNDWI là lớn nhất (74 ha), nhỏ nhất là phương pháp NDWI (29 ha).
- Giai đoạn 1997 – 2001: Diện tích xói lở theo phương pháp NDWI (48 ha) là lớn nhất, nhỏ nhất là phương pháp AWEI (11 ha). Diện tích bồi lắng theo phương pháp AWEI là lớn nhất (1792 ha), nhỏ nhất là phương pháp NDWI (92 ha).
- Giai đoạn 2001 – 2010: Diện tích xói lở theo phương pháp AWEI (1812 ha) là lớn nhất, nhỏ nhất là phương pháp NDWI (55 ha). Diện tích bồi lắng theo phương pháp MNDWI là lớn nhất (157 ha), nhỏ nhất là phương pháp NDWI (101 ha).
- Giai đoạn 2010 – 2017: Diện tích xói lở theo phương pháp MNDWI (140 ha) là lớn nhất, nhỏ nhất là phương pháp AWEI (15 ha). Diện tích bồi lắng theo phương pháp AWEI là lớn nhất (1956 ha), nhỏ nhất là phương pháp MNDWI (255 ha).
f) Khu vực huyện Thành phố Quy Nhơn Giai
đoạn
Diện tích xói (ha) Diện tích xói trung bình năm (ha)
NDWI MNDWI AWEI TB NDWI MNDWI AWEI TB
1988 -
1997 98 376 165 213 11 42 18 24
1997 -
2001 82 72 100 85 21 18 25 21
2001 -
2010 58 59 109 75 6 7 12 8
2010 -
2017 16 190 17 74 2 27 2 11
Bảng 3.16: Diện tích xói lở thành phố Quy Nhơn theo từng phương pháp NDWI, MNDWI và AWEI (ha)
Hình 3.32: Diện tích xói lở thành phố Quy Nhơn qua các giai đoạn Giai
đoạn
Diện tích bồi (ha) Diện tích bồi trung bình năm (ha)
NDWI MNDWI AWEI TB NDWI MNDWI AWEI TB
1988 -
1997 187 77 270 178 21 9 30 20
1997 -
2001 111 174 163 149 28 44 41 37
2001 -
2010 260 402 287 316 29 45 32 35
2010 -
2017 617 164 975 585 88 23 139 84
Bảng 3.17: Diện tích bồi lắng thành phố Quy Nhơn theo từng phương pháp NDWI, MNDWI và AWEI (ha)
Hình 3.33: Diện tích bồi lắng thành phố Quy Nhơn qua các giai đoạn
Từ kết quả ở trên cho thấy sự thay đổi đường bờ thành phố Quy Nhơn qua các giai đoạn như sau:
- Giai đoạn có diện tích xói lở lớn nhất theo trung bình của ba phương pháp là giai đoạn 1988 – 1997, với diện tích 213 ha, trung bình 24 ha/năm. Giai đoạn có diện tích xói lở nhỏ nhất theo trung bình của ba phương pháp là giai đoạn 2001 – 2010, với diện tích 75 ha, trung bình 8 ha/năm.
- Giai đoạn có diện tích bồi lắng lớn nhất theo trung bình của ba phương pháp là giai đoạn 2010 – 2017, với diện tích 585 ha, trung bình 84 ha/năm. Giai đoạn có diện tích bồi lắng nhỏ nhất theo trung bình của ba phương pháp là giai đoạn 1997 – 2001, với diện tích 149 ha, trung bình 37 ha/năm. Tuy nhiên, diện tích bồi lắng trung bình năm nhỏ nhất là 20 ha/năm thuộc giai đoạn 1988 – 1997.
- Giai đoạn 1988 – 1997: Diện tích xói lở theo phương pháp MNDWI (376 ha) là lớn nhất, nhỏ nhất là phương pháp NDWI (98 ha). Diện tích bồi lắng theo phương pháp AWEI là lớn nhất (270 ha), nhỏ nhất là phương pháp MNDWI (77 ha).
- Giai đoạn 1997 – 2001: Diện tích xói lở theo phương pháp AWEI (100 ha) là lớn nhất, nhỏ nhất là phương pháp MNDWI (72 ha). Diện tích bồi lắng theo phương pháp MNDWI là lớn nhất (174 ha), nhỏ nhất là phương pháp NDWI (11 ha).
- Giai đoạn 2001 – 2010: Diện tích xói lở theo phương pháp AWEI (109 ha) là lớn nhất, nhỏ nhất là phương pháp NDWI (58 ha). Diện tích bồi lắng theo phương pháp MNDWI là lớn nhất (402 ha), nhỏ nhất là phương pháp NDWI (260 ha).
- Giai đoạn 2010 – 2017: Diện tích xói lở theo phương pháp MNDWI (190 ha) là lớn nhất, nhỏ nhất là phương pháp NDWI (16 ha). Diện tích bồi lắng theo phương pháp AWEI là lớn nhất (975 ha), nhỏ nhất là phương pháp MNDWI (164 ha).
KẾT LUẬN
Tình hình xói lở và bồi lắng khu vực ven bờ biển tỉnh Bình Định giai đoạn 1975 – 2017 diễn ra phức tạp. Quá trình xói lở và bồi tụ luôn đan xen với nhau trong từng thời kỳ. Trong đó, khu vực đầm Thị Nại tại huyện Tuy Phước và thành phố Quy Nhơn có diện tích bồi lắng và xói lở nhiều nhất. Tại các cửa Tam Quan, cửa sông Lại Giang và cửa Đê Gi cũng có sự biến động về đường bờ lớn.
Việc sử dụng ảnh vệ tinh Landsat và kỹ thuật GIS bằng các phương pháp làm nổi bật đường bờ trong nghiên cứu cho kết quả đáng tin cậy. 13 bản đồ diễn biến đường bờ theo thời gian đã được thiết lập cho khu vực tỉnh Bình Định theo ba phương pháp.
Những kết quả này sẽ cung cấp thêm tổng quan chung về xu hướng vận chuyển bùn cát, tài liệu phục vụ cho mô phỏng và kiểm định các bài toán về diễn biến hình thái phục vụ cho thiết kế kỹ thuật các công trình, quản lý tài nguyên khu vực tỉnh Bình Định từ quá khứ đến hiện tại và tương lai.
KIẾN NGHỊ
Để nâng cao mức độ tin cậy của kết quả diễn biến đường bờ biển trong luận văn này, thì cần tiếp tục có những nghiên cứu sâu hơn, đầy đủ chi tiết hơn và đặc biệt là yêu cầu về xác định các yếu tố có ảnh hưởng đến thay đổi đường bờ (như ảnh hưởng của các công trình ven biển, sự thay đổi của thảm thực vật ven biển, sử dụng đất, chế độ thủy triều, sóng …..).
Cần lắp đặt các trạm quan trắc ven biển, đặt biệt là tại các vị trí cửa sông để kết quả kiểm chứng và dự báo được chính xác hơn.