3. Các giải pháp cơ bản nhằm đa dạng hoá sản phẩm nước ép trái cây tại Công ty Cổ phần Thăng Long
3.3. Giải pháp lựa chọn và ổn định nguồn ngyên liệu
3.3.1. Cơ sở lý luận
Nguyên liệu cũng là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến sự thành bại đối với nhiều công ty. Không ít doanh nghiệp do không xác định rõ nguồn nguyên liệu nên sau khi xây dựng doanh nghiệp hoặc đầu tư dây chuyền sản xuất đã gặp phải các tình trạng như không đủ nguyên liệu để sản xuất hoặc phải mua nguyên liệu từ những nơi khác với chi phí cao (Cụ thể như nhiều nhà máy sản xuất đường hiện nay của Việt Nam), làm cho quá trình sản xuất kinh doanh kém hiệu quả vì không đủ nguyên liệu, công suất máy móc thiết bị không được khai thác hiệu quả; hoặc sản phẩm có khả năng cạnh tranh thấp do chất lượng sản phẩm thấp và giá thành cao.
3.3.2.Cơ sở thực tiễn
Nguyên liệu của Vang Thăng Long chủ yếu được mua thông qua các đại lý thu mua. Do đó, Công ty luôn phải mua nguyên liệu với giá khá cao so với giá gốc. Điều này ảnh hưởng lớn đến giá thành sản phẩm. Ngoài ra, Công ty không chủ động trong việc đảm bảo ổn định nguồn nguyên liệu cho sản xuất. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, Công ty cần chú trọng đến nguồn nguyên liệu. Đặc biệt, sản xuất nước ép trái cây đòi hỏi phải sử dụng nhiều loại nguyên liệu nông nghiệp. Những sản phẩm này phụ thuộc lớn vào điều kiện tự nhiên, không dự trữ được trong thời gian dài, do vậy xây dựng vùng nguyên liệu là một trong những giải pháp quan trọng đảm bảo tính chủ động và hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty, nhất là khi thực hiện chiến lược đa dạng hoá sản phẩm nước ép trái cây.
3.3.3.Biện pháp thực hiện
a, Giai đoạn 1: Lựa chọn vùng nguyên liệu
Theo định hướng về chủng loại sản phẩm trên đây, các nguyên liệu quả chính cho quá trình sản xuất nước ép trái cây là cam, chanh, chanh leo, táo, dâu tây, vải, ổi, nho, dứa, mãng cầu, cà chua... Hiện tại, quá trình sản xuất Vang của Công ty đang sử dụng những loại nguyên liệu như dứa, táo mèo, nho, vải, mơ, mận, dâu. Như vậy, trước mắt, Công ty có thể tận các kênh
nguyên liệu dứa, nho, vải, dâu để sản xuất nước ép trái cây. Lựa chọn được vùng nguyên liệu thích hợp là một vấn đề hết sức quan trọng với hoạt động đa dạng hoá của Công ty.
Bước 1: Các tiêu chí lựa chọn vùng nguyên - Chất lượng nguyên liệu tốt
- Giá mua nguyên liệu thấp - Chi phí thu mua thấp
- Tiết kiệm chi phí vận chuyển
Vùng nguyên liệu được lựa chọn cần thoả mẫn tốt nhất các tiêu chí lựa chọn nêu trên.
Bước 2: Các phương án lựa chọn vùng nguyên liệu Bảng 23. Các vùng nguyên liệu chính
STT Loại quả Vùng nguyên liệu
1 Dứa Thanh Hoá, Ninh Bình
2 Vải Hải Dương, Nam Hà
3 Nho Phan Rang, Ninh Thuận
4 Cam Vinh, Hà Giang
5 Chanh Nhiều vùng
6 Táo Lạng Sơn, Trung Quốc
7 Dâu tây Đà Lạt, nhập khẩu
(Nguồn: Tự tổng hợp, 2005)
Bước 3: Đánh giá các phương án lựa chọn vùng nguyên liệu
Bảng 24. Đánh giá các phương án lựa chọn vùng nguyên liệu
Đánh giá
TT Loại
quả
Vùng
nguyên liệu Chất lượng nguyên liệu
Sản lượng cung cấp bình quân/năm
Giá mua Chi phí thu mua
Chi phí vận chuyển
Thanh Hoá Thấp hơn Cao hơn Cao hơn
1 Dứa
Ninh Bình
Tốt ngang
nhau Lớn hơn Ngang nhau Thấp hơn Thấp hơn Hải Dương Tốt hơn Lớn hơn Cao hơn Thấp hơn Thấp hơn 2 Vải
Nam Hà Kém hơn Thấp hơn Thấp hơn Cao hơn Cao hơn
Phan Rang Lớn hơn Thâp hơn Thấp hơn Thấp hơn
3 Nho
Ninh Thuận
Tốt ngang
nhau Thấp hơn Cao hơn Cao hơn Cao hơn
Vinh Tốt hơn Lớn hơn Cao hơn Thấp hơn Thấp hơn
4 Cam
Hà Giang Thấp hơn Thấp hơn Thấp hơn Cao hơn Cao hơn Lạng Sơn Tốt hơn Thấp hơn Thấp hơn Thấp hơn Thấp hơn 6 Táo
Trung Quốc Thấp hơn Lớn hơn Cao hơn Cao hơn Cao hơn Đà Lạt Thấp hơn Thấp hơn Thấp hơn Thấp hơn Thấp hơn 7 Dâu
tây Nhập khẩu Cao hơn Lớn hơn Cao hơn Cao hơn Cao hơn
(Nguồn: Tự tổng hợp, 2005) Bước 4: Lựa chọn vùng nguyên liệu
Thông qua việc đáng giá các phương án lựa chọn vùng nguyên liệu, phương án được lựa chọn cần thỏa mãn tốt nhất các tiêu chí lựa chọn đã đưa ra. Phương án vùng nguyên liệu tối ưu nhất cho hoạt động đa dạng hoá của Công ty là:
Bảng 25. Phương án vùng nguyên liệu được lựa chọn TT Loại quả Vùng
nguyên liệu
Sản lượng cung cấp bình quân năm (ĐV: Tấn)
Giá mua bình quân (ĐV: Tr đồng/tấn)
1 Dứa Ninh Bình 10.000 1,5
2 Vải Hải Dương 8.000 2
3 Nho Phan Rang 5.000 6
4 Cam Vinh 9.000 4,5
5 Táo Lạng Sơn 8.500 1,5
6 Dâu tây Đà Lạt 2.000 9
(Nguồn: Tự tổng hợp, 2005) Giai đoạn 2: Ổn định vùng nguyên liệu
Sau khi đã lựa chọn được vùng nguyên liệu thích hợp cho quá trình đa dạng hoá sản phẩm nước ép trái cây, Công ty cũng cần chú ý đến việc bảo đảm ổn định vùng nguyên liệu. Để ổn định vùng nguyên liệu, Công ty cần xây dựng mối liên kết chặt chẽ với vùng nguyên liệu hoặc có thể xây dựng vùng nguyên liệu riêng cho Công ty. Đó là việc xây dựng mối liên kết ngành theo chiều dọc. Liên kết ngành theo chiều dọc giúp các doanh nghiệp tiết kiệm chi phí, rút ngắn thời gian của quá trình sản xuất và đặc biệt là tăng cường tính chủ động của doanh nghiệp. Trên thực tế, công ty chưa xây dựng được vùng nguyên liệu riêng cho mình, mối liên kết của Công ty với các vùng nguyên liệu cũng chưa chặt chẽ. Hình thức thu mua nguyên liệu chủ yếu của Công ty là qua các nhà buôn. Hình thức này sẽ gây ra nhiều bất lợi cho Công ty như nguy cơ bị ép giá, tính chủ động trong sản xuất kinh doanh kém do bị phụ thuộc vào các nhà buôn. Như vậy biện pháp quan trọng nhất về mặt nguyên vật liệu để Công ty có thể đa dạng hoá sản phẩm nước ép trái cây là phải xây dựng được vùng nguyên liệu riêng cho Công ty. Để xây dựng được vùng nguyên liệu riêng, trước hết Công ty cần thiết lập một bộ phận riêng chuyên đảm trách công tác phát triển vùng nguyên liệu. Tiếp đó, Công ty cần đảm bảo đủ nguồn lực về tài chính, thiết bị... cho công tác phát triển vùng nguyên liệu.
Và cuối cùng, biện pháp quan trọng nhất là Công ty cần xây dựng các chính sách ưu đãi hợp lý cho vùng nguyên liệu để đảm bảo ổn định vùng nguyên liệu. Các vùng nguyên liệu của Công ty chủ yếu sẽ tập trung trong nước do Việt Nam có nguồn trái cây rất phong phú, đa dạng với khối lượng lớn.