CHẾ TẠO VÀ LẮP GHÉP ĐƯỜNG ỐNG KHÍ ĐỘNG

Một phần của tài liệu Thiết kế chế tạo ống khí động vòng kín cỡ nhỏ và hệ thống cân khí động sáu thành phần (Trang 26 - 35)

5.1. Buồng thử

Như đã trình bày ở các phần trước, buồng thử được làm dạng hộp chữ nhật với 4 thanh thép V chạy dọc để đỡ kính. 2 mặt V 2 đầu giúp lắp ghép buồng thử vào đầu ra nón thu và đầu vào ống phân kì nhỏ.

Mặt trước buồng thử làm dạng cửa trong suốt, có thể mở lên/xuống. Mặt trên, mặt đáy và mặt hông còn lại làm bằng kính trong suốt dày 4mm. Mặt đáy còn được khoét lỗ để đặt cân khí động 6 thành phần.

Hình 5.1 Mặt trước của buồng thử được làm trong suốt, dạng cửa có thể mở lên/xuống

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Văn Đức Hướng dẫn: TS. Phan Thành Long 15

Hình 5.2 Phần đáy của buồng thử cùng với cơ cấu cân khí động.

Hình 5.3 Buồng thử cùng với các thiết bị đo đạc và mẫu thử bên trong.

Chi tiết về mô hình xe, cân khí động 6 thành phần và chương trình đo cùng các loại cảm biến sẽ được trình bày trong những phần sau.

5.2. Các ống phân kì

Thành các ống phân kì được bọc bằng tole dày 0.3mm, mặt phía trong được sơn trơn sẵn. 4 thanh sắt chạy dọc theo 4 cạnh của ống giúp cố định khung thân, các tấm tole và 2 mặt ghép ở 2 đầu.

Ở vị trí các mối ghép tole cũng như ở các góc của ống phân kì được làm kín bằng keo silicon.

Hình 5.4 Ống phân kì trong quá trình chế tạo.

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Văn Đức Hướng dẫn: TS. Phan Thành Long 16

Hình 5.5 Ống phân kì sau khi hoàn thiện.

5.3. Ống chuyển hướng

Với các ống chuyển hướng, ta bắt đầu chế tạo từ các cánh hướng dòng. Phần khung xương của các cánh được làm bằng bìa formex dày, các xương gắn liên kết với nhau nhờ 4 xương liên kết. Bên ngoài khung xương là các tấm tole bọc kín.

Hình 5.6 Các tấm xương được cắt theo biên dạng và khung xương được ghép từ nhiều tấm xương.

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Văn Đức Hướng dẫn: TS. Phan Thành Long 17

Hình 5.7 Các cánh nắn dòng sau khi đã hoàn thiện

Hình 5.8 Ở các mép gắp các pát chữ L để định vị vào trong ống chuyển hướng.

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Văn Đức Hướng dẫn: TS. Phan Thành Long 18

Hình 5.9 Các cánh được định vị trong phần vỏ ống chuyển hướng.

Ở các mép đầu của cánh ta gắn các pát chữ L (định vị vào cánh bằng rivet). Các pát chữ L này giúp cố định vị trí của các cánh nắn dòng trong đường ống cũng như tăng độ cứng vững cho các ống chuyển hướng.

5.4. Quạt

Quạt được dẫn động từ động cơ điện 3 pha, dẫn động thông qua dây đai. Tốc độ của quạt có thể điều chỉnh được thông qua bộ biến tần. Ở 2 mặt quạt ta làm các ống nối để chuyển từ tiết diện tròn sang tiết diện chữ nhật và ngược lại.

Quạt sử dụng là loại quạt hướng trục dùng trong công nghiệp, dẫn động bằng động cơ điện ba pha qua cơ cấu dây đai. Quạt có công suất 2 kW cùng lưu lượng tối đa đạt 39600 m3/h.

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Văn Đức Hướng dẫn: TS. Phan Thành Long 19

Hình 5.10 Mặt nối vuông – tròn vào quạt.

Hình 5.11 Quạt

Tốc độ gió (tốc độ của động cơ điện) được điều khiển thông qua biến tần 3 pha.

Biến tần này điều khiển tần số dòng điện đưa vào động cơ, thông qua đó gián tiếp làm thay đổi tốc độ quay của quạt.

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Văn Đức Hướng dẫn: TS. Phan Thành Long 20

Hình 5.12 Biến tần sử dụng để thay đổi tốc độ quạt 5.5. Buồng ổn định

Cấu trúc tổ ong được chế tạo bằng cách dập các dải tole thành dạng sóng. Giữa các lớp sóng tole được chèn 1 dải tole phẳng để tạo thành tiết diện mong muốn.

Hình 5.13 Các sóng tole

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Văn Đức Hướng dẫn: TS. Phan Thành Long 21

Hình 5.14 Các sóng tole

Hình 5.15 Cấu trúc tổ ong và buồng ổn định sau khi hoàn thành

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Văn Đức Hướng dẫn: TS. Phan Thành Long 22

5.6. Nón phễu

Nón phễu được chế tạo bằng các tấm tole bắn cố định theo các khung xương được uốn theo biên dạng.

Hình 5.16 Nón phễu sau khi hoàn thành

Hình 5.17 Tổng quan đường ống sau khi hoàn thành

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Văn Đức Hướng dẫn: TS. Phan Thành Long 23

Một phần của tài liệu Thiết kế chế tạo ống khí động vòng kín cỡ nhỏ và hệ thống cân khí động sáu thành phần (Trang 26 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)