Nền kinh tế nói chung

Một phần của tài liệu Đánh giá ngập lụt hạ lưu sông trà câu có xét đến biến đổi khí hậu (Trang 51 - 54)

CHƯƠNG 2: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ DÂN SINH KINH TẾ KHU VỰC NGHIÊN CỨU

2.10. Điều kiện kinh tế xã hội

2.10.1. Nền kinh tế nói chung

Tổng giá trị sản xuất trên địa bàn huyện (Go) (tính theo giá so sánh năm 2010) năm 2018 là 8.081 tỷ đồng, tăng 20,5% so với cùng kỳ năm 2017. Trong đó: Nông- Lâm-Ngư nghiệp: 767 tỷ đồng, tăng 8,03%: CN-XD: 3.636 tỷ đồng tăng 22,5%; TM- DV: 3.678 tỷ đồng tăng 21,5% so với cùng kỳ năm 2017.

Tổng giá trị sản xuất (Go) (tính theo giá thực tế) cuối năm 2018 là 10.213 tỷ

đồng. Trong đó: Giá trị Nông-Lâm-Ngư nghiệp: 1.518 tỷ đồng: CN-XD: 4.256 tỷ

đồng; TM-DV: 4.439 tỷ đồng.

2. Huyện Ba Tơ

Tống giá trị sản xuất tăng 6 - 7% (giá so sánh 2010);

Cơ cấu kinh tế: Nông - lâm - thủy sản: 59,18%; công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp - xây dựng: 26,45%; thương mại - dịch vụ: 14,37%;

Giá trị sản xuất bình quân đầu người: 21,56 triệu đồng/người/năm (giá so sánh 2010); 28,39 triệu đồng/người/năm (giá hiện hành);

0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100

1975 1980 1985 1990 1995 2000 2005 2010 2015 2020

H (cm)

Năm

MỰC NƯỚC CHÂN TRIỀU MÙA LŨ X-XII TRẠM QUY NHƠN

Hmin(X-XII) Linear (Hmin(X-XII))

3. Huyện Đức Phổ

Tổng giá trị sản xuất (giá so sánh năm 2010) đạt 14.060,9 tỷ đồng, tỷ lệ tăng trưởng kinh tế là 18%, trong đó: Nông, lâm nghiệp và thủy sản là 3,5%; Công nghiệp và xây dựng là 20,4%; Dịch vụ là 23,1%;

Cơ cấu ngành kinh tế; Công nghiệp - xây dựng 43,4%; thương mại - dịch vụ 39,1%; nông, lâm nghiệp và thủy sản 17,5%;

Bình quân giá trị sản xuất/người: 55 triệu đồng;

Bảng 2.24. Tổng sản phẩm trên địa bàn theo giá thực tế

Đơn vị tính: triệu đồng TT Ngành kinh tế Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

1 Nông lâm nghiệp 5.403.508 5.737.671 6.582.284 7.316.019 2 Thủy sản 2.380.927 2.528.168 2.900.326 3.223.630 3 Công nghiệp khai

thác mỏ 88.358 64.665 113.778 223.444

4 Công nghiệp chế biến 24.576.615 32.148.645 33.186.161 30.083.148 5 SX, phân phối điện,

khí đốt, nước 246.868 412.978 431.068 484.502

6 Xây dựng 1.932.707 1.852.465 2.278.566 2.418.946 7 TN, SC xe có động

cơ, mô tô, xe máy 2.629.427 3.054.141 3.549.583 3.905.723 8 Khách sạn, nhà hàng 1.950.297 2.243.729 25.725.415 2.854.888 9 Vận tải, kho bãi và

thông tin liên lạc 1.176.650 1.453.366 1.682.712 1.985.971 10 Tài chính, tín dụng 24.722 270.819 319.943 347.209 11 HĐ khoa học và công

nghệ 28.257 63.367

12 HĐ kinh doanh tài

sản và DV tư vấn 1.692.524 1.942.059 2.437.095 2.725.774 13 Giáo dục và đào tạo 705.016 838.730 914.594 991.432

14 Y tế 175.329 216.710 243.170 262.284

15 HĐ văn hóa và thông

tin 95.601 115.655 137.267 157.838

TT Ngành kinh tế Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 16 HĐ Đảng, đoàn thể

và hiệp hội 587.271 731.329 818.032 864.941

17 HĐ phục vụ cá nhân

và công đồng 171.152 243.245 314.398 364.629

18 Thuế nhập khẩu 30.765 24.992 49.962 59.045

Tổng cộng 43.895.994 53.879.367 81.684.354 58.332.790 (Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Quảng Ngãi năm 2015) 2.10.2. Thiệt hại do lũ gây ra một số năm gần đây

Hàng năm khi mùa mưa lũ về, lũ ngoài sông cùng mưa trong đồng gây ngập lụt trên diện rộng ở các huyện Mộ Đức, Đức Phổ.

Trong thời kỳ lũ chính vụ từ tháng X đến tháng XI, khu vực bị ngập từ 1.774  3.851 ha, với độ sâu bị ngập từ 14 m, thời gian kéo dài từ 3  4 ngày. Ngập sâu nhất là vùng hạ lưu sông Trà Câu, sông Thoa, ngập sâu trên 3 m. Diện ngập rộng và sâu, thời gian kéo dài nên trong thời gian này không sản xuất nông nghiệp được, giao thông đi lại cũng như cuộc sống của người dân bị ảnh hưởng. Thiệt hại có năm lên tới gần 5 ngàn tỷ đồng (trận lũ tháng 11 năm 2009, thiệt hại toàn tỉnh ước tính 4.465 tỷ đồng).

Các nguyên nhân gây úng chủ yếu là do nước lũ từ sông tràn vào ruộng, do mưa nội đồng, do việc đầu tư xây dựng các khu dân cư, đường giao thông và các cụm công nghiệp hàng loạt làm giảm khả năng tiêu thoát lũ và một phần do thiếu công trình tiêu thoát.

Lũ năm 1999, 2009 và 2013 là các năm lũ đặc biệt lớn xảy ra ở tỉnh Quảng Ngãi.

Theo báo cáo thiệt hại do lũ gây ra trong năm 1999, toàn tỉnh Quảng Ngãi đã có 108 người bị chết và mất tích, số người bị thương lên tới 418 người, 13.000 ngôi nhà bị hư hỏng, gần 4.176 ngôi nhà bị sập, bị trôi, 684 phòng học bị thiệt hại, hư hỏng. Ước tính tổng thiệt hại trong năm này tới 505 tỷ đồng.

2.10.3. Nhận xét về hiện trạng phát triển kinh tế xã hội

Khu vực nghiên cứu nằm giữa tuyến Quốc lộ 1A, đường sắt Bắc Nam và trục Quốc lộ 24 nên tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế hàng hoá và giao lưu Quốc tế. Cơ sở hạ tầng còn yếu kém và chưa đồng bộ đặc biệt là giao thông, thuỷ lợi.

Nhìn chung kinh tế trong lưu vực trong những năm qua đã và đang từng bước phát triển, đã chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Điều này yêu cầu công tác phát triển nguồn nước cần có những quy hoạch mới như: Chỉnh trị sông, thoát lũ, tiêu úng nhằm đưa ra các giải pháp kịp thời đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế và xã hội trong vùng.

Một phần của tài liệu Đánh giá ngập lụt hạ lưu sông trà câu có xét đến biến đổi khí hậu (Trang 51 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)