5.1: Hướng dẫn cách sử dụng 5.1.1 Kiểm tra máy trước vận hành
Trước khi vận hành máy ta cần kiểm tra hỏng hóc của máy. Thông thường các bộ phận dễ bị hỏng hóc như bánh răng, xích, dây đai, then, các ổ bi và một số bộ phận khác cần được kiểm tra kĩ để đảm bảo an toàn khi sử dụng.
5.1.2 Chạy thử máy
Sau khi kiểm tra máy xong, đảm bảo không xảy ra hỏng hóc ta tiến hành chạy máy không tải. Điều này nhằm một lần nữa kiểm tra xem các chi tiết có hoạt động bình thường hay không, sau đó mới tiến hành chạy máy công tác.
5.1.3 Chạy máy
Sau khi hoàn thành các bước kiểm tra ta bắt đầu vào quá trình chạy máy làm việc.
Để tiến hành uốn ta cần xác định biên dạng của phôi cần uốn qua đó chọn được con lô có biên dạng phù hợp (thép ống , thép hộp, tấm…)
Tiếp theo cần tính toán bán kính uốn cần thiết của chi tiết cần gia công để biết được hành trình đi xuống của trục chứa lô giữa là bao nhiêu và chiều dài cần thiết của phôi để đạt đến bán kính như yêu cầu.
Tính toán xác định số lần uốn cần thiết để đạt được bán kính mong muốn. Sau đó tiến hành uốn :
Đầu tiên cần đưa trục giữa về vị trí cao nhất đủ để đưa phôi vào qua khe hở giữa 3 lô; bằng cách vặn cơ cấu tạo lực uốn cho vít me đi lên (ở đây đai ốc đứng yên) kéo theo trục giữa đi lên. Tiếp theo đưa phôi vào vị trí giữa khe hở 3 lô.
Cho vitme đi xuống kéo theo trục giữa đi xuống; lúc này lô ở giữa tác dụng lên phôi 1 lực uốn đủ lớn làm thay đổi bán kinh của phôi. Bật động cơ để máy chạy hết chiều dài của phôi. Đảo chiều chuyển động để phôi di chuyển về vị trí ban đầu (lưu ý pai để máy dừng trước khi đảo chiều tránh trường hợp cháy động cơ).
Lúc này, sau 1 lần uốn phôi đã được uốn tới 1 bán kính cong nhất định nhưng còn lớn hơn rất nhiều so với bán kính yêu cầu. Ta tiếp tục tiến hành uốn lần 2, lần 3….cho tới lúc đạt được bán kính mong muốn.
DUT.LRCC
Quá trình uốn các lần sau tương tự như lần đầu và sau mối lần uốn ta lại tác dụng 1 lực để làm thay đổi bán kính cong của phôi.
5.1.4 Dừng máy và kiểm tra
Sau khi đã uốn phôi đạt được bán kính mong muốn ta ngừng máy, tắt động cơ, đợi máy dừng hẳn rồi tháo chi tiết ra bằng cách cho vitme đi lên kéo theo trục và lô giữa di chuyển lên trên. Khi đã đạt được độ hở đủ để tháo phôi thì lấy phôi ra và tiến hành kiểm tra.
Kiểm tra chi tiết sau gia công là bước quan trọng. Ở đây ta cần xem chi tiết đã đạt được kích thước (bán kính uốn) như yêu cầu hay chưa, trên chi tiết có xuất hiện lỗi như nứt nẻ hay móp méo hay không, nếu phát hiện lỗi cần sửa chữa và khắc phục ngay trước khi đưa chi tiết vào sử dụng.
5.2 Hướng dẫn bảo trì sửa chữa
- Các dạng hỏng thường gặp và cách khắc phục
Sau thời gian vận hành sử dụng máy móc sẽ xuất hiện các lỗi và hỏng hóc có thể gây nguy hiểm hoặc ảnh hưởng tới quá trình sản xuất. Ở đây lỗi thường gặp nhất là trượt dây đai, đối với trường hợp này chỉ cần căng đai lại là máy có thể hoạt động bình thường. Trường hợp đã căng đai quá nhiều lần dây đai đã giãn quá mức cho phép thì cần thay dây đai mới để máy hoạt động tốt hơn.
Đối với các dạng hỏng lớn gây nguy hiểm như cong trục, gãy then, mẻ bánh răng, đứt xích, hư ổ bi đứt dây đai, cháy động cơ… nếu như gặp phải thì máy sẽ không thể hoạt động được nữa, do vậy cần sửa chưa và thay thế kịp thời để máy có thể hoạt động trở lại.
Ngoài ra cần bão dưỡng và bôi trơn định kì cho máy. Với các bộ truyền hoạt động liên tục như bộ truyền bánh răng, bộ truyền xích, bộ truyền vít me-đai ốc và các ổ bị cần đượt kiểm tra bôi trơn định kì bằng dầu, mỡ đảm bảo hoạt động nhẹ nhàng, êm và không gây tiếng ốn khi làm việc.
DUT.LRCC
KẾT LUẬN
Sau một thời gian dài thực hiện đề tài cùng với sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo Th.s Châu Mạnh Lực, đề tài “THIẾT KẾ, CHẾ TẠO MÁY UỐN ỐNG CỠ NHỎ” của nhóm chúng em đã hoàn thành với nội dung như đã trình bày ở phần mục lục theo đúng như thời gian yêu cầu.
Trong quá trình thực hiện đề tài em đã ứng dụng các lý thuyết về biến dạng dẻo của kim loại trong các tài liệu về cộng nghệ chế tạo phôi, công nghệ dập nguội, vật liệu học, lý thuyết về truyền động thủy lực và tham khảo thực tế tại xưởng Cơ Khí thuộc Trường Đại Học Bách Khoa Đà Nẵng. Yêu cầu về vận hành máy cũng khá đơn giản, không đòi hỏi công nhân phải có tay nghề cao. Hơn nữa, uốn được nhiều kích cỡ ống nhờ thay đổi lô uốn và các cơ cấu kẹp để cho phù hợp với yêu cầu sản phẩm. Tuy nhiên máy có nhược điểm là chiếm nhiều không gian và khá nặng nề.
Vì khả năng có hạn, kiến thức thực tế còn ít và thời gian tìm hiểu không nhiều nên đồ án của chúng em không thể tránh được sai sót, rất mong sự góp ý và chỉ bảo của thầy cô để đề tài được hoàn thiện hơn.
Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn thầy và các thầy cô trong khoa Cơ Khí, các cán bộ phụ trách xưởng Cơ Khí Trường ĐHBKDN đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi để chúng em hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Xin chân thành cảm ơn !
DUT.LRCC