AN TOÀN VÀ VẬN HÀNH MÁY

Một phần của tài liệu Thiết kế máy cắt thép tấm thủy lực (Trang 97 - 102)

Tuổi thọ và hiệu quả sử dụng máy phụ thuộc rất nhiều vào phương pháp sử dụng và bảo quản máy. Nếu tổ chức sử dụng và bảo quản một cách hợp lý, máy có thể làm việc được trong một thời gian dài, từ 10  15 năm, có khi đến 20 năm.

Do đó, sử dụng và bảo quản máy, ngoài tính chất kỹ thuật, còn có ý nghĩa về kinh tế. Để cho máy cắt làm việc được an toàn và hiệu quả đòi hỏi những công nhân vận hành máy phải nghiên cứu kỹ về máy qua bản chỉ dẫn vận hành của máy, nghĩa là:

- Biết điều khiển các chức năng của máy một cách thành thạo.

- Nắm được các kiến thức cơ bản về vật liệu cắt.

7.1. TRƯỚC KHI LÀM VIỆC

Trước khi làm việc người công nhân vận hành máy phải kiểm tra toàn bộ máy, tức là kiểm tra các bộ phận truyền động, có làm việc an toàn hay không.

- Kiểm tra các thiết bị điều khiển, nắp đậy che chắn và đặc biệt là vấn đề bôi trơn các bộ phận ổ đỡ, rãnh trượt.

- Kiểm tra hệ thống bơm dầu thuỷ lực (động cơ, dây dẫn, đồng hồ đo áp, van...) - Kiểm tra dao cắt không được mẽ, vỡ.

- Ấn nút khởi động động cơ, cho cho máy chạy thử khi chưa có phôi cắt vài hành trình, kiểm tra lại dao và hệ thống thuỷ lực đã an toàn hay chưa.

Khi đã đảm bảo các yêu cầu trên mới được vận hành máy.

7.2.TRONG KHI LÀM VIỆC:

Quá trình làm việc người công nhân đứng máy phải mang bảo hộ lao động đúng quy đinh, phải đặt phôi vào đúng vị trí trên bàn cấp phôi, phải chú ý vật liệu cắt đúng quy định cho phép mới được đưa vào cắt.

Ở vị trí làm việc phải gọn gàng sạch sẽ tạo điều kiện cho việc thao tác bằng tay với sản phẩm được dễ dàng nhanh chóng và an toàn.

Khi phát hiện có sự cố phải cho dừng máy, ngătõ cầu dao chính của máy và báo ngay với người có trách nhiệm.

7.3. SAU KHI LÀM VIỆC

Tuổi thọ của máy được kéo dài thêm và các hỏng hóc sẽ được loại trừ nhờ vào việc bảo dưỡng thường xuyên và đúng lúc.

DUT.LRCC

Nghỉ làm việc phải ngắt cầu dao điện an toàn

Sau khi làm việc, phải thu gọn phôi và sản phẩm cắt đúng vào nơi quy định, lau chùi sạch dao và dầu mỡ trên bề mặt trượt.

Phải có chu kỳ bảo dưỡng hợp lý : xem xét- tiểu tu- trung tu- đại tu.

Đặt biệt khi ngừng máy để sửa chữa phải treo biển báo.

7.4. BẢO DƯỠNG MÁY

Tuổi thọ và chất lượng của máy móc nói chung và máy cắt thép nói riêng chủ yếu phụ thuộc vào việc bảo dưỡng tốt hay không. Khái niệm bảo dưỡng được hiểu là các biện pháp phòng ngừa, khắc phục những sự cố, hỏng hóc của máy. Vì vậy những quy trình bảo dưỡng phải được biên soạn cho từng cấu kiện riêng biệt của máy. Các quy trình này kết hợp với các tiến trình công việc cần thiết cùng với khoảng thời gian cũng như mô tả công việc cho người vận hành máy. Các quy trình này được biên soạn với những kinh nghiệm thu được từ việc vận hành những máy tương tự. Người bảo dưỡng máy phải đọc hiểu về công tác bảo dưỡng máy cũng như công tác vận hành máy, đồng thời người bảo dưỡng phải có trách nhiệm, cũng như chuyên môn, mức độ quen biết đối với máy.

7.4.1. Bảo dưỡng khung máy

Các thành gấp phải được vệ sinh, loại bỏ các chất bẩn. Nếu cần thiết vệ sinh thì phải được làm ngay vì bụi bẩn trong các nếp gấp sẽ dẫn tới sự mài mòn sớm, gây hư hỏng.

7.4.2. Bảo dưỡng hộp giảm tốc

Thay dầu ở hộp giảm tốc: cứ khoảng 10000 giờ làm việc thì thay dầu một lần. Để thay dầu trước hết tháo nắp hộp giảm tốc, sau đó tháo nút tháo dầu để xả hết dầu vào thùng chứa dầu thải. Sau đó đóng nút tháo dầu, đổ dầu mới vào và đóng nắp hộp lại.

7.4.3. Bảo dưỡng dụng cụ cắt

Tất cả các dụng cụ cắt phải được làm sạch trước mỗi lần sử dụng. Ngoài ra, cần phải kiểm tra tình trạng trước mỗi ca làm việc.

7.4.4. Bảo dưỡng các thiết bị thủy lực

Trước khi nới lỏng các ống mềm thủy lực hoặc các cấu kiện thủy lực, phải làm giảm hết áp suất trong các mạch thủy lực cũng như bộ tích lũy.

DUT.LRCC

Tất cả các hoạt động bằng thủy lực phải được đưa về vị trí cuối cùng để tránh sự chuyển động không điều khiển được gây ra bởi các tác động bên ngoài.

Cần chú ý không để dầu thủy lực chảy xuống đất khi tháo các ống thủy lực. Khi rò dầu cần phải khắc phục ngay bằng chất keo dính thể tránh gây tai nạn.

Cấm bất kỳ hoán cải đối với tất cả các bộ phận của máy để đảm bảo an toàn cho người vận hành và thiết bị.

Để đảm bảo cho các thiết bị thủy lực hoạt động tốt cần phải làm những công việc sau:

+ Kiểm tra mức dầu ở tất cả các thiết bị thủy lực.

+ Kiểm tra bằng mắt các thiết bị lọc dầu.

+ Kiểm tra độ chắc ở tất cả các điểm lắp ghép.

Bộ lọc phải được bảo dưỡng ngay khi đồng hồ cảnh báo tắc lọc vượt quá giới hạn cho phép. Để làm việc này cần phải tắt máy, sau đó tháo vít thân bầu lọc, lấy lõi lọc ra và xả cặn vào thùng chứa dầu thải. Làm sạch thân bầu lọc bằng dung dịch. Trích xăng rửa sạch lõi bằng thiết bị làm sạch siêu âm nếu có, và thổi khí nén qua lõi lọc. Đặt lõi lọc sạch vào và vặn chặt vít trên thân bầu lọc.

Nếu dầu vượt quá thời gian sử dụng hoặc dầu quá bẩn thì phải thay dầu ngay. Để thay dầu thì dao cắt và xy lanh cần phải lùi về và tắt tất cả các công tắc máy, đồng thời xả dầu trong thùng bằng bơm hoặc đường xả dầu, làm sạch đáy thùng sau thi tháo nắp thùng. Sau đó, đóng nắp thùng dầu lại và đổ dầu mới vào qua một phin lọc có đường kính lưới lọc 5𝜇m cho tới khi dầu đạt mức max trên mắt thăm dầu. Không bao giờ được để lượng dầu dưới mức min.

DUT.LRCC

LỜI KẾT

Sau khi nhận được đề tài tốt nghiệp “Thiết kế máy cắt thép tấm thủy lực”, trải qua một thời gian khó khăn về cách tiếp cận nguyên lý làm việc của máy, tìm kiếm các tài liệu liên quan. Nhưng với sự hướng dẫn tận tình cụ thể của thầy Đinh Minh Diệm, sau hơn ba tháng làm việc khẩn trương đến nay về cơ bản em đã hoàn thành tương đối đồ án.

Nội dung bao gồm:

- Phần thuyết minh.

- Các bản vẽ.

Tất cả nội dụng đồ án trình bày được đặc tính, nguyên lý làm việc và kết cấu của toàn bộ máy.

Nói chung máy có nguyên lý làm việc đơn giản, kết cấu thuận tiện, dễ dàng sử dụng và tính an toàn khi làm việc cao. Số lượng công nhân vận hành máy ít, năng suất phù hợp với nhu cầu thực tế hiện nay. Về “Máy cắt thép tấm bằng thủy lực” đây là một máy được thiết kế theo hướng máy tự động. Việc chế tạo và sử dụng nó góp phần tăng năng suất, nâng cao điều kiện làm việc cũng như đáp ứng được nhu cầu người tiêu dùng, cải thiện giá thành sản phẩm.

Với trình độ và khả năng còn nhiều hạn chế, khuyết điểm, chưa có nhiều kinh nghiệm kiến thức thực tế, trong đồ án này sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được sự chỉ dạy, góp ý và đón nhận đồ án này với sự thông cảm của các thầy cô, để bản thân em có thể được bảo vệ tốt đồ án, hoàn thành chương trình học sau thời gian học tập tại trường với kết quả tốt nhất có thể, đồng thời giúp em có thêm kinh nghiệm và điều kiện để phát huy sau này.

Cuối cùng, em xin cảm ơn Thầy GSTS Lưu Đức Bình cùng các thầy trong Khoa đã giúp đỡ em hoàn thành đồ án này.

Đà Nẵng, ngày 10 tháng 12 năm 2018 Sinh viên thực hiện

Hoàng Thanh Trung

DUT.LRCC

TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] TS. Lưu Đức Bình,

Giáo trình công nghệ chế tạo máy, tập 1-2,

Khoa Cơ khí, trường đại học Bách khoa, Đà Nẵng – 2012.

[2] TS. Lưu Đức Bình, Giáo trình kỹ thuật đo,

Khoa Cơ khí, trường đại học Bách khoa, Đà Nẵng – 2012.

[3] Trịnh Chất – Lê Văn Uyển,

Tính toán thiết kế hệ dẫn động cơ khí, tập 1 – 2, NXB Giáo dục – 2006.

[4] TS. Lê Cung,

Bài giảng cơ sở thiết kế máy,

Khoa sư phạm kỹ thuật, trường đại học Bách khoa, Đà Nẵng – 2016.

[5] Khoa cơ khí, trường đại học Bách khoa – Đại học Đà Nẵng, Giáo trình trang bị công nghệ và cấp phôi tự động, Đà Nẵng 2012.

[6] PGS.TS Đinh Minh Diệm,

Giáo trình lắp đặc và sửa chữa máy, trường đại học Bách khoa – đại học Đà Nẵng.

[7] Nguyễn Bá Dương – Nguyễn Văn Lẫm – Hoàng Văn Ngọc – Lê Đắc Phong, Tập bản vẽ chi tiết máy, NXB Đại học và trung học chuyên nghiệp, Hà Nội – 1979.

[8] Trần Văn Địch,

Thiết kế đồ án công nghệ chế tạo máy, NXB khoa học và kỹ thuật, Hà Nội – 2007.

[9] PGS.TS. Phạm Đắp – TS. Trần Xuân Tùy,

Điều khiển tự động trong các lĩnh vực cơ khí, NXB Giáo dục – 1998.

[10] Trần Ngọc Hải – Trần Xuân Tùy,

Hệ truyền động thủy lực và khí nén, NXB Xây dựng, Hà Nội – 2011.

[11] Ths. Lưu Đức Hòa,

Các phương pháp gia công biến dạng, Trường đại học Bách khoa.

[12] Ths. Lưu Đức Hòa,

Giáo trình cơ khí đại cương, trường đại học Bách khoa, Đà Nẵng – 2007.

[13] Nguyễn Trọng Hiệp – Nguyễn Văn Lẫm, Thiết kế chi tiêt máy, NXB giáo dục – 1999.

[14] Trần Quốc Hùng,

DUT.LRCC

Một phần của tài liệu Thiết kế máy cắt thép tấm thủy lực (Trang 97 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)