Đánh giá cường độ của bê tông theo các mẫu ở hiện trường theo tiêu chuẩn Châu Âu EN 13791:2007

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng chịu lực thực tế của sàn bê tông cốt thép tại công trình pv combank quảng ngãi (Trang 33 - 36)

CHƯƠNG 2. PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ CƯỜNG ĐỘ CỦA BÊ TÔNG Ở HIỆN TRƯỜNG VÀ PHƯƠNG PHÁP MÔ PHỎNG PTHH

2.4. Đánh giá cường độ của bê tông theo các mẫu ở hiện trường theo tiêu chuẩn Châu Âu EN 13791:2007

Việc đánh giá cường độ chịu nén hiện trường theo Tiêu chuẩn EN 13791:2007 được tiến hành theo hướng sử sụng các phương pháp gián tiếp hoặc đánh giá trên cơ sở lõi khoan.

Trong đó, quá trình đánh giá cường độ chịu nén hiện trường trên cơ sở lõi khoan có thể được thực hiện theo hai phương án: phương án A khi có ít nhất 15 lõi khoan hoặc phương án B khi có từ 3 đến 14 lõi khoan. Số lượng lõi khoan không được nhỏ hơn 3.

Đối với việc sử dụng các phương pháp gián tiếp để đánh giá cường độ chịu nén hiện trường chúng ta có thể xây dựng đường tương quan trực tiếp với lõi khoan hoặc hiệu chỉnh đường tương quan sẵn có theo lõi khoan trong khoảng giới hạn cường độ.

2.4.1. Đánh giá cường độ chịu nén hiện trường theo mẫu khoan

Để kiểm tra, đánh giá chất lượng bê tông trên các kết cấu có nhiều mẻ bê tông, Tiêu chuẩn EN 13791:2007 yêu cầu số lượng mẫu khoan tối thiểu không ít hơn 15.

Kết cấu được xác định là đạt khi thỏa mãn đồng thời hai điều kiện sau:

is n

fm( ), ≥ 0,85( fck + 1,48 * s) Và fis,lowest ≥ 0,85( fck - 4) Trong đó:

fck là cường độ chịu nén đặc trưng

is n

fm( ), là giá trị trung bình của n kết quả thí nghiệm cường độ chịu nén hiện trường.

lowest

fis, là kết quả thí nghiệm cường độ chịu nén hiện trường nhỏ nhất.

S là giá trị lớn hơn của độ lệch chuẩn của kết quả thí nghiệm hoặc 2,0MPa.

Trong các trường hợp các bên thống nhất, có thể sử dụng ít nhất 2 mẫu khoan tại vị trí có cường độ thấp và không ít hơn 15 kết quả thí nghiệm theo phương pháp gián tiếp. Nếu tiến hành đánh giá đối với kết cấu, cấu kiện nhỏ có chứa một hoặc một vài mẻ bê tông có thể tham khảo chuyên gia lựa chọn hai vị trí khoan mẫu. Khi đó, điều kiện cần đảm bảo là:

lowest

fis, ≥ 0,85( fck - 4)

2.4.2. Xác định cường độ chịu nén đặc trưng hiện trường theo mẫu khoan

+ Khi tiến hành đánh giá cường độ hiện trường theo phương án A (khi có ít nhất 15 lõi khoan), cường độ chịu nén đặc trưng hiện trường là giá trị nhỏ hơn trong hai giá trị sau:

is

fck, = fm(n),is - k2* s Và fck,is = fis,lowest + 4 Trong đó:

is

fck, là cường độ chịu nén đặc trưng hiện trường.

is n

fm( ), là giá trị trung bình của n kết quả thí nghiệm cường độ chịu nén hiện trường.

lowest

fis, là kết quả thí nghiệm cường độ chịu nén hiện trường nhỏ nhất.

S là giá trị lớn hơn của độ lệch chuẩn của kết quả thí nghiệm hoặc 2,0MPa.

k2 là hệ số lấy theo qui định quốc gia hoặc lấy bằng 1,48.

+ Khi tiến hành đánh giá cường độ hiện trường theo phương án B (khi có từ 3 đến 14 lõi khoan), cường độ chịu nén đặc trưng hiện trường là giá trị nhỏ hơn trong hai giá trị sau:

is

fck, = fm(n),is - k Và fck,is = fis,lowest + 4

Trong đó k là biên độ phụ thuộc vào số lượng các kết quả thí nghiệm, xác định theo bảng 2.9

Bảng 2.9. Hệ số k (hệ số điều chỉnh cường độ chịu nén đặc trưng hiện trường theo số lượng mẫu khoan)

n( số mẫu khoan) k

10 đến 14 5

7 đến 9 6

3 đến 6 7

Cường độ chịu nén đặc trưng theo tiêu chuẩn Châu Âu được xác định tương ứng với xác suất bảo đảm 95%, tương đương cấp độ bền (B) của tiêu chuẩn Việt Nam 356:2005.

Tiêu chuẩn Châu Âu cho phép hệ số an toàn của cường độ bê tông khi xác định theo hiện trường được lấy bằng 1,2 đối với fck,is thay cho 1,5 đối với cường độ khi thiết kế. Điều đó có nghĩa phải thỏa mãn điều kiện:

ck is ck

f f ,

≥ 1,5 2 ,

1 = 0,8

Trong đó: - fck : cường độ chịu nén đặc trưng mẫu trụ 28 ngày tuổi. (Qui đổi tương đương fck = B/1,25).

- fck,islà cường độ chịu nén đặc trưng hiện trường.

Nhận xét

Quy trình đánh giá cường độ bê tông hiện trường theo tiêu chuẩn Việt Nam, Mỹ và Châu Âu là tương tự tuy có sự khác nhau trong mức độ yêu cầu về quản lý chất lượng bê tông.

Việc xác định lại cường độ tính toán của bê tông theo các mẫu khoan được quy định cụ thể trong các tiêu chuẩn của Mỹ (cường độ đặc trưng tương đương f’c,eq) và châu Âu (lấy hệ số an toàn 1.2 thay cho 1.5 theo yêu cầu thiết kế). Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam chủ yếu sử dụng biện pháp đánh giá cường độ chịu nén hiện trường của các mẫu khoan để xem xét điều kiện nghiệm thu, chưa chú trọng đến việc xác định

lại cường độ tính toán của các cấu kiện, kết cấu khoan mẫu.

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng chịu lực thực tế của sàn bê tông cốt thép tại công trình pv combank quảng ngãi (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)