Chương 3 GIẢI PHÁP CẢI TIẾN, KHẮC PHỤC CÁC KHÓ KHĂN VÀ ĐẢM BẢO AN TOÀN TRONG QUÁ TRÌNH ÁP DỤNG CÔNG NGHỆ SỬA CHỮA NÓNG
3.3. NGHIÊN CỨU VÀ XÂY DỰNG CÔNG CỤ TÍNH TOÁN TẢI TRỌNG NÂNG, KÉO KHI PHỐI HỢP CÁC LOẠI SÀO CÁCH ĐIỆN ĐỂ CHỐNG ĐẨY DÂY TRONG CÔNG TÁC SỬA CHỮA NÓNG
3.3.2. Phương pháp tính toán phân tích an toàn tải trọng khi phối hợp các loại sào lại với nhau
3.3.2.1. Cơ sở pháp lý tài liệu áp dụng và phương pháp nghiên cứu
Phương pháp tính toán dựa trên lý thuyết được xây dựng và hướng dẫn bởi tổ chức IHSA (Infrastructure Health & Safety Association). Đây là tổ chức uy tín hàng đầu trên thế giới chuyên hướng dẫn, đào tạo về công tác y tế và an toàn trong thi công.
Tổ chức này chuyên tư vấn và cung cấp các giải pháp an toàn cho các công việc có độ rủi ro cao như làm việc trên cao, làm việc trực tiếp với lưới điện cao áp, lái xe cơ giới, vận chuyển hàng hóa nguy hiểm… [6]
Hình 3.5. Cơ sở của phương pháp tính toán an toàn tải trọng nâng
3.3.2.2. Phương pháp tính toán tải trọng đường dây trên không đối với khoảng cột ngắn và khoảng cột dài
Từ cơ sở đó, ta đưa ra phương pháp tính toán như sau: [6]
Hình 3.6. Phương pháp tính toán tải trọng dây dẫn Tải trọng dây dẫn được tính theo công thức sau:
W K SpanB SpanA
Weight
2
).
(
(3.1)
Trong đó:
Weight: Tải trọng dây dẫn (kg) Span A, Span B: Khoảng cột A và B (m)
W: Tải trọng danh định của dây dẫn (kg/km) K: Hệ số an toàn ( phụ thuộc vào Span A, Span B) K = 1,5 nếu Span A và Span B > 76 m
K = 2,0 nếu Span A và Span B ≤ 76 m
3.3.2.3. Phương pháp tính toán lực căng dây dẫn a. Lực căng của dây dẫn đối với trụ thẳng:
Hình 3.7. Phương pháp tính toán lực căng dây dẫn trụ thẳng
Lực căng của dây dẫn đối với trụ thẳng được tính theo công thức như sau: [6]
(3.2) Trong đó:
T: Lực căng 01 khoảng cột của dây dẫn (kg) Span: Khoảng cột cần tính lực căng (m)
Sag: Độ võng của dây dẫn (m)
W: Tải trọng danh định của dây dẫn (kg/km) b. Lực căng của dây dẫn đối với trụ góc:
Hình 3.8. Phương pháp tính toán lực căng dây dẫn trụ góc
Lực căng của dây dẫn đối với trụ góc được tính theo công thức như sau: [6]
(3.3) Trong đó:
T’: Lực căng của dây dẫn trụ góc (kg)
T: Lực căng 01 khoảng cột của dây dẫn (kg) Soa: Góc của đường dây
Từ các cơ sở tính toán cơ bản đó, xây dựng công cụ tính toán tự động dùng được trên thiết bị di động để tính toán và phân tích nhanh tại hiện trường. Nếu kết quả hiển thị không vượt quá tải trọng cho phép thì đảm bảo an toàn và người công nhân yên tâm thống nhất phương án thi công để thực hiện công tác sửa chữa nóng.
3.3.2.4. Phương pháp phối hợp các loại sào cách điện với để chống đẩy dây
Hình 3.9. Phương pháp tính toán tải trọng làm việc của sào cách điện
Theo hình 3.9, Tải trọng làm việc của sào tại điểm treo Puly được tính theo công thức sau: [6]
B
Weight A
W d . .
' (3.4)
Trong đó:
W’: Tải trọng làm việc của sào tại điểm treo puly (kg) d: Khoảng cách từ miệng sào đến điểm treo Puly (m)
A: Chiều dài của sào giữ dây (m) B: Chiều dài của sào nâng dây (m)
Weight: Tải trọng của dây dẫn tại vị trí thi công (kg)
Sau khi có kết quả tải trọng làm việc W’ của sào, đối chiếu kết quả tính được với tải trọng làm việc tối đa cho phép của Sào A và B được cho như Bảng 3.2 sau:
Bảng 3.2. Tải trọng làm việc cho phép tối đa khi kết hợp giữa các loại sào để chống đẩy dây dẫn
Trường hợp
Loại sào (kích thước)
Loại liên kết
Tải trọng làm việc cho phép
tối đa (kg)
1 A (3,8cm x
3,0m)
B (3,8cm x
3,0m) Bệ đỡ sào 125
2 A (3,8cm x
3,0m)
B (6,3cm x
3,6m) Bệ đỡ sào 215
+ Trường hợp 1: Nếu W’ < 125 kg đảm bảo an toàn thi công, ngược lại thì không đảm bảo an toàn, dừng công tác.
+ Trường hợp 2: Nếu W’ < 215 kg đảm bảo an toàn thi công, ngược lại thì không đảm bảo an toàn, dừng công tác.
Khi phối hợp các loại sào cách điện lại với nhau, sau khi tính toán sẽ có tải trọng làm việc định mức của các sơ đồ phối hợp để các công nhân sửa chữa nóng có thể so sánh kết quả như Bảng 3.2 trên. Vì vậy, các công nhân có thể biết được có bị quá tải, mất an toàn khi thi công hay không.
3.3.2.5. Phương pháp tính toán tải trọng đối với sơ đồ 01 sào chống đẩy dây Theo hình 3.10, Tổng tải trọng làm việc của sào được tính theo công thức sau:
W’’ = CF + Weight = (142 x PH/AD) +Weight (3.5) Trong đó:
W’’: Tổng tải trọng làm việc của sào (kg) CF: Lực nén lên đầu trụ (kg)
Weight: Tải trọng của dây dẫn tại vị trí thi công (kg) PH: Chiều cao của cột (m)
AD: Khoảng cách từ chân cột đến vị trí néo (m)
Hình 3.10. Phương pháp tính toán tải trọng làm việc của sơ đồ 01 sào cách điện Tương tự như phương pháp nêu trên, sau khi nhập đầy đủ các số liệu, chương trình sẽ tính toán được tổng tải trọng tác dụng lên sào cách điện. Đồng thời thực hiện so sánh kết quả với tải trọng làm việc cho phép tối đa của sào theo thông số kỹ thuật của nhà sản xuất tại Bảng 3.2
Vì vậy, với kết quả đó người công nhân sẽ nắm rõ tải trọng làm việc an toàn của sào mà tiến hành thi công hay không.