Những vẫn đề khác của cấu tạo vỏ hộp

Một phần của tài liệu Thiết kế máy trộn bê tông (Trang 72 - 76)

CHƯƠNG III: TÍNH TOÁN CÁC THÔNG SỐ KỸ THUẬT CHÍNH CỦA MÁY

3.6. Thiết kế hộp giảm tốc

3.6.6 Những vẫn đề khác của cấu tạo vỏ hộp

- Bulông vòng:

Để nâng và vận chuyển hộp giảm tốc, ta lắp các bulông vòng trên nắp hoặc làm vòng móc. Vòng móc có thể làm trên nắp hoặc trên thân hộp.

Đường kính d và chiều dày s của vòng móc được chọn d = s = 2.δ = 20 mm Dựa vào bảng (10-11b, [1] )ta có thể dự đoán được trọng lượng của hộp giảm tốc < 300 (kg), từ đó dựa vào bảng 10-11a[1] ta chọn bulông vòng M18 và có được các số liệu cần thiết sau:

Bảng 3.9

d d1 d2 d3 d4 h h1 h2 l f c

M18 28 18 6 18 16 9 7 16 2 1,2

Hình 3.18: Cấu tạo bu lông vòng.

120

d3

h2

d

d d4

c f

h d2

d1

h1

l

DUT.LRCC

-Nắp cửa thăm.

Để quan sát các chi tiết máy trong hộp và rót dầu vào hộp, trên đỉnh nắp hộp có làm cửa thăm. Cửa thăm đậy lại bằng nắp, kích thước nắp cửa thăm chọn theo bảng (10-12, [1]). Trên nắp có gắn lưới lọc dầu.

A B A1 B1 C K R Kích

thước vít

số lượng vít

100 75 150 100 125 87 12 M8 × 12 4

Hình 3.19: Cấu tạo nắp thăm dầu.

- Mặt chân đế.

Để cố định hộp giảm tốc trên bệ máy, ở thân hộp có làm chân đế. Mặt chân đế không làm phẳng mà làm 2 dãy lồi song song hoặc những phần lồi nhỏ nhằm giảm tiêu hao vật liệu, giảm thời gian gia công và tạo khả năng lưu thông không khí qua đáy hộp để thoát nhiệt tôt hơn.

Mặt chân đế mặc dầu làm dày hơn thành hộp nhưng khi vận chuyển có thể làm đế bị gãy, hơn nữa do sự khác nhau về tiết diện phôi đúc có thể xảy ra những khuyết tật như rỗ khí, rạn nứt… Vì vậy để tăng độ cứng của đế và của vỏ hộp nên làm thêm các đường gân.

- Chốt định vị.

Để thuận lợi cho việc cố định nắp thân trên và dưới, ta dùng 2 chốt định vị hình côn, chọn chốt định vị với các kích thước sau đây:

- Nút tháo dầu.

DUT.LRCC

Thân hộp chứa dầu để bôi trơn. Sau một thời gian làm việc, dầu bị bẩn hoặc bị biến chất, do đó cần phải thay dầu mới. Để tháo dầu cũ ta làm ở đáy hộp một lỗ tháo dầu, lúc bình thường lỗ được đậy kín bằng nút tháo dầu. Đáy hộp làm nghiêng 2o về phía tháo dầu và ngay chỗ tháo dầu làm lõm xuống một ít. Theo bảng (10-14, [3]) ta có kích thước lỗ tháo dầu:

d b m a F L e q D1 D S l

M16 ×1,5 12 8 3 3 23 2 13,8 16 26 17 19,6

Hình 3.20: Nút tháo dầu.

3.6.6.1. Bôi trơn hộp giảm tốc.

Để giảm mát mát công suất vì ma sát, giảm mài mòn răng, đảm bảo thoát nhiệt tốt và đề phòng các chi tiết máy bị han gỉ cần phải bôi trơn liên tục các bộ truyền trong hộp giảm tốc.

Việc chọn hợp lý loại dầu, độ nhớt và hệ thống bôi trơn sẽ làm tăng tuổi thọ của các bộ truyền tức là nâng cao thời gian sử dụng máy. Ở đây là bôi trơn bộ truyền bánh răng. Do vận tốc nhỏ nên ta chọn phương pháp ngâm các bộ truyền trong bánh răng trong dầu với mức cao nhất của dầu không cao hơn 1/3 bán kính của bánh răng lớn.

Theo bảng 10-20 Tài liệu [3] ta chọn loại dầu AK – 20 có độ nhớt : - Ở 50oC: 70

DUT.LRCC

- Ở 100oC: 15 3.6.6.2. Dung sai và lắp ghép.

a. Khái niệm cơ bản về dung sai và lắp ghép.

Dung sai luôn có giá trị dương và biểu hiện phạm vi cho phép của sai số kích thước. Giá trị sai số kích thước càng nhỏ thì yêu cầu độ chính xác càng cao, ngược lại nếu càng lớn thì yêu cầu độ chính xác càng thấp. Vậy dung sai đặc trưng cho độ chính xác yêu cầu của kích thước hay còn gọi là độ chính xác thiết kế.

Hai hay nhiều chi tiết phối hợp lại với nhau một cách cố định hoặc di động thì tạo thành mối ghép và kích thước lắp ghép.

Hệ thống lắp ghép gồm có 3 loại mối ghép:

- Mối ghép có độ hở (lắp lỏng).

- Mối ghép trung gian (lắp trung gian).

- Mối ghép cố độ dôi (lắp chặt).

Để quyết định kiểu lắp cho mối ghép người ta thường tiến hành theo hai phương pháp: chọn kiểu lắp theo kinh nghiệm, các thiết kế đã có, tham khảo các tài liệu kỹ thuật như sổ tay kỹ thuật, sách tham khảo.

Trường hợp cần thiết người ta chọn bằng phương pháp tính toán chính xác.

a. Dung sai lắp ghép của các chi tiết.

Ổ lăn là chi tiết máy được chế tạo hoàn chỉnh, theo các cấp chính xác khác nhau.

Trong TCVN 1484-85 quy định 5 cấp chính xác chế tạo ổ lăn: cấp 0, 6, 5, 4, 2. Trong ngành chế tạo máy thường dùng 2 cấp chính xác 0 và 6. Trong trường hợp trên ta đã chọn hai loại ổ bi đỡ có ký hiệu là 305 và 307 có cấp chính xác 0.

Ổ bi được lắp với bộ phận máy theo kích thước đường kình vòng trong d lắp với trục, theo hệ thống trục với kiểu lắp k6. Kích thước đường kính ngoài của vòng ngoài D lắp với vỏ hộp giảm tốc theo hệ thống lỗ, với kiểu lắp K7.

Trong thiết kế máy, khi sử dụng ổ lăn thì người ta chỉ cần quyết định kiểu lắp của ổ lăn với trục và vỏ hộp, trên cơ sở đó quyết định dung sai chế tạo trục và vỏ hộp.

DUT.LRCC

c. Dung sai lắp ghép then.

Lắp ghép then được thực hiện theo mặt phẳng (mặt bên của then) và theo kích thước b, then được lắp trên rãnh trục để truyền mô men xoắn từ trục ra bánh răng và ngược lại.

Mối ghép then đã chọn là then bằng.

Then được lắp cố định trên trục. Độ dôi của lắp ghép đảm bảo then không dịch chuyển khi làm việc. Còn độ hở của lắp ghép để bù trừ cho sai số không tránh khỏi của rãnh và độ nghiêng của nó.

Chọn kiểu lắp tiêu chuẩn cho mối ghép then bằng lắp trên trục theo kiểu 9 9 h p .

d. Dung sai lắp ghép các chi tiết máy khác.

Bánh răng lắp trên trục hộp giảm tốc yêu cầu phải tháo lắp được khi sửa chữa nên chọn kiểu lắp

6 7 m H .

Các con vít bắt chặt nắp ổ với thành hộp, bắt chặt bu lông vào thân hộp giảm tốc có kiểu lắp

7 7 f H .

Một phần của tài liệu Thiết kế máy trộn bê tông (Trang 72 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)