Sự cần thiết phải xử lý ổn định, bền vững tuyến đê

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp xử lý ổn định nền đường đê biển kết hợp đường tỉnh 915b đoạn km 35 000 km 38 500 tỉnh trà vinh (Trang 53 - 56)

Chương 1: TỔNG QUAN VỀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ ỔN ĐỊNH CỦA NỀN ĐƯỜNG - ĐÊ KẾT HỢP

2.5. Sự cần thiết phải xử lý ổn định, bền vững tuyến đê

Hiện nay, dọc ven biển Việt Nam đã có hệ thống đê biển với các quy mô khác nhau được hình thành qua nhiều thế hệ, bảo vệ cho sản xuất, dân sinh kinh tế của các vùng trũng ven biển. Hệ thống đê biển hiện nay chỉ mới có thể đảm bảo an toàn ở mức độ nhất định tuỳ theo tầm quan trọng về nhân sinh, kinh tế từng khu vực được bảo vệ, một số tuyến đê đã được đầu tư khôi phục, nâng cấp thông qua các dự án PAM và các dự án hỗ trợ của ADB có thể chống với gió bão cấp 9 và mức nước triều tần suất 5%, nhiều tuyến chưa được tu bổ, nâng cấp chỉ có thể đảm bảo an toàn với gió bão cấp 8.

Theo xu thế phát triển chung, vùng ven biển nước ta là một vùng kinh tế trọng điểm năng động và ngày càng đóng vai trò quan trọng hơn trong nền kinh tế quốc dân và an ninh quốc phòng. Ngày nay, với sự phát triển mạnh mẽ về công nghiệp, du lịch,

việc chuyển đổi cơ cấu sản xuất (tăng nuôi trồng thuỷ, hải sản) và khôi phục các làng nghề truyền thống, thì tuyến đê nói chung và đê biển nói riêng sẽ không chỉ có mục tiêu ngăn lũ, ngăn mặn chung mà còn phải kết hợp đa mục tiêu, vừa ngăn lũ, kiểm soát mặn bảo đảm an toàn dân sinh, kinh tế cho vùng đê bảo vệ, đồng thời kết hợp là tuyến đường giao thông ven biển quan trọng phục vụ phát triển kinh tế, du lịch, an ninh quốc phòng. Hệ thống đê biển cần phải được quy hoạch, đưa tiêu chuẩn an toàn theo trình độ thế giới trong điều kiện Việt Nam.

Bờ biển tỉnh Trà Vinh thuộc khu vực Tây Nam Bộ, kéo dài theo hướng Đông Bắc - Tây Nam trên địa phận huyện Duyên Hải qua bốn xã gồm: Hiệp Thạnh, Trường Long Hòa, Dân Thành, Đông Hải và Mỹ Long Nam. Chiều dài bờ biển khoảng 65km, địa hình bãi biển khá thoải, trải rộng và có tính chất bờ biển cát - bùn. Trong vài năm gần đây, tại một số vị trí bờ biển Trà Vinh đang diễn ra sạt lở bờ, bãi biển, tốc độ và phạm vi xói lở tăng dần và diễn biến ngày càng phức tạp. Trong đó nơi có tốc độ xói lở lớn và nghiêm trọng nhất thuộc các khu vực: (i) Khu vực ấp Bào, xã Hiệp Thạnh;

(ii) Khu vực cấp Cồn Trứng, xã Trường Long Hòa; (iii) Khu vực Dân Thành. Ngoài ra, dọc theo bờ biển Trà Vinh có những khu vực xói lở xen kẽ và thay đổi theo mùa gió Đông Bắc và Tây Nam. Mùa gió Đông Bắc thường gây xói lở bờ biển mạnh hơn gió Tây Nam. Bên cạnh đó, khu vực đầu và cuối bờ biển của tỉnh lại là khu vực bồi tụ với tốc độ lớn nhất, đó là đoạn bờ biển xã Mỹ Long Nam - nơi tiếp giáp cửa Cung Hầu (sông Cổ Chiên) và xã Đông Hải - nơi tiếp giáp với cửa Định An (sông Hậu) phía bờ tả. Để giảm thiểu mức độ xói lở và bảo vệ dân cư, phát triển kinh tế - xã hội của khu vực, Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh đã và đang tập trung nguồn vốn tỉnh đầu tư phê duyệt các dự án xây dựng kè bảo vệ bờ biển bước đầu đã phát huy tác dụng rõ rệt. Tuy nhiên còn nhỏ lẻ, rời rạc, chưa có tính toán tổng thể cho toàn bộ bờ biển của tỉnh.

Với mục tiêu chống sạt lở bờ biển cùng với định hướng phát triển các ngành giao thông, nâng cấp các tuyến đường tỉnh 915B phù hợp với nhu cầu phát triển và nguồn lực từng giai đoạn, kết nối với các vùng sâu, vùng xa trong tỉnh. Đồng thời, xây dựng tuyến đê ven biển kết hợp với đường giao thông dọc theo sông Cổ Chiên và sông Hậu. Chính vì vậy việc xử lý ổn định, bền vững hóa tuyến đường tỉnh 915B, đoạn từ (Km35+000 đến Km 38+500), tỉnh Trà Vinh là một vấn đề cần thiết và cấp bách để ứng dụng các giải pháp xử lý ổn định bền vững một cách hiệu quả và xây dựng hoàn thành đồng bộ toàn tuyến đường tỉnh 915B, kết hợp sử dụng vật liệu địa phương là cát lẫn đất tại các bãi chứa do đào luồng tàu biển có tải trọng lớn vào sông hậu (kênh Quan Chánh Bố) gồm hỗn hợp đất – tro bay – xi măng để sử dụng làm lớp móng thi công đường tỉnh 915B; tận dụng vật liệu dự trữ hiện có của 15 khu chứa bùn cát diện tích các khu chứa vật liệu bùn cát khoảng 971ha, với khối lượng dự trữ cát hiện nay khoảng 28.5 triệu m3 và hàng năm cần phải duy tu, nạo vét luồng với khối lượng cát bồi lắng dự trữ trung bình hàng năm 1.477.000 triệu m3.

tuyến đường đê này.

Nội dung chương cũng đã trình bày và phân tích các hình thái mất ổn định tuyến đường - đê kết hợp với phân tích trên mô hình số bằng phần mềm Plaxis. Từ đó, sự cấp thiết phải xử lý ổn định, bền vững hóa tuyến đê cần được triển khai thi công sớm, đặc biệt trong tình hình thời tiết có xu hướng tiêu cực và khó lường của vùng đồng bằng Sông Cửu Long trong những năm gần đây.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp xử lý ổn định nền đường đê biển kết hợp đường tỉnh 915b đoạn km 35 000 km 38 500 tỉnh trà vinh (Trang 53 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)