Thực trạng công tác cho thuê đất để thực hiện các dự án đầu tư trên địa bàn thành phố Thái Nguyên

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác cho thuê đất để thực hiện các dự án đầu tư trên địa bàn thành phố thái nguyên giai đoạn 2007 2012 và đề xuất giải pháp quản lý sử dụng đất hiệu quả (Trang 55 - 59)

Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.2. Thực trạng công tác cho thuê đất để thực hiện các dự án đầu tư trên địa bàn thành phố Thái Nguyên

3.2.1. Quy trình cho thuêđất đối với các dự án đầu tư

Thực hiện theo Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004, Nghị định 84/2007NĐ-CP ngày 25/5/2007, Nghị định 69/2009/NĐ-CP ngày

13/8/2009 của Chính phủ và quy định tại các Quyết định số 326/2006/QĐ- UBND ngày 27/02/2006; số 867/2007/QĐ-UBND ngày 14/5/2007 của UBND tỉnh Thái Nguyên về việc ban hành Quy định về thu hồi đất, quản lý quỹ đất đã thu hồi; trình tự, thủ tục xin giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên; Quyết định số 01/2010/QĐ-UBND ngày 05/01/2010 của UBND tỉnh Thái Nguyên về thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

Để đơn giản hóa các thủ tục cũng như giúp cho các nhà đầu tư dễ dàng nắm bắt được các thủ tục phải thực hiện khi xin thuê đất, tại Quyết định số 884/QĐ-UBND ngày 24/4/2008, UBND tỉnh Thái Nguyên đã phê duyệt Đề án về thực hiện cơ chế một cửa liên thông giải quyết các thủ tục đầu tư và triển khai dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

Theo Đề án nhận định, thu hút đầu tư là một giải pháp quan trọng để phát triển kinh tế trong điều kiện tỉnh Thái Nguyên là tỉnh còn nghèo và huy động nội lực nền kinh tế cho đầu tư phát triển còn hạn chế. Một trong những hạn chế đó là thực trạng về thực hiện các thủ tục đầu tư và triển khai dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh còn nhiều bất cập, nhà đầu tư còn phải tốn nhiều thời gian đi đến nhiều cơ quan để thực hiện nhiều thủ tục hành chính.

Để khắc phục tình trạng này, Đề án “một cửa liên thông” giải quyết các thủ tục đầu tư và triển khai dự án đầu tư được xây dựng nhằm tạo thuận lợi cho nhà đầu tư thực hiện dự án, góp phần cải thiện môi trường đầu tư để tăng cường thu hút đầu tư vào tỉnh. Theo nguyên tắc liên thông giải quyết thủ tục hành chính của Đề án thì Sở Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan được giao làm đơn vị đầu mối thường trực một cửa liên thông, được UBND tỉnh ủy quyền chủ trì phối hợp với các ngành liên quan để giải quyết thủ tục hành chính liên thông . 3.2.2. Thực trạng công tác cho thuê đất đối với các dự án đầu tư hiện nay

Công tác cho thuê đất trong những năm qua đã có sự phối hợp chặt chẽ, thường xuyên giữa UBND tỉnh, các ngành chức năng của tỉnh với UBND

thành phố, UBND các xã, phường trên địa bàn thành phố. Các cấp, ngành đã tích cực tham mưu cho UBND tỉnh thực hiện việc cho thuê đất đảm bảo kịp thời, đúng quy định của pháp luật, đặc biệt là các dự án trọng điểm như: Dự án mở rộng Công ty gang thép Thái Nguyên giai đoạn II, dự án mở rộng bãi thải tây của Công ty TNHH MTV than Khánh Hoà, dự án xây dựng chợ Đồng Quang… Từ năm 2007 đến hết năm 2012, với sự tham mưu của các cấp, ngành, UBND tỉnh đã ban hành 239 quyết định cho thuê đất trên địa bàn thành phố với diện tích đất cho thuê là 170,216 ha, cụ thể như sau:

Bảng 3.3. Tổng hợp kết quả cho thuê đất

Số TT Năm Số Quyết định đã

ban hành

Diện tích cho thuê (ha)

1 2007 49 49,995

2 2008 55 43,54

3 2009 42 31,349

4 2010 40 19,898

5 2011 24 15,281

6 2012 29 10,153

Tổng 239 170,216

(Nguồn: Tổng hợp từ kết quả cho thuê đất hàng năm của Sở Tài nguyên và Môi trường)

Công tác giải phóng mặt bằng đã cơ bản đáp ứng được nhu cầu của các dự án góp phần tích cực tạo môi trường thuận lợi trong việc thu hút đầu tư của các tổ chức trong nước và nước ngoài đầu tư vào phát triển kinh tế xã hội trên điạ bàn thành phố, góp phần đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân của thành phố năm sau cao hơn năm trước (tính từ năm 2007 đến năm 2012 đạt ở mức khá cao là 15,6%). Công tác cho thuê đất có được kết quả như trên phải

nói đến sự thành công và hiệu quả của việc thực hiện cải cách thủ tục hành chính (cơ chế một cửa và một cửa liên thông) của các cấp, các ngành đã tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân trong việc làm thủ tục xin thuê đất.

Công tác quản lý Nhà nước về đất đai nói chung và công tác cho thuê đất cho các tổ chức kinh tế nói riêng những năm gần đây đã được cấp uỷ, chính quyền các cấp và các ngành quan tâm đúng mức, đặc biệt là công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục về pháp luật đất đai rất đa dạng dưới nhiều hình thức phong phú như: Thông qua các trên phương tiện thông tin đại chúng như báo, đài truyền hình (đăng tin chuyên mục về TNMT); Các hội nghị chuyên đề, trợ giúp pháp lý đối với các đối tượng chính sách ở các vùng khó khăn; Mở các lớp tập huấn đến lãnh đạo chủ chốt ở cơ sở cấp xã, phường, thị trấn; Đặc biệt tổ chức tuyên truyền, phổ biến tới tận nhân dân ở tổ dân phố, thôn, xóm các văn bản pháp luật có liên quan trực tiếp đến quyền và nghĩa vụ của nhân dân giúp nhân dân nắm vững quyền lợi và nghĩa vụ của người sử dụng đất để thực hiện theo đúng quy định của pháp luật, đồng thời cũng tạo điều kiện để nhân dân tham gia giám sát việc quản lý của các cấp chính quyền, các ngành chức năng trong việc thực thi pháp luật về tài nguyên môi trường nói chung và lĩnh vực đất đai nói riêng. Đối với các tổ chức được Nhà nước cho thuê đất ngoài việc tuyên truyền, phổ biến như trên hàng năm UBND tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường còn tổ chức 02 đến 03 buổi gặp mặt, tổ chức tập huấn chuyên đề đối với các doanh nghiệp để truyền tải hướng dẫn các văn bản chính sách pháp luật mới; đồng thời lắng nghe ý kiến đóng góp, kiến nghị của doanh nghiệp để cùng nhau phối hợp tìm giải pháp tháo gỡ những khó khăn vướng mắc, tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển ổn định có hiệu quả.

Bên cạnh công tác quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn thành phố ngày càng chặt chẽ, có hiệu quả thì việc chấp hành pháp luật đất đai của các

tổ chức được cho thuê đất cũng từng bước được nâng cao, đi vào nề nếp theo quy định của pháp luật. Cơ bản các tổ chức đã nhận thức được quyền lợi và nghĩa vụ của mình trong việc sử dụng quỹ đất được cho thuê. Nhiều đơn vị đã bố trí cán bộ có trình độ chuyên môn được đào tạo trong các trường đại học, cao đẳng…phụ trách lĩnh vực tài nguyên môi trường nói chung và đất đai nói riêng (số doanh nghiệp có cán bộ chuyên trách về tài nguyên môi trường chiếm khoảng 20% như Công ty TNHH một thành viên kim loại màu Thái Nguyên, Công ty Cổ phần gang thép Thái Nguyên, Nhà máy xi măng Lưu Xá, Nhà máy Giấy Hoàng Văn Thụ…), do đó chất lượng tham mưu trong lĩnh vực đất đai cho Thủ trưởng đơn vị đã có hiệu quả rõ rệt được như: Cơ bản các tổ chức đã làm đầy đủ hồ sơ sử dụng đất theo quy định, sử dụng đất đúng diện tích, đúng mục đích, đúng tiến độ ghi trong dự án, có hiệu quả, nộp đầy đủ tiền thuê đất và các nghĩa vụ khác với nhà nước; Đã cơ bản khắc phục được tình trạng cho mượn đất để làm nhà ở, bỏ hoang hoá, hoặc sử dụng không có hiệu quả, không tiết kiệm... Đặc biệt đã hạn chế được tình trạng khiếu nại, tố cáo, tranh chấp đất đai giữa các tổ chức với chính quyền sở tại và nhân dân địa phương; Hạn chế việc gây ô nhiễm môi trường trong quá trình sản xuất kinh doanh, tạo được mối quan hệ tốt với chính quyền và nhân dân sở tại do đó đã giúp cho các tổ chức sản xuất ngày càng ổn định, có hiệu quả.

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác cho thuê đất để thực hiện các dự án đầu tư trên địa bàn thành phố thái nguyên giai đoạn 2007 2012 và đề xuất giải pháp quản lý sử dụng đất hiệu quả (Trang 55 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)