Tổng quan các nghiên cứu về mối liên hệ giữa dao động nội mùa với ENSO

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ Khoa học trái đất: Nghiên cứu biến động quy mô nội mùa một số yếu tố khí tượng, Hải Dương khu vực bờ Tây Biển Đông (Trang 44 - 49)

những hiện tượng riêng biệt do quy mô thời gian khác nhau rất lớn liên quan đến sự tái hiện và thời gian một vòng chu kỳ hoàn chỉnh của mỗi dao động và còn do một thực tế rằng các mô hình kết nối khí quyển - đại dương không thể mô phỏng được dao động nội mùa nhưng lại có khả năng dự báo tốt ENSO (Zebiak 1989). Giả thuyết về mối quan hệ mật thiết giữa dao động nội mùa và ENSO được đề xuất lần đầu tiên vào giữa những năm 1980 bởi Lau (1986a, b) [44, 45]. Sau đó nhiều nghiên cứu dựa trên mô hình hoá và số liệu quan trắc đã xuất hiện đưa ra những tranh luận về giả thuyết này. Cho tới nay đã có nhiều công trình nghiên cứu khẳng định giả thuyết trên qua việc nghiên cứu ảnh hưởng của vùng nhiễu dịch chuyển sang phía đông lên các dao động tựa ENSO có tần số thấp (Lau and Chan 1988, Kessler and Kleeman 2000, Bergman et al. 2001)[43,84, 6]. Trong hội thảo quốc tế về MJO-ENSO được tổ chức vào ngày 15-17/03/2000 tại NOAA, nhiều lý thuyết khác nhau về mối liên hệ giữa hai dao động này đã được thảo luận [84]. Buổi hội thảo được tổ chức do sự kiện MJO bất thường được ghi nhận trong năm 1996/1997 trùng với sự xuất hiện của hiện tượng El Niủo 1997/1998. Nhiều cuộc thảo luận với nhiều chủ đề trong đú cú việc khụng dự báo đúng sự kiện ấm lên mạnh mẽ này đã cho thấy có những lý thuyết mâu thuẫn thậm chí trái ngược nhau liên quan đến sự ảnh hưởng của MJO đến ENSO. Cuối cùng hội thảo cũng đi đến một thống nhất gợi ý rằng MJO có thể đóng một vai trò trong sự biến động của ENSO dưới dạng như một cơ chế kích hoạt ENSO khởi tạo (Lau và Chan 1986, McPhaden và Yu (1999), Kessler và Kleeman 2000, Bergman et. 2001) [44, 56, 34, 6], đặc biệt sau khi MJO được quan trắc có tần số và biên độ được tăng cường trong pha phỏt triển của sự kiện El Niủo 1982/1983 [45]. Kessler và Kleeman (2000) [34] cho thấy rằng, trong giai đoạn 1980-1998, các giai đoạn đầu của các sự kiện El Niủo cú liờn quan đến sự gia tăng đỏng kể trong hoạt động dao động nội mựa trong vùng bồn ấm. Hơn nữa, McPhaden (1999) [56] ghi nhận rằng từ những năm 1950, tất cả El Niủo đều cú liờn quan đến sự gia tăng mức độ của giú Tõy bề mặt nội mùa. Phần lớn sự gia tăng của hoạt động gió Tây Nam trong pha khởi đầu của ENSO với hoạt động mạnh nhất xảy ra vào các tháng mùa hè và mùa thu ở nam bán cầu [18].

Thực tế hoạt động của MJO mức độ vừa phải trong những năm 1981/1982 đã dẫn đến một sự kiện El Niủo mạnh, cũn hoạt động của MJO mạnh trong năm 1989/1990 đã không dẫn đến một sự kiện ấm lên ngay tức thì và hoạt động mạnh của MJO năm 1996/1997 dẫn đến sự kiện El Niủo mạnh nhất thế kỷ cho thấy ảnh hưởng của MJO đến ENSO phụ thuộc vào trạng thái trung bình của hệ thống kết hợp [34].

Bergman và nnk (2001) [6] cho rằng El Niủo khụng phỏt triển sau hoạt động mạnh mẽ của MJO trong giai đoạn 1989 – 1990 bởi vì cấu trúc đại dương dưới bề mặt không hỗ trợ sự phát triển của nó. Perigaud và Cassau (2000) [64] cho biết thêm rằng MJO chỉ cú thể tỏc động đến sự phỏt triển của El Niủo nếu nhiệt lượng của đại dương là cao, như trường hợp năm 1997. Trong khi Benestad và nnk (2002) [5] kết luận rằng sự lan truyền về phía Đông của sóng Kelvin đại dương do MJO gây ra phụ thuộc vào trạng thái trung bình của đại dương sao cho sự lan truyền của chúng có xu hướng thuận lợi hơn trong giai đoạn ấm của ENSO. Trên cơ sở phân tích hoạt động sóng xớch đạo trong thời kỳ El Niủo năm 1997-1998, McPhaden và Yu (1999) [56] cho thấy El Niủo vẫn sẽ phỏt triển khi khụng cú hoạt động MJO mạnh được quan sỏt.

Mặc dù một số nghiên cứu đã ghi nhận sự gia tăng hoạt động nội mùa liên quan đến cỏc sự kiện El Niủo, nhưng một số tỏc giả cho rằng MJO cú xu hướng ớt hoạt động hơn trong cỏc năm El Niủo [67] và hoạt động mạnh hơn trong cỏc năm La Nina. Việc hiển thị một sự kết nối MJO – ENSO rõ ràng đã gây nhiều tranh luận với một vài nghiên cứu ứng dụng phân tích EOF gần đây cho thấy những biến động nhiều năm của hoạt động MJO không có tương quan với ENSO [34, 67]. Dựa trên những dữ liệu liên tục của khí quyển lớp trên và dữ liệu OLR trong ít nhất 18 năm tính đến năm 1997, Slingo và nnk (1999) đã xem xét hai thành phần EOF đầu tiên để thể hiện một mối quan hệ yếu, không đáng kể giữa hoạt động của MJO và SST ở quy mô nhiều năm. Một nghiên cứu tương tự của Hendon và nnk (1999) [27] đã sử dụng hai chỉ số EOF đầu tiên của OLR và gió vĩ hướng mực 850mb cho 25 năm trong khoảng thời gian mùa hè Australia từ tháng 11 đến tháng 3 cũng cho thấy hoạt động MJO quan sỏt được khụng liờn quan đến El Niủo. Cỏc dữ liệu liờn tục của OLR và giú vĩ hướng 10m trong những năm 1979 – 1999 cũng được sử dụng bởi Kessler (2001) [84] để

chỉ ra mối quan hệ duy nhất giữa MJO và ENSO là sự mở rộng sang phía Đông của MJO do sự ấm lên liên quan đến ENSO ở trung tâm Thái Bình Dương, trong đó dị thường dương SST hỗ trợ đối lưu lan truyền về phía Đông.

Mặc dù không có mối quan hệ đáng kể nào được tìm thấy hoạt động MJO và ENSO trong những giai đoạn liên tục hoặc chỉ trong mùa hè ở Australia nhưng Hendon (2005) [87] gần đây đã phát hiện ra một mối quan hệ đáng kể giữa hai hiện tượng này trong mùa hè bắc bán cầu. Hendon (2005) [87] sử dụng trường SST trung bình để giải thích hoạt động của MJO tăng cường trong mùa hè bắc bán cầu khi các sự kiện El Niủo đang phỏt triển. Trong pha khởi tạo của El Niủo từ thỏng 5 đến thỏng 9, trường SST trung bình tương đồng với trường SST bình thường trong cuối mùa hè nam bán cầu khi MJO mạnh nhất. Lưỡi nước lạnh Đông Thái Bình Dương cũng không xuất hiện trong thời gian này để hỗ trợ MJO lan truyền xa hơn về phía Đông và duy trì cường độ của nó lâu hơn.

Kết luận chương 1

Từ sự phát hiện và những nghiên cứu ban đầu dựa trên các số liệu thực đo, các cơ chế và đặc trưng của các dao động nội mùa quy mô toàn cầu đã dần được làm sáng tỏ. Những năm gần đây có nhiều công trình tập trung nghiên cứu sự tác động đến thời tiết, khí hậu của các khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới do những đặc trưng khác nhau của dao động nội mùa trong mùa đông và mùa hè. Đặc biệt là trên khu vực Biển Đông - là nơi chịu tác động của cả hai hệ thống gió mùa Đông Á và gió mùa Nam Á.

Các công trình nghiên cứu biến động nội mùa trên Biển Đông gần đây đã làm rõ hơn những tác động của các dao động quy mô 10 – 20 ngày và 30 – 60 ngày trong mùa đông và mùa hè. Có thể thấy các nghiên cứu ảnh hưởng của dao động nội mùa trong mùa đông (MJO) ít hơn các nghiên cứu về dao động nội mùa trong mùa hè (BSISO). Hơn nữa, các nghiên cứu gần đây cũng làm rõ hơn sự tác động của dao động nội mùa quy mô 10 – 20 ở Tây Thái Bình Dương đến thời tiết, khí hậu Biển Đông. Ngoài ra mối quan hệ giữa ENSO với các dao động nội mùa và ảnh hưởng đến các khu vực khác nhau trên Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương cũng được tập trung nghiên cứu, mặc dù vẫn còn tồn tại một số quan điểm trái ngược.

Tuy nhiên các nghiên cứu chi tiết cho vùng biển phía Tây Biển Đông và ven bờ Việt Nam còn hạn chế, đặc biệt là các nghiên cứu của các tác giả trong nước. Do đó số liệu thực đo của các trạm khí tượng, hải văn ven bờ Việt Nam chưa được ứng dụng trong các nghiên cứu biến động quy mô nội mùa.

Vì vậy nghiên cứu này sẽ sử dụng số liệu thực đo tại các trạm hải văn ven bờ Việt Nam để góp phần làm tăng thêm độ tin cậy của các số liệu thực đo tại trạm và số liệu tái phân tích trong nghiên cứu biến động quy mô nội mùa. Ngoài ra nghiên cứu này sẽ sử dụng một phương pháp phân tích hữu dụng đối với các số liệu không dừng và phi tuyến dựa trên biến đổi Hilbert – Huang để phân tách các thành phần dao động nội mùa.

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ Khoa học trái đất: Nghiên cứu biến động quy mô nội mùa một số yếu tố khí tượng, Hải Dương khu vực bờ Tây Biển Đông (Trang 44 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)