Điều khiển nhiệt độ trong lò hơi tầng sôi tuần hoàn sử dụng bộ điều khiển mờ

Một phần của tài liệu Điều khiển nhiệt độ lò hơi tầng sôi tuần hoàn ứng dụng trí tuệ nhân tạo (Trang 59 - 64)

Hình 3.6: Điều khiển mờ cho lò hơi.

 Bước 1: Tìm hiểu hệ thống

- Khâu so sánh làm nhiệm vụ so sánh nhiệt độ yêu cầu và nhiệt độ lò phản hồi lấy từ đầu ra của khối cảm biến, đầu ra của khâu so sánh là sao lệch e U u  cb. Lò hơi tầng sôi tuần hoàn nói riêng, cũng như đối tượng nhiệt nói chung thường không cho phép có độ quá điều chỉnh quá lớn, do đó e biến thiên trong khoảng từ 10 đến 0.

 Bước 2: Chọn các biến ngôn ngữ vào, ra

- Giả thiết ta điều khiển lò hơi tầng sôi tuần hoàn theo quy luật PI, khi đó biến ngôn ngữ đầu vào bộ điều khiển mờ là sai lệch nhiệt độ (ký hiệu là E) và tích phân sai lệch (ký hiệu là TE). Đầu ra bộ Điều khiển mờ là điện áp điều khiển (ký hiệu là U). Miền giá trị của các biến ngôn ngữ được chọn như sau:

[0 10]

[0 1500]

[0 20]

E TE U

 

 

 

Hàm liên thuộc của các biến ngôn ngữ được chọn như sau:

0 R

0 R

0 R

[ ( ) ( ) ( ) ( ) ( )]

[ ( ) ( ) ( ) ( ) ( )]

U=[ ( ) ( ) ( ) ( ) ( )]

DI DV DL D

DI DV DL D

DI DV DL D

E E x E x E x E x E x

E TE x TE x TE x TE x TE x

U x U x U x U x U x

     

     

     

 Bước 3: Xây dựng luật hợp thành: với 5 tập mờ của mỗi đầu vào, ta xây dựng được 5 x 5 = 25 luật điều khiển. Các luật điều khiển này được xây dựng theo nguyên tắc sau:

- Sai lệch càng lớn thì tác động điều khiển càng lớn.

- Tích phân sai lệch càng lớn thì tác động điều khiển càng lớn.

Bảng 3. 2: Bảng luật điều khiển.

R1: Nếu E = 0 Và TE = 0 Thì U = 0 Hoặc

R2: Nếu E = DI Và TE = 0 Thì U = DI Hoặc

de/dt

R3: Nếu E = DV Và TE = 0 Thì U = DV Hoặc

R4: Nếu E = DL Và TE = 0 Thì U = DL Hoặc

R5: Nếu E = DR Và TE = 0 Thì U = DR Hoặc

R6: Nếu E = 0 Và TE = DI Thì U = DI Hoặc

R7: Nếu E = DI Và TE = DI Thì U = DV Hoặc R8: Nếu E = DV Và TE = DI Thì U = DL Hoặc R9: Nếu E = DL Và TE = DI Thì U = DR Hoặc R10: Nếu E = DR Và TE = DI Thì U = DV Hoặc

R11: Nếu E = 0 Và TE = DV Thì U = DL Hoặc

R12: Nếu E = DI Và TE = DV Thì U = DR Hoặc R13: Nếu E = DV Và TE = DV Thì U = DR Hoặc R14: Nếu E = DL Và TE = DV Thì U = DR Hoặc R15: Nếu E = DR Và TE = DV Thì U = DL Hoặc

R16: Nếu E = 0 Và TE = DL Thì U = DR Hoặc

R17: Nếu E = DI Và TE = DL Thì U = DR Hoặc R18: Nếu E = DV Và TE = DL Thì U = DR Hoặc R19: Nếu E = DL Và TE = DL Thì U = DR Hoặc R20: Nếu E = DR Và TE = DL Thì U = DR Hoặc

R21: Nếu E = 0 Và TE = DR Thì U = DR Hoặc

R22: Nếu E = DI Và TE = DR Thì U = DR Hoặc R23: Nếu E = DV Và TE = DR Thì U = DR Hoặc R24: Nếu E = DL Và TE = DR Thì U = DR Hoặc R25: Nếu E = DR Và TE = DR Thì U = DR Hoặc

 Bước 4: Chọn luật hợp thành Max – Min, giải mờ bằng phương pháp trọng tâm, ta quan sát được sự tác động của các luật và quan hệ vào – ra của bộ điều khiển.

 Bước 5: Mô phỏng hệ thống: Sơ đồ mô phỏng hệ thống được chỉ ra trên hình 3.13. Kết quả mô phỏng được chỉ ra trên hình 3.14.

Tại cửa sổ trên Matlab ta nhập lệnh fuzzy, xuất hiện cửa sổ FIS EDITOR. Ta tiến hành chọn số đầu vào cho bộ điều khiển, chọn phương pháp điều khiển, xây dựng luật hợp thành, thiết lập các hàm liên thuộc như sau:

Hình 3.7: Giao diện FIS

Chọn vùng giá trị của sai lệch E trong đoạn từ 0 đến 10 như hình bên dưới, sau đó ta tiến hành thay đổi các hàm liên thuộc đến các giá trị thích hợp. Ở đây ta sử dụng hàm hình tam giác cho các biến ngôn ngữ là 0, DI, DV, DL và hàm hình thang cho biến ngôn ngữ DR.

Hình 3.8: Mờ hóa sai lệch

Tiếp theo ta kích vào TE, chọn vùng giá trị của tích phân sai lệch TE trong đoạn từ 0 đến 1500 như hình 3.9, sau đó ta tiến hành thay đổi các hàm liên thuộc đến các giá trị thích hợp. Ở đây ta sử dụng hàm hình tam giác cho tất cả các biến ngôn ngữ.

Hình 3.9: Mờ hóa tích phân sai lệch

Đầu ra U của bộ điều khiển ta chọn vùng giá trị của sai lệch E trong đoạn từ 0 đến 20 như hình 3.10, sau đó ta tiến hành thay đổi các hàm liên thuộc đến các giá trị thích hợp. Ở đây ta sử dụng hàm hình tam giác cho các biến ngôn ngữ là 0, DI, DV, DL và hàm hình thang cho biến ngôn ngữ DR.

Hình 3. 10: Mờ hóa điện áp điều khiển

Hình 3. 11: Quan hệ vào ra của bộ điều khiển

Hình 3. 12: Quan sát hoạt động của các luật

Thực hiện việc mô phỏng trên Matlab – Simulink như hình 3.13

Hình 3. 13: Mô phỏng bộ điều khiển mờ cho lò hơi

Ta nhận kết quả mô phỏng như hình 3.14

Hình 3. 14: Kết quả mô phỏng bộ điều khiển mờ cho lò hơi

Bảng 3. 3: Thông số đạt được của bộ điều khiển mờ

Quá trình điều khiển Số liệu Tỉ lệ (%)

Độ quá điều chỉnh 65 (0C) 7.2 %

Thời gian quá độ 180 (s)

Số lần dao động 1

Trong quá trình mô phỏng ta thấy đối tượng đạt đến nhiệt độ mong muốn trong thời gian khá lâu (lâu hơn bộ điều khiển PID) và có độ quá điều chỉnh cao 7% không nằm trong phạm vi độ quá điều chỉnh cho phép (7% > 2%). Ta tiếp tục áp dụng bộ điều khiển cuối cùng để xem kết quả và nêu ra nhận xét chung cho từng bộ điều khiển.

Một phần của tài liệu Điều khiển nhiệt độ lò hơi tầng sôi tuần hoàn ứng dụng trí tuệ nhân tạo (Trang 59 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)