Xác định hoạt tính kháng khuẩn ở rễ cây mật nhân

Một phần của tài liệu Khảo sát một số hoạt tính sinh học của dịch chiết rễ cây mật nhân eurycoma longifolia jack và ứng dụng tạo sản phẩm thực phẩm có lợi cho sức khỏe người tiêu dùng (Trang 33 - 38)

Hoạt tính kháng khuẩn của một chất là thước đo dược lý quan trọng. Thông qua khả năng kháng khuẩn của hợp chất, người ta bắt đầu tiến hành đưa hợp chất đó vào ứng dụng thực tiễn để điều trị một số các loại bệnh do vi sinh vật hoặc vi khuẩn gây nên, chính bởi vì điều đó, ở đây em thực hiện xét hoạt tính kháng khuẩn của cây mật nhân đối với 2 loại vi sinh vật là E.coliS.aureus với lý do như đã trình bày ở chương 2.

+ E.coli: Escherichia coli (thường được viết tắt là E.coli) hay còn được gọi là vi khuẩn đại tràng là một trong những loài vi khuẩn chính ký sinh trong đường ruột của động vật máu nóng (bao gồm chim và động vật có vú). Vi khuẩn này cần thiết trong quá trình tiêu hóa thức ăn và là thành phần của khuẩn lạc ruột. Sự có mặt của E.coli trong nước ngầm là một chỉ thị thường gặp cho sự nhiễm phân. E.coli thường được sử dụng làm sinh vật mô hình cho các nghiên cứu về vi khuẩn [38].

+ S.aureus: là một loại vi khuẩn thường thấy trên da, tóc cũng như trong mũi và cổ họng của người và động vật. Những vi khuẩn này có mặt ở 25% những người khỏe mạnh và thậm chí còn phổ biến ở những người bị nhiễm trùng da, mắt, mũi, hoặc cổ họng. S.aureus có thể gây ngộ độc thực phẩm khi một người xử lý thực phẩm gây ô nhiễm và sau đó thức ăn không được làm lạnh đúng cách. Các nguồn ô nhiễm thực phẩm khác bao gồm thiết bị và bề mặt mà thực phẩm được chuẩn bị. Những bi khuẩn này nhân lên một cách nhanh chóng ở nhiệt độ phòng và gây ra độc tố gây bệnh [38].

Thực hiện các phương pháp phân tích như trình bày ở chương 2 tại phòng thí nghiệm thực phẩm của trung tâm Kỹ Thuật Tiêu Chuẩn Đo Lường Chất Lượng 2 (Quatest 2), kết quả được đưa ra theo bảng 3.1 và các hình sau:

Bảng 3.1 Kết quả thử hoạt tính kháng khuẩn của rễ cây mật nhân

STT Loại VSV Tỉ lệ Số khuẩn lạc

1 E.coli 1ml E.coli : 1ml mật nhân Nhận thấy có nhiều khuẩn lạc không thể đếm được.

1ml E.coli : 2ml mật nhân 30 khuẩn lạc.

1ml E.coli : 4ml mật nhân 10 khuẩn lạc

1ml E.coli : 6ml mật nhân Không xuất hiện khuẩn lạc.

2 S.aureus 1ml S.aureus : 1ml mật nhân Nhận thấy có nhiều khuẩn lạc không thể đếm được.

1ml S.aureus : 5ml mật nhân 64 khuẩn lạc

1ml S.aureus : 9ml mật nhân Không xuất hiện khuẩn lạc.

Hình 3.1 Kết quả thí nghiệm cấy 1ml dịch E.coli: 1ml mật nhân và 1ml dịch E.coli : 2ml mật nhân

Hình 3.2 Kết quả thí nghiệm cấy 1ml dịch E.coli : 4ml mật nhân và 1ml dịch E.coli :6ml dịch mật nhân

Hình 3.3 Kết quả thí nghiệm cấy 1ml dịch S.aureus : 1ml mật nhân, 5mll mật nhân và 9ml mật nhân

Theo kết quả từ bảng 3.1 cho thấy, dịch chiết từ rễ cây không cho khả năng kháng khuẩn 1ml dịch mật nhân với với 1ml dịch E.coli vì vậy nên số lượng khuẩn lạc xuất hiện trên đĩa xuất hiện nhiều. Nhưng ở tỉ lệ 6:1 (ml/ml) thì không thấy khuẩn lạc xuất hiện chứng tỏ ở nồng độ cao, dịch mật nhân thể hiện tính kháng khuẩn đối với E.coli.

Vậy có thể kết luận với độ Bx ban đầu =84 và sau khi pha loãng ra 3 lần thì Bx của dịch đạt 28 thì dịch chiết rễ cây mật nhân thể hiện hoạt tính kháng khuẩn tốt nhất với tỉ lệ 1ml dịch E.coli : 6ml dịch mật nhân.

Tương tự đối với S.aureus, khi tăng tỉ lệ phối trộn lên 9ml cao chiết mật nhân pha loãng với 1ml dịch S.aureus đã cho khả năng kháng khuẩn, nên không có khuẩn lạc xuất hiện sau quá trình nuôi cấy.

Vậy có thể kết luận dịch mật nhân cho kết quả kháng khuẩn không cao. Tuy nhiên điều này hợp lý so với báo cáo của Farouk (2007) [16] khi cho rằng dịch chiết từ cây mật nhân không có khả năng kháng khuẩn.

3.2 Xác định hoạt tính kháng oxy hóa

Hoạt tính kháng oxy hóa của một chất được thể hiện qua điểm IC50 là nồng độ phần trăm khi chất đó thể hiện hoạt tính kháng 50%. Thực hiện các bước như đã trình bày ở chương 2 và đo kết quả bằng máy Elisa xử lý kết quả bằng phần mềm Excel ta thu được bảng số liệu và các đồ thị bên dưới:

Bảng 3.2 Kết quả đo ABS đối với dịch chiết rễ cây mật nhân và Vitamin C Dịch chiết rễ cây mật nhân Vitamin C

ABS %DPPH ABS %DPPH

Nồng độ (mg/l)

Nồng độ (μg/l)

50 1,322 9,091 50 1,364 1,887

100 1,270 18,01 100 1,265 18,868

150 1,220 26,587 150 1,142 39,966

200 1,164 36,192 200 1,020 60,892

300 1,071 52,144 300 0,795 99, 485

Mẫu trắng 1,375 Mẫu trắng 1,375

Từ kết quả ở bảng 3.2 sử dụng phần mềm excel để tiến hành lập đường chuẩn đối với dịch chiết và vitamin C để xác định được điểm IC50. Ta thu được 2 đồ thị như hình 3.4 và hình 3.5

Hình 3.4 Đồ thị xác định điểm IC50 đối với dịch chiết làm mất màu dung dịch DPPH

Hình 3.5 Đồ thị xác định điểm IC50 đối với vitaminC làm mất màu dung dịch DPPH Qua 2 đồ thị hình 3.4 và 3.5 ta thấy các nồng độ pha loãng và phần trăm ức chế IC của dịch chiết rễ cây mật nhân được biểu thị dưới dạng đường thẳng y = 0.173x + 0.7232 với hệ số tương quan là R² = 0.999 cho thấy kết quả được trình bày trên đồ thị có độ chính xác cao. Từ đồ thị ta có thể ngoại suy được giá trị IC50=284,837mg/l.

Tương tự đối với vitamin C, ta xác định được điểm IC50=174,602μg/l. Lập bảng so sánh 2 giá trị IC50 của dịch chiết rễ cây mật nhân ta có thể rút ra kết luận dịch chiết rễ cây mật nhân thể hiện tính oxy hóa rất yếu khi có giá trị IC50 nhỏ hơn gấp 1631 lần.

y = 0,173x + 0,7232 R² = 0,999

0 10 20 30 40 50 60

50 70 90 110 130 150 170 190 210 230 250 270 290 310 330 350

Phần trămc chế IC(%)

Nồng độ dịch chiết(mg/l)

Đồ thị (dịch chiết)

IC50

y = 0,3953x - 19,02 R² = 0,9992

0 20 40 60 80 100 120

50 100 150 200 250 300 350

Phần trămc chế IC(%)

Nồng độ vitamin C (μg/l)

Đồ Thị(vitamin C)

IC50

Bảng 3.3 So sánh giá trị IC50 của dịch chiết rễ cây mật nhân và vitaminC Tên dung dịch Nồng độ IC50

Một phần của tài liệu Khảo sát một số hoạt tính sinh học của dịch chiết rễ cây mật nhân eurycoma longifolia jack và ứng dụng tạo sản phẩm thực phẩm có lợi cho sức khỏe người tiêu dùng (Trang 33 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(51 trang)