Thực trạng tai nạn thương tích của người đến khám và cấp cứu tại Bệnh viện

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ thực trạng tai nạn thương tích của người đến khám và cấp cứu tại bệnh viện huyện lệ thủy, quảng bình năm 2019 và một số yếu tố liên quan (Trang 46 - 51)

4.1. THỰC TRẠNG TAI NẠN THƯƠNG TÍCH CỦA NGƯỜI ĐẾN KHÁM

4.1.2 Thực trạng tai nạn thương tích của người đến khám và cấp cứu tại Bệnh viện

4.1.2.1 Thông tin chung về người bị tai nạn thương tích

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy tai nạn thương tích chiếm tỉ lệ 1,2% so với tổng số bệnh nhân đến khám và cấp cứu tại Bệnh viện (Bảng 3.5).

Thang Long University Library

Nghiên cứu của tác giả khác ở trong nước cũng cho kết quả tương tự. Tác giả Trần Thị Ngọc Lan và cs (2010) thấy số bệnh nhân TNTT đến khám cấp cứu chiếm tỉ lệ 2,83% so với tổng số bệnh nhân đến khám, cấp cứu nói chung [25].

4.1.2.2 Nguyên nhân gây ra tai nạn thương tích

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy tỉ lệ các nhóm nguyên nhân gây ra TNTT được phân bố như sau: TNGT (41,3%); TNLĐ (20,9%); ngã (12,1%);

súc vật cắn, đốt, húc,..(2,4%); đuối nước (1,4%); bỏng (5,5%); ngộ độc (5,9%);

tự tử (1,0%); bạo lực gia đình, XH (7,5%); khác (2,0%). Như vậy, trong 3 nguyên nhân hàng đầu gây TNTT theo nghiên cứu của chúng tôi thì đứng đầu là tai nạn giao thông, thứ 2 là tai nạn lao động, thứ 3 là ngã (Bảng 3.6). TNGT chiếm tỷ lệ cao nhất là một vấn nạn của xã hội hiện nay, nhu cầu đi lại của con người ngày nay rất phong phú và đa dạng, sự phát triển của khoa học kỹ thuật đã giúp con người có nhiều phương tiện giao thông hiện đại phục vụ cuộc sống, số lượng xe máy tăng lên đáng kể, tuy nhiên, cơ sở hạ tầng lại không đáp ứng kịp nhu cầu tham gia giao thông cộng với sự hiểu biết của người dân về Luật Giao thông còn hạn chế nên tỷ lệ thương tích do TNGT chiếm tỷ lệ cao, kết quả của chúng tôi phù hợp với nghiên cứu của Lê Thái Bình và cs (2014) cho thấy tỉ lệ TNTT do TNGT chiếm tỷ cao (37,3%) [5].

Theo báo cáo của Bộ Y tế (2011) thì TNGT đứng hàng đầu chiếm tỉ lệ 40,9%, tiếp theo là ngã (18,16%) và TNLĐ (13,42%) [13]. Theo Mai Năm và cs (2010) thì 2 nguyên nhân hàng đầu gây TNTT là TNGT (52,4%) và ngã (21,9%) [28]. Nguyễn Thị Hồng Tú (2006) cho thấy tại Huế: TNGT chiếm tỉ lệ cao nhất (49,4%), ngã đứng thứ hai (17,9%) sau đó là TNLĐ (11,7%) [34].

Như vậy, ba nguyên nhân hàng đầu gây ra TNTT trong nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với các kết quả nghiên của các tác giả trên.

4.1.2.3 Tai nạn thương tích theo chủ định

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy TNTT ở nhóm không có chủ định chiếm tỉ lệ rất cao (91,5%), nhóm có chủ định thấp (8,5%) (Bảng 3.7).

TNTT thường xảy ra đột ngột, không có dự báo trước nên tai nạn thương tích không có chủ định luôn chiếm tỉ lệ cao. TNTT có tính chủ định chỉ xảy ra đối với các trường hợp bạo lực gia đình, xã hội và tự tử. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Lê Thái Bình và cs (2014) cho thấy tỉ lệ TNTT do chủ định gây thương tích là 2,1% [5]. Kết quả nghiên cứu của tác giả Hoàng Thị Phượng và CS (2004) cho thấy TNTT không chủ định chiếm chủ yếu trong tổng số các loại TNTT (98,1%) [29]. Nghiên cứu của Nguyễn Thị Hồng Tú (2006) cho thấy tỉ lệ TNTT có chủ định tại Huế là 3,4% và tại Long An là 2,3% [34].

Như vậy, kết quả của chúng tôi tương đồng với kết quả nghiên cứu của các tác giả trên. Tuy nhiên, do địa điểm, thời gian và quy mô nghiên cứu khác nhau nên các tỉ lệ TNTT do chủ định có khác nhau giữa các nghiên cứu, nhưng sự khác nhau này là không đáng kể.

4.1.2.4 Địa điểm xảy ra tai nạn thương tích

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy TNTT xảy ra ở trên đường đi 51,0%; tại nhà 21,1%; nơi làm việc 18,8%; nơi công cộng 3,4%; trường học 1,2%; ao, hồ, sông, biển 4,3% và nơi khác 0,2%. Như vậy, địa điểm TNTT thường xảy ra ở trên đường đi, tại nhà và nơi làm việc chiếm tỉ lệ cao (Bảng 3.8).

Kết quả này cũng phù hợp với kết quả của Lê Thái Bình và cs (2014):

TNTT trên đường đi lại (44%), ở nhà (40,7%) [5]. Theo báo cáo của Bộ Y tế (2011) thì TNTT ở trên đường đi chiếm tỉ lệ cao nhất (44,27%), thứ hai là tại nhà (23,65%) [13]. Nguyễn Thị Hồng Tú (2006) cho thấy tỉ lệ TNTT xảy ra trên đường đi, nơi làm việc, tại nhà tại Huế lần lượt là: 54,9%; 9,0%; 25,0%; và tại Long An lần lượt là: 28,4%; 11,6%; 44,8%; [34]. Theo Mai Năm và cs (2010) xảy ra trên đường đi (52,4%), nơi làm việc (6,0%), tại nhà (26,6%) [28].

Như vậy, ba địa điểm hàng đầu xảy ra TNTT là trên đường đi, tại nhà và nơi làm việc trong nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với các nghiên cứu khác. Tuy nhiên do địa điểm, thời gian và quy mô nghiên cứu khác nhau nên vị trí của ba

Thang Long University Library

địa điểm này có khác nhau giữa nghiên cứu của chúng tôi với các nghiên cứu khác.

4.1.2.5 Khoảng cách từ địa điểm bị tai nạn thương tích đến bệnh viện

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy số lượng bệnh nhân bị tai nạn thương tích đến khám và cấp cứu tại bệnh viện tỉ lệ nghịch với khoảng cách từ địa điểm bị tai nạn thương tích đến bệnh viện. Chiếm tỉ lệ cao nhất ở nhóm khoảng cách < 5 km (36,4%) và thấp nhất ở nhóm từ 15 km trở lên (17,8%) (Bảng 3.9).

Đối với bệnh nhẹ và trung bình thì mức độ lo lắng ít và nảy sinh vấn đề cân nhắc giữa kết quả cấp cứu, điều trị và điều kiện sẵn có của người bệnh và gia đình người bệnh như: điều kiện đi lại để chăm sóc bệnh nhân, người chăm sóc, công việc đang làm, v.v... bệnh nhân thường có xu hướng chọn nơi thuận tiện, chi phí thấp để cấp cứu và điều trị. Người bệnh ở xa bệnh viện thường chọn cách điều trị tại trạm y tế, thầy lang hoặc tự điều trị, theo dõi tại nhà khi bệnh không thuyên giảm hoặc tiến triển nặng lên mới đến bệnh viện; do đó, ở khoảng cách càng xa bệnh viện thì tỉ lệ người bệnh bị TNTT đến cấp cứu và điều trị tại bệnh viện càng thấp.

Như vậy, kết quả số lượng bệnh nhân bị tai nạn thương tích đến khám và cấp cứu tại bệnh viện tỉ lệ nghịch với khoảng cách từ địa điểm bị tai nạn thương tích đến bệnh viện trong nghiên cứu của chúng tôi phù hợp. Tuy vậy, chúng tôi không có tài liệu để tham khảo, so sánh và đối chứng số liệu

4.1.2.6 Các bộ phận bị tổn thương do tai nạn thương tích gây ra

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy tỉ lệ các nhóm bộ phận bị tổn thương do TNTT gây ra như sau: Đầu, mặt, cổ (50,6%); Thân mình (8,3%); Chi (34,4%); Đa tổn thương phối hợp (6,7 %). Như vậy, nhóm bộ phận bị tổn thương ở Đầu, mặt, cổ và Chi chiếm tỉ lệ cao hơn các nhóm khác (Bảng 3.10).

Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Đức Chính và cs (2011) cho thấy chấn thương đầu mặt cổ chiếm tỉ lệ 39,5%, ở chi chiếm tỉ lệ 49,6% [12]. Nghiên cứu của Lê Quang Ánh (2011) cho thấy bộ phận bị thương tích: Tứ chi 47,7%; đầu

mặt cổ 26,1%; thân mình 17,1%; đa tổn thương phối hợp 9,1% [2]. Lê Thái Bình và cs (2014) cho thấy TNTT tứ chi 66,3%; đầu mặt cổ 23,2% [5]. Nghiên cứu tình hình tai nạn giao thông tại Kashan, Iran (2012) cho thấy chấn thương đầu và cổ là phổ biến nhất (52,0%), chấn thương ở chi trên và dưới (49,7%) đứng ở vị trí thứ hai [45].

Như vậy, kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với các nghiên cứu khác. Tuy nhiên, do địa điểm, thời gian và quy mô nghiên cứu khác nhau nên vị trí và tỉ lệ các bộ phận bị thương tổn có sự khác nhau giữa nghiên cứu của chúng tôi với các nghiên cứu khác, nhưng sự khác nhau này không đáng kể.

4.1.2.7 Tình trạng người bị tai nạn thương tích khi đến viện.

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy bệnh nhân tử vong trước khi đến viện 1,0%; tình trạng bệnh nặng 8,1%; trung bình 15,8% và nhẹ 75,1%. Như vậy, tình trạng người bị tai nạn thương tích ở mức độ nhẹ chiếm tỉ lệ cao (Bảng 3.11). Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Đức Chính và cs (2011) cho thấy bệnh nhân tử vong và nặng chiếm tỉ lệ 3,6% [12] .

Như vậy, kết quả tình trạng người bị tai nạn thương tích ở mức độ nhẹ

chiếm tỉ lệ rất cao trong nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với nghiên cứu trên.

Tuy nhiên, do cách phân chia nhóm mức độ thương tổn, địa điểm, thời gian và quy mô nghiên cứu khác nhau nên các tỉ lệ mức độ thương tổn ở các nhóm có khác nhau giữa các nghiên cứu, nhưng sự khác nhau này không đáng kể.

4.1.2.8 Thời gian trước khi đến viện

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy sau khi bị TNTT, bệnh nhân được chuyển đến viện kịp thời là 48,8% và không kịp thời là 51,2%. Như vậy, người bệnh sau khi bị tai nạn thương tích được chuyển đến bệnh viện ở nhóm kịp thời chiếm tỉ lệ thấp so với nhóm không kịp thời (Bảng 3.12). Nguyên nhân có thể do người dân chưa được cung cấp thông tin, chưa biết gọi đến những trung tâm cấp cứu khi có tai nạn xảy ra, mạng lưới tình nguyên viên sơ cấp cứu ban đầu chưa được triển khai đồng bộ, phương tiện vận chuyển nạn nhân chưa đúng.

Thang Long University Library

Nghiên cứu của Lê Lương (2007) cho thấy thời gian đến viện trước 6 giờ chiếm 74,21%, số đến viện sau 24 giờ chỉ có 3,79% [27]. Theo Nguyễn Thúy Quỳnh và cs (2010) cho thấy thời gian đến viện ở các nhóm dưới 1 giờ, từ 1-6 giờ, từ 6-24 giờ và sau 24 giờ theo thứ tự tại Đồng Tháp 85,7%; 5,7%; 8,6%; tại Đắc Lắc 85,1%; 11,4%; 2,6%; 0,9%; tại Thái Bình 61,3%; 34,0%, 4,7%; tại Thái Nguyên 44,4%; 38,9%; 16,7%. Tính chung cho các tỉnh là 89,9%; 30,4%; 8,1%;

2,2%; 0,8% [31].

Do cách phân chia khoảng thời gian trước viện của các tác giả khác nhau và khác với nghiên cứu của chúng tôi, do vậy kết quả nghiên cứu của các tác giả khác với kết quả nghiên cứu của chúng tôi.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ thực trạng tai nạn thương tích của người đến khám và cấp cứu tại bệnh viện huyện lệ thủy, quảng bình năm 2019 và một số yếu tố liên quan (Trang 46 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(70 trang)
w