CHƯƠNG 3. THÍ NGHIỆM XÁC ĐỊNH ẢNH HƯỞNG CỦA VÔI ĐẾN MÔ ĐUN ĐÀN HỒI CỦA BÊ TÔNG CÓ HÀM LƢỢNG LỚN TRO BAY
3.2. Vật liệu sử dụng trong thí nghiệm
- Vôi (Ca(OH)2) theo Mục 2.2.6
3.3. Thành phần cấp phối các h n hợp bê tông
Bảng 3.1. Thành phần c p phối của các tổ mẫu bê tông
Tên mẫu
Kích thước mẫu
trụ (mm x
mm)
Tổng bột (chất kết dính) Đá
1x2 Cát Nước
Số lƣợng
mẫu Xi
măng (%)
Tro bay (%)
Vôi
(%) (Viên)
M1(100,0,0) 150x300 100 0 0 3 2 0.5 18
M2(60,40,0) 150x300 60 40 0 3 2 0.5 18
M3(55,40,5) 150x300 55 40 5 3 2 0.5 18
M4(50,40,10) 150x300 50 40 10 3 2 0.5 18
M5(40,40,20) 150x300 40 40 20 3 2 0.5 18
M6(35,40,25) 150x300 35 40 25 3 2 0.5 18
Thành phần cấp phối được trình bày ở Bảng 3.1. Sáu tổ mẫu được đúc trong đó tổ mẫu M1 là tổ mẫu đối chứng thứ nhất khi sử dụng 100% xi măng, tổ mẫu M2 là tổ mẫu
đối chứng thứ 2 khi hàm lượng lớn tro bay được sử dụng để thay thế xi măng ở 40%. Các tổ mẫu còn lại khi 40% xi măng được thay thế bởi tro bay và xi măng còn lại cũng được thế bởi vôi với tỉ lệ tương ứng là 5% (M3), 10%(M4), 20%(M5) và 25%(M6). Mỗi tổ mẫu đúc 18 mẫu trụ có đường kính 150mm, chiều cao 300mm để thí nghiệm xác định cường độ chịu nén và mô đun đàn hồi tại thời điểm 28 ngày, 56 ngày và 90 ngày.
3.4. Thí nghiệm xác định độ sụt - Công tác chuẩn bị
- Độ sụt được đo ngay sau khi trộn hỗn hợp bê tông bằng máy trộn.
- Chuẩn bị Côn Abrams
Hình 3.1. Côn đo độ sụt
* Quy trình đo độ sụt:
Đặt chảo trộn trên sàn nhà và làm ẩm nó với một ít nước nhưng không có nước tự do đọng lại. Giữ vững hình nón sụt giảm tại chỗ bằng cách sử dụng 2 chân giữ.
Chèn hỗn hợp bê tông vào một phần ba hình nón. Sau đó, đầm chặt mỗi lớp 25 lần bằng cách sử dụng các thanh thép trong một chuyển động tròn, và đảm bảo không để khuấy.
Thêm hỗn hợp đủ hai phần ba, lặp lại 25 lần đầm, đầm chặt vừa vào lớp trước bê tông. Tiếp tục chèn hỗn hợp bê tông sao cho đầy nón sụt, sau đó lặp lại quá trình đầm 25 lần.
Gạt bỏ hỗn hợp bê tông thừa ở phần trên mở của hình nón sụt bằng cách sử dụng que đầm thép. Từ từ tháo bỏ nón sụt bằng nâng nó theo chiều dọc trong thời gian (5 giây 2 giây) và đảm bảo rằng mẫu bê tông không di chuyển.
Đợi cho hỗn hợp bê tông sụt. Sau khi bê tông ổn định, đo sự sụt giảm theo chiều cao bằng cách chuyển hình nón ngược sụt xuống đặt bên cạnh các mẫu, đặt que thép trên mặt nón và đo khoảng cách từ thanh đến tâm di dời ban đầu.
- Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ, đặt nón cân bằng vào mâm.
- Bước 2: Cho hỗn hợp bê tông vào nón (chia làm 3 lần, 3 lớp đầm).
- Bước 3: Rút từ từ nón sắt.
- Bước 4: Đo độ sụt của bê tông sau khu rút nón cụt.
Hình 3.2. Đo kiểm tra độ sụt 3.5. Đúc mẫu và dƣỡng hộ mẫu
Hỗn hợp bê tông được trộn bằng máy trộn, quy trình trộn bê tông cụ thể như sau:
- Trước hết cho máy chạy không tải một vài vòng, khi trộn mẻ đầu tiên thì đổ một ít nước cho ướt vỏ cối và bàn gạt để không bị mất nước do vỏ cối và bàn gạt hút nước, đồng thời không làm vữa bê tông dính vào cối.
- Tiến hành cân các cốt liệu cho vào cùng một lúc, cho cối chạy xoay đều để các các cốt liệu được trộn đều với nhau, sau đó tiến hành cân nước với tỷ lệ tương ứng ghi trong Bảng 3.1 thành phần cấp phối của hỗn hợp bê tông.
Các mẫu sau khi trộn được đúc vào ván khuôn thép hình trụ có đường kính trong 150mm và chiều cao 300mm. Sau 24h các mẫu được tháo ra khỏi ván khuôn và được dưỡng hộ trong môi trường không khí Phòng thí nghiệm LAS XD 1396 thuộc Trung tâm Quy hoạch và Kiểm định xây dựng Khánh Hòa chờ đến ngày thí nghiệm xác định cường độ chịu nén và mô đun đàn hồi.
Hình 3.3. Cân, đo các thành phần cấp phối
Hình 3.4. Đúc mẫu và dưỡng hộ
3.6. Thí nghiệm xác định cường độ chịu nén của bê tông
Xác định cường độ lăng trụ (RLT): Mỗi cấp phối M dùng 03 viên mẫu hình trụ kích thước 150x300mm. Đo kích thước thiết diện chịu nén và gia tải phá hoại từng viên mẫu như thử cường độ chịu nén của bê tông ghi trong TCVN 3118:1993 [48].
3.6.1 Quy trình nén mẫu
Mẫu sau khi được capping làm phẳng mặt bằng một lớp hồ xi măng cứng đanh không dày quá 2mm (phần mặt trên).
Mẫu được nén bằng máy nén thuỷ lực dùng để xác định cường độ chịu nén của bê tông theo TCVN 3118:1993 như Mục 2.3.6, tốc độ gia tải trung bình là 6 4(KN/s) với quy trình như sau:
+ Đưa mẫu đã được chuẩn bị vào bàn nén, 2 mặt bên tiếp xúc với 2 mặt bàn nén. Để đảm bảo kích thước bề mặt tiếp xúc giống nhau gữa các mẫu nén, lót tấm đệm truyền tải được làm bằng thép kích thước 150x150mm được sử dụng đặt giữa bề mặt mẫu và mặt bàn nén.
+ Điều chỉnh 2 bàn nén áp sát mặt mẫu nén.
+ Đóng khóa dầu thủy lực của máy.
+ Mở van áp lực, bắt đầu quá trình gia tải, đến lúc mẫu bị phá hoại thì dừng lại, đọc kết quả trên màn hình máy nén.
Hình 3.5. Quá trình nén mẫu
3.6.2. Công thức xác định cường độ chịu nén
Cường độ lăng trụ (RLT) của từng viên mẫu bê tông được tính bằng daN/cm2 (kG/cm2 ), theo công thức:
LT
R P
F Trong đó:
P: Lực nén làm mẫu bị phá hoại.
F: Diện tích thiết diện chịu nén.
Đơn vị tính của R thường dùng là daN/cm2 (kG/cm2 ) hoặc MPa (Meega Pascan).
Cường độ lăng trụ của bê tông được xác định từ các giá trị cường độ của các viên trong tổ mẫu theo điều 4.3 của TCVN 3118:1993 [48]. Cường độ chịu nén của bê tông được xác định từ các giá trị cường độ chịu nén của các viên trong tổ mẫu bê tông như sau:
So sánh các giá trị cường độ nén lớn nhất và nhỏ nhất với cường độ nén của viên mẫu trung bình. Nếu cả hai giá trị đó đều không chênh lệch nhau quá 15% so với cường độ nén của viên mẫu trung bình thì cường độ nén của bê tông tính bằng trung bình số học của ba kết quả thử trên ba viên mẫu. Nếu một trong hai giá trị đó lệch quá 15% so với cường độ nén của viên mẫu trung bình thì loại bỏ cả hai kết quả lớn nhất và nhỏ nhất. Khi đó cường độ nén của bê tông là cường độ nén của một viên mẫu còn lại.
3.7. Thí nghiệm xác định mô đun đàn hồi của bê tông 3.7.1. Quy trình thí nghiệm
Mô đun đàn hồi của bê tông Theo TCVN 5726-1993: Phương pháp xác định cường độ lăng trụ và mô đun đàn hồi khi nén tĩnh [49].
Tiêu chuẩn này quy định phương pháp thử cường độ lăng trụ, mô đun đàn hồi khi nén tĩnh của bê tông nặng.
a. Thiết bị thử:
- Máy nén: Sử dụng các loại máy nén thuỷ lực dùng để xác định cường độ chịu nén của bê tông theo TCVN 3118 : 1993 (theo mục 2.3.6).
- Biến dạng kế: Sử dụng biến dạng kế đòn bẩy hoặc các loại đồng hồ đo biến dạng lắp trên khung gá vào mẫu (hình 3.6) . Các dụng cụ đo biến dạng phải đảm bảo độ chính xác của các số đo biến dạng tương đối tới ±5 x 10-6.
- Thước lá kim loại: Dùng để kiểm tra kích thước, tiết diện của mẫu thử.
Hình 3.6 Khung và đồng hồ đo biến dạng b. Chuẩn bị mẫu thử:
- Chuẩn bị 06 viên mẫu lăng trụ 03 viên dùng để thử cường độ, 3 viên dùng để thử môđun đàn hồi. Khi cắt bê tông từ kết cấu để tạo mẫu, nếu không có đủ 3 viên cho mỗi chỉ tiêu thì được phép sử dụng 2 viên để thử từng chỉ tiêu.
- Việc lấy mẫu hỗn hợp bê tông, đúc, bảo dưỡng, khoan cắt mẫu bê tông và chọn kích thước viên để thử cường độ lăng trụ và môđun đàn hồi được tiến hành theo TCVN 3105:1993 [46].
- Kết cấu sản phẩm yêu cầu thử mẫu ở trạng thái nào thì mẫu được chuẩn bị để thử đúng ở trạng thái đó. Cách đưa mẫu về các trạng thái khác nhau được tiến hành làm theo TCVN 3115:1993 [47].
- Trên 4 mặt đứng của từng viên mẫu kẻ 4 đường trung bình song song với trục dọc của viên để đạt khoảng cách đo biến dạng. Khoảng cách đo được đặt cách đều hai đáy viên mẫu. Khoảng cách đo được chọn với kích thước tối thiểu: lớn hơn 2,5 lần đường kính cỡ hạt lớn nhất của cốt liệu nhưng không nhỏ hơn 100mm và 50mm khi dùng các thiết bị đo biến dạng tương ứng là khung lắp đồng hồ và biến dạng kế đòn bẩy và tối đa: không lớn hơn 2/3 chiều cao viên mẫu.
- Dựa vào các đường kẻ đã vạch, gá dụng cụ đo biến dạng lên 4 mặt của viên mẫu.
Hình 3.7. Mẫu kiểm tra mô đun đàn hồi c. Tiến hành thử:
- Chọn các thang lực thích hợp của máy để khi nén giá trị tải lớn nhất dự kiến sẽ sử dụng nằm trong khoảng 20 - 80% tải trọng tối đa của thang lực.
- Xác định cường độ lăng trụ (RLT): (Đã nêu tại mục 3.6) - Xác định Mô đun đàn hồi (E0).
+ Đặt từng viên vào mẫu chính tâm thớt dưới của máy nén. Đặt tải tạo ứng xuất ban đầu bằng khoảng 0,5daN/cm2 lên mẫu. Ghi lại giá trị đồng hồ đo ở cả 4 mặt đứng của viên mẫu.
+ Tăng tải lên mẫu với tốc độ 6 ± 4daN/cm2 trong một giây cho tới khi đạt ứng suất thử bằng khoảng 1/3 giá trị cường độ lăng trụ xác định ở điều b. Giữ tải ở ứng xuất này 60 giây và đọc giá trị đồng hồ đo ở cả 4 mặt trong khoảng 30 giây nữa.
+ Tính biến dạng tương đối ở từng mặt bằng hiệu sồ 2 lần đọc đồng hồ gắn trên mặt đó chia cho khoảng cách, rồi tính giá trị biến dạng trung bình của 4 mặt.
- Nếu biến dạng ở các mặt đều không lệch quá 20% so với biến dạng trung bình thì hạ tải về mức ứng suất ban đầu (δ0) với tốc độ tương đương như khi nâng tải và sau đó tiến hành thêm 2 chu kỳ nâng và hạ tải tương tự như điều c2 ở lần nâng tải cuối
cùng, sau khi nâng tải tới ứng suất thử (δ1) lưu tải 60 giây thì đọc 4 giá trị đồng hồ ở 4 mặt trong thời gian khoảng 30 giây và coi đây là giá trị chính thức dùng trong tính toán.
- Nếu biến dạng ở một mặt bất kỳ lệch quá 20% so với biến dạng trung bình thì hạ tải về mức 0, đặt lại viên mẫu lệch về phía đồng hồ chì biến dạng nhỏ rồi lặp lại quá trình thử như điều c.2 cho tới khi đạt được mức chênh biến dạng giữa các mặt nằm dưới mức cho phép. Sau đó tiến hành lấy số đo như mục trên.
Kết thúc đo mô đun đàn hồi, nâng tải phá hoại mẫu. Ghi vào biên bản thí nghiệm nếu cường độ lăng trụ thử trên các viên mẫu này lệch quá 20% so với cường độ lăng trụ đã thí nghiệm RLT.
Hình 3.8. Thí nghiệm đo mô đun đàn hồi 3.7.2. Công thức xác định mô đun đàn hồi của bê tông
- Cường độ lăng trụ (RLT): (Đã nêu tại Mục 3.6.2)
- Mô đun đàn hồi khi nén tĩnh (E0) của từng viên mẫu được tính bằng daN/cm2 theo công thức:
1 0
0
1 0
E
Trong đó:
1- ứng suất thử (ở giá trị khoảng 1/3 cường độ lăng trụ). (N/mm2)
0- ứng suất ban đầu (0,5N/mm2). (N/mm2)
ε1 - ε0 - Chênh lệch biến dạng tương đối của bê tông ở mức ứng suất thử so với mức ứng suất ban đầu.
Mô đun đàn hồi khi nén tĩnh của bê tông được tính từ các giá trị của các viên trong tổ theo điều 4.3 của TCVN 3118:1993 [48]:
3.8. Kết quả và thảo luận
3.8.1. Độ sụt của các hỗn hợp bê tông
Bảng 3.2. Kết quả đo độ sụt
Tên mẫu
Kích thước mẫu (mmxmm)
Xi măng
(kg)
Tro bay (kg)
Vôi (kg)
XM + tro bay
+ Vôi (kg)
Đá 1x2 (kg)
Cát (kg)
Nước (kg)
Độ sụt (cm)
M1(100,0,0) D150xH300 45 0 0 45 135 90 22,5 7 M2(60,40,0) D150xH300 27 18 0 45 135 90 22,5 19 M3(55,40,5) D150xH300 24,75 18 2,25 45 135 90 22,5 19 M4(50,40,10) D150xH300 22,5 18 4,5 45 135 90 22,5 17 M5(40,40,20) D150xH300 18 18 9 45 135 90 22,5 15 M6(35,40,25) D150xH300 15,75 18 11,25 45 135 90 22,5 13 Độ sụt được đo sau khi trộn hỗn hợp bê tông bằng máy trộn. Dựa vào kết quả đo độ sụt bảng 3.2 cho thấy:
- Mẫu M1(100,0,0): Với 100% xi măng độ sụt đo được là 7cm, khi thay thế xi măng bằng 40% lượng tro bay tại mẫu M2(60,40,0) thì độ sụt tăng lên 19cm cho thấy tro bay góp phần tăng độ linh động của bê tông tươi.
- Mẫu M3(55,40,5), M4(50,40,10), M5(40,40,20), M6(35,40,25): Với lượng tro bay 40%, cho vôi vào thay thế xi măng với lượng 5%, 10%, 20%, 25% ứng với mẫu M3, M4, M5, M6 thì độ sụt giảm dần, cho thấy vôi góp phần giảm độ linh động của bê tông tươi.
3.8.2. Ảnh hưởng của vôi đến cường độ chịu nén của bê tông có hàm lượng lớn tro bay Cường độ chịu nén của các mẫu thí nghiệm được trình bày ở Bảng 3.3 và được vẽ ở hình 3.9. Tỉ lệ cường độ chịu nén của mẫu thay thế 40% tro bay không có vôi (M2) với mẫu đối chứng không có tro bay (M1) được trình bày ở bảng 3.4. Tỉ lệ cường độ chịu nén
của mẫu tro bay hàm lượng lớn trong đó có các tỉ lệ vôi khác nhau (M3, M4, M5, M6) so với mẫu đối chứng có 40% tro bay nhưng không có vôi (M2) được trình bày ở Bảng 3.5.
Từ bảng 3.3 và Hình 3.9 ta thấy rằng khi tro bay thay thế 40% xi măng thì cường độ chịu nén của các mẫu thí nghiệm sẽ nhỏ hơn mẫu đối chứng M1 ở các thời điểm 28, 56, 90 ngày. Điều này được thể hiện rõ ở Bảng 3.4 trong đó cường độ chịu nén của mẫu 40%
tro bay (M2) chỉ bằng 71%, 77% và 76% so với mẫu đối chứng không có tro bay tại thời điểm 28, 56 và 90 ngày tương ứng.
Bảng 3.3. Cường độ chịu nén của các mẫu thí nghiệm
Mẫu
Kích thước DxH (mmxmm)
Cường độ chịu nén (MPa) tại thời điểm (ngày)
28 56 90
M1(100,0,0) 150x300 28.35 31.79 33.87
M2(60,40,0) 150x300 20.16 24.32 25.63
M3(55,40,5) 150x300 12.81 18.88 19.59
M4(50,40,10) 150x300 17.19 19.92 20.46
M5(40,40,20) 150x300 14.50 16.48 18.78
M6(35,40,25) 150x300 13.63 16.40 16.92
Hình 3.9. Biểu đồ cường độ chịu nén của các mẫu thí nghiệm
Từ bảng 3.3 và Hình 3.9 có thể thấy rằng cường độ chịu nén của các mẫu thí nghiệm tăng ít từ thời điểm 28 ngày tuổi đến 90 ngày tuổi. Trong khi cường độ chịu nén của mẫu đối chứng thứ nhất không có tro bay (M1) tăng từ 28.35Mpa ở 28 ngày tuổi đến 33.87MPa tại 90 ngày tuổi, cường độ chịu nén của mẫu có 40% tro bay trong khi không co vôi tăng từ 20.16MPa tại 28 ngày tuổi đến 25.63 tại 90 ngày tuổi. Giá trị cường độ chịu nén của mẫu M3 (40% tro bay và 5% vôi) tại thời điểm 28 ngày chỉ là 12.81MPa dường như không đúng với xu hướng chung nên loại bỏ ra khỏi quá trình phân tích, giá trị này có thể là do sai xót trong quá trình thực hiện thí nghiệm. Tại tất cả các thời điểm, cường độ chịu nén của mẫu có tro bay thay thế xi măng giảm so với mẫu đối chứng thứ nhất không có tro bay (M1), trong khi đó tương tự tại tất cả thời điểm cường độ chịu nén của các mẫu có vôi thay thế nhỏ hơn cường độ chịu nén của mẫu đối chứng thứ 2 có 40% tro bay và 0% vôi (M2).
Bảng 3.4. Tỉ lệ (%) cường độ chịu nén của mẫu tro bay kh ng có v i (M2) so với mẫu đối chứng thứ nh t kh ng có tro bay (M1)
Mẫu
Tỉ lệ (%) cường độ chịu nén tại thời điểm (ngày)
28 56 90
M1 (100,0,0) 100 100 100
M2 (60,40,0) 71 77 76
Bảng 3.5. Tỉ lệ (%) cường độ chịu nén của mẫu có v i so với mẫu đối chứng thứ hai có tro bay, không vôi (M2)
Mẫu
Tỉ lệ ( ) cường độ chịu nén tại thời điểm (ngày)
28 56 90
M2 (60,40,0) 100 100 100
M3 (55,40,5) 64 78 76
M4 (50,40,10) 85 82 80
M5 (40,40,20) 72 68 73
M6 (35,40,25) 68 67 66
Khi mẫu M2 có 40% hàm lượng tro bay thay thế xi măng đóng vai trò là mẫu đối chứng của các mẫu có 40% tro bay và có vôi, ta nhận thấy rằng khi vôi được sử dụng thay thế xi măng thì cường độ của bê tông lại tiếp tục giảm so với mẫu đối chứng thứ 2 (M2).
Bảng 3.5 cho ta thấy rằng khi vôi được sử dụng thay thế xi măng thì sự suy giảm cường độ nhỏ nhất ở mẫu có hàm lượng 10% vôi (M4) vì cường độ chịu nén của mẫu có 10%
vôi thay thế xi măng bằng 85%, 82% và 80% cường độ mẫu đối chứng thứ 2 (M2) tại thời điểm 28, 56, 90 ngày tương ứng. Trong khi đó cường độ chịu nén của mẫu có 5% vôi thay thế xi măng chỉ đạt bằng 64%, 78% và 76% so với mẫu đối chứng thứ 2 (M2) tại thời điểm 28, 56 và 90 ngày tương ứng; cường độ chịu nén của các mẫu có 20% vôi thay thế xi măng đạt 68%, 67% và 66% so với cường độ chịu nén của mẫu đối chứng thứ 2 (M2) tại thời điểm 28, 56 và 90 ngày tương ứng.
3.8.3. Ảnh hường của vôi đến mô đun đàn hồi của bê tông có hàm lượng lớn tro bay Mô đun đàn hồi của các mẫu thí nghiệm được trình bày ở Bảng 3.6 và được vẽ ở hình 3.10. Tỉ lệ mô đun của mẫu thay thế 40% tro bay không có vôi (M2) so với mẫu đối chứng không có tro bay (M1) được trình bày ở bảng 3.7. Tỉ lệ mô đun đàn hồi của mẫu tro bay hàm lượng lớn trong đó có các tỉ lệ vôi khác nhau so với mẫu đối chứng có 40% tro bay nhưng không có vôi (M2) được trình bày ở Bảng 3.8.
Bảng 3.6. M đun đàn hồi của các mẫu thí nghiệm
Mẫu
Mô đun đàn hồi (Mpa) tại thời điểm (ngày)
28 56 90
M1 (100,0,0) 22168 25003 26319
M2 (60,40,0) 15922 18931 20240
M3 (55,40,5) 14525 17399 19163
M4 (50,40,10) 13783 15960 16676
M5 (40,40,20) 9691 12463 14400
M6 (35,40,25) 11683 11827 12670
Hình 3.10. Biểu đồ mô đun đàn hồi của các mẫu thí nghiệm
Bảng 3.6 và Hình 3.10 ta có thể thấy rằng mô đun đàn hồi của bê tông của tất cả các tổ hợp mẫu tăng nhiều từ thời điểm 28 ngày đến 56 ngày nhưng sau đó tăng ít đến thời điểm 90 ngày. Giá trị mô đun đàn hồi của mẫu M5 (40% tro bay và 20% vôi) tại thời điểm 28 ngày là 9691Mpa dường như không phù hợp với xu hướng chung nên có thể có sự sai xót và nhầm lẫn trong quá trình thí nghiệm nên có thể bỏ qua không xem xét trong quá trình phân tích kết quả. Trong khi mô đun đàn hồi của mẫu đối chứng thứ 1 khi không có tro bay (M1) tăng từ 22168Mpa lúc 28 ngày đến 25003Mpa lúc 56 ngày đến 26319Mpa lúc 90 ngày, mô đun đàn hồi của mẫu M2 khi có 40% tro bay thay thế xi măng nhưng không có vôi tăng từ 15922Mpa tại 28 ngày đến 18931Mpa tại 56 ngày đến 20240Mpa tại 90 ngày. Tương tự mô đun đàn hồi của mẫu M3 (40% tro bay, 5% vôi) là 14525Mpa, 17399Mpa và 19163Mpa tại 28, 56 và 90 ngày tương ứng. Mô đun đàn hồi của mẫu M4, M5, M6 cũng tăng từ thời điểm 28 ngày đến 90 ngày như trình bày ở Bảng 3.6 và Hình 3.10.
Bảng 3.7. Tỉ lệ (%) m đun đàn hồi của mẫu tro bay kh ng có v i (M2) so với mẫu đối chứng thứ nh t kh ng có tro bay (M1)
Mẫu Tỉ lệ (%) mô đun đàn hồi tại thời điểm (ngày)
28 56 90
M1 (100,0,0) 100 100 100
M2 (60,40,0) 72 76 77