Phương pháp nghiên cứu trong phòng thí nghiệm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thành phần loài và đặc điểm phân bố cá ở sông vàm cỏ tây thuộc tỉnh long an (Trang 28 - 31)

Chương 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2. Phương pháp nghiên cứu cá

2.2.2. Phương pháp nghiên cứu trong phòng thí nghiệm

Căn cứ theo tài liệu của Mai Đình Yên và cộng sự (1992) [2], Trương Thủ Khoa, Trần Thị Thu Hương (1993) [17], Nguyễn Văn Hảo và cộng sự (2001, 2005a, 2005b) [24]-[26], Kottelat M. (2001) [27], Rainboth W.J. (1996) [28], Vidthayanon, Chavalit (2008) [18],Tống Xuân Tám (2002) [29], Trần Đắc Định và cs (2013) [30]…

- Phân tích hình thái cá theo Pravdin, I.F. (1961) và Rainboth, W.J. (1996) để làm cơ sở định loại.

Quá trình định loại bao gồm:

- Tra theo khóa để xác định mẫu cá thuộc các bậc phân loại bộ, họ, phân họ, giống, loài cụ thể.

- Kiểm tra tên đã định loại đúng chưa.

- Phân tích sự giống nhau hoặc khác nhau ít nhiều của mẫu ở vùng nghiên cứu với các nơi khác hoặc mẫu chuẩn.

- Phương pháp phân tích số liệu hình thái cá xương

Hình 2.3. Sơ đồ chỉ dẫn các số đo ở cá xương (theo Rainboth W. J., 1996)

- Các chỉ số đo hình thái (tính bằng mm):

+ Chiều dài của cá (trừ vây đuôi) (Lo);

+ Đường kính mắt (O);

+ Khoảng cách hai ổ mắt (OO);

+ Chiều dài đầu cá (T);

+ Chiều cao lớn nhất của thân cá (H).

- Các chỉ số đếm:

+ Số lượng tia vây lưng (D);

 Vây lưng trước (D1);

 Vây lưng sau (D2);

+ Số lượng tia vây hậu môn (A);

+ Số lượng tia vây ngực (P);

+ Số lượng tia vây bụng (V);

+ Số vảy bên (Sq): Số vảy trên đường bên và số vảy dưới đường bên đặt phía trên và dưới dấu gạch ngang.

Những tia vây không phân nhánh, không phân đốt, gai cứng thể hiện bằng số La Mã. Các tia vây phân nhánh và các tia đơn không hoá xương (tia mềm) thể hiện bằng số Ả Rập, cách nhau bởi dấu (.), dao động giữa từng loại tia vây thể hiện bằng gạch nối (-). Tia vây cứng, tia vây mềm riêng. Tia vây thứ nhất chính là tia vây chìa ra ngoài lớp da.

- Phương pháp xây dựng bộ sưu tập cá

Định loại xong cần bảo quản các mẫu cá trong các lọ chứa dung dịch formalin 8 - 10% ngập cá.

Bên ngoài lọ dán nhãn cá để trưng bày gồm các thông tin như: địa điểm lưu mẫu, tên phổ thông và tên khoa học (tên Latin) của loài, tên giống, họ (phân họ), bộ (phân bộ), địa điểm thu mẫu, thời gian thu mẫu, người thu mẫu và phân tích.

- Phương pháp đánh giá độ thường gặp

Đánh giá độ thường gặp theo quy ước của Nguyễn Hữu Dực và Tống Xuân Tám (2008) ở bảng 2.2: bằng cách tính tổng cá thể mỗi loài thu được chia cho tổng

số ngư cụ đánh bắt và chia cho tổng số lần đánh bắt trong một ngày; tùy theo kích thước cá lớn hay bé mà xếp chúng vào 3 nhóm khác nhau để quy ra mức độ thường gặp.

Bảng 2.2. Thang đánh giá độ thường gặp ở cá

* Đơn vị tính: cá thể / ngư cụ / lần đánh bắt Mức độ Kí hiệu Nhóm 1

(L0 10 cm)

Nhóm 2 10 < L0 20 cm)

Nhóm 3 (L0 > 20 cm)

Không gặp - - - -

Rất ít + 3 - 5 1 - 2 0 - 1

Ít ++ 6 - 9 3 - 5 2 - 3

Nhiều +++ 10 - 30 6 - 10 4 - 5

Rất nhiều ++++ > 30 > 10 > 5

Chú thích: L0: Chiều dài chuẩn của cá (trừ vây đuôi)

- Phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu + Thu thập các bảng số liệu và nhật kí thực địa.

+ Phân loại số liệu theo khu vực nghiên cứu và thời gian nghiên cứu.

+ Sau đó dựa vào phần mềm Microsoft Excel 2016 để xử lí, phân tích các số liệu thu được.

+ Sử dụng phần mềm Photoshop để xử lí ảnh cá.

- Phương pháp đánh giá độ gần gũi

+ Để so sánh mức độ gần gũi về thành phần loài cá giữa 2 khu hệ nghiên cứu, đề tài sử dụng công thức của Stugren-Radulescu (1961) [23]:

2Rs + Rss (X + Y) - Z (X’ + Y’) – Z’

Trong đó:

R: là hệ số tương quan giữa 2 khu hệ phân bố.

RS: là hệ số tương quan giữa 2 khu hệ phân bố ở mức độ loài.

RSS: là hệ số tương quan giữa 2 khu hệ phân bố ở mức độ phân loài.

X (X’): là số loài (phân loài) có ở khu hệ A mà không có ở khu hệ B.

Y (Y’): là số loài (phân loài) có ở khu hệ B mà không có ở khu hệ A.

Z (Z’): là số loài (phân loài) có cả ở 2 khu hệ A và B.

X’+Y’ + Z’

; RSS = X + Y + Z

; RS = 2+1

R =

R biến thiên từ -1 đến +1 và được phân chia theo mức độ sau:

+ R = từ -1 đến - 0,70: quan hệ rất gần gũi.

+ R = từ -0,69 đến - 0,35: quan hệ gần gũi.

+ R = từ -0,34 đến 0: quan hệ rất gần ít.

+ R = từ 0 đến +0,34: khác nhau ít.

+ R = từ +0,35 đến + 0,69: khác nhau.

+ R = từ +0,7 đến +1: rất khác nhau.

Đề tài đánh giá mức độ gần gũi về thành phần loài cá giữa khu hệ cá nghiên cứu với khu hệ cá lân cận là khu hệ cá sông Tiền - tỉnh Tiền Giang.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thành phần loài và đặc điểm phân bố cá ở sông vàm cỏ tây thuộc tỉnh long an (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)